Ngân hàng nên thành lập trung tâm đào tạo
Hiện nay cuộc cạnh tranh ác liệt nhất giữa các ngân hàng là cạnh tranh nguồn nhân lực
Hiện nay cuộc cạnh tranh ác liệt nhất giữa các ngân hàng là cạnh tranh nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực cấp cao và cấp trung thường nhảy từ ngân hàng này sang ngân hàng khác. Cái khó của các ngân hàng là làm sao giữ được cũng như thu hút được người tài.
Hiện trong nước có khá nhiều trường đại học có chuyên ngành đào tạo nguồn nhân lực cho ngành ngân hàng, nhưng ngành tài chính - ngân hàng vẫn kêu thiếu nguồn nhân lực trầm trọng! Vậy đâu là nguyên nhân?
Nguồn nhân lực vừa thiếu vừa yếu
Thời gian qua nhiều ngân hàng có tốc độ phát triển nguồn nhân lực khá cao, từ 30-70%, thậm chí có nơi đến 150%. Tại Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank) trong vòng 1 năm đã tăng nhân sự gần 900 người, G-Bank mới thành lập năm 2006, nhưng dự kiến sẽ tăng nhân sự từ hơn 300 lên 1.000 nhân sự trong năm 2007, Habubank dự kiến tăng thêm khoảng 300-400 nhân viên...
Theo thống kê chưa đầy đủ, tốc độ nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành ngân hàng mỗi năm cần khoảng 15.000 nhân viên tốt nghiệp đại học. Nhưng các trường hoặc các khoa đào tạo nguồn nhân lực cho ngành tài chính ngân hàng, mỗi năm đào tạo tối đa khoảng 11.000 người.
Do đó, nếu tất cả sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính - ngân hàng ra trường đều có việc làm cũng không đáp ứng đủ nhu cầu của các ngân hàng trong nước. Mặc dù có khá nhiều trường có chuyên ngành đào tạo ngành tài chính - ngân hàng nhưng khả năng đáp ứng của các trường vẫn còn có giới hạn. Hiện các ngân hàng đã đặt hàng với khoa ngân hàng của trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, mỗi năm cung cấp cho khoảng 2.000 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tài chính - ngân hàng.
Đặc biệt là thiếu những cán bộ chủ chốt, có kinh nghiệm. Lĩnh vực vốn thì bình quân nguồn vốn của các ngân hàng trước khi hội nhập chỉ có 200-300 tỷ đồng, sau một năm bình quân vốn của các ngân hàng đã nâng lên khoảng 1.000 tỷ đồng, nhưng với số vốn này so với các ngân hàng nước ngoài chẳng là bao. Trong khi đó, khả năng quản lý có giới hạn, nhân viên ngành ngân hàng làm việc chưa có tính chuyên nghiệp, chưa theo kịp được với tốc độ phát triển của các ngân hàng...
Ngành ngân hàng “đặt hàng” với trường đại học
Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống ngân hàng (chỉ tiêu phát triển là 30-40%/năm) đang tạo ra áp lực rất lớn về nguồn nhân lực và năng lực điều hành hoạt động ngân hàng. Theo chỉ tiêu phân bổ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, riêng ngành ngân hàng của trường Đại học Kinh tế Tp.HCM chỉ có khả năng cung cấp từ 600 – 700 cử nhân/năm, nên không thể đáp ứng hết nhu cầu.
PGS.TS Trần Hoàng Ngân - Trưởng khoa Ngân hàng, Đại học Kinh tế Tp. HCM cho biết: để có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng, các trường đại học rất cần sự hỗ trợ từ phía các nhà doanh nghiệp đối với nhà trường. Vừa qua Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cũng đã có văn bản hướng dẫn đề nghị các trường thực hiện chủ trương đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội. Do đó, các trường đại học hiện nay cũng đã cải tiến chương trình đào tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, thay đổi phương pháp giảng dạy sao cho có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Bên cạnh đó, trường đại học cũng mời các doanh nghiệp đến trường để báo cáo ngoại khóa, giúp sinh viên có thể hiểu được những thực tế đang phát sinh tại các ngân hàng. Tôi nghĩ rằng, các ngân hàng thương mại không thể ngồi đó mà chờ các trường cung cấp nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cũng phải tự lực. Trong quá trình phát triển của ngành ngân hàng đòi hỏi phải liên tục có sự cải tiến, các sản phẩm phải đa dạng và phong phú, nhân viên của ngành cũng phải liên tục được đào tạo mới. Do đó, các ngân hàng nên thành lập trung tâm đào tạo.
Vẫn theo ông Trương Hoàng Ngân, ngân hàng ở các nước tiên tiến luôn có những trung tâm đào tạo rất lớn, họ thường xuyên mời các chuyên gia bên ngoài hoặc các giáo sư từ các trường đại học đến giảng dạy, nhưng cũng có trường hợp chính các lãnh đạo của ngân hàng trở thành báo cáo viên, chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra những sản phẩm mới với nhân viên trong ngân hàng. Một trong những điều mà nhân viên ngành ngân hàng cần lưu ý, ngoài việc nhã nhặn trong tiếp xúc với khách hàng còn phải rất chuyên nghiệp để đáp ứng những yêu cầu cũng như trả lời thắc mắc của khách hàng.
Hiện trong nước có khá nhiều trường đại học có chuyên ngành đào tạo nguồn nhân lực cho ngành ngân hàng, nhưng ngành tài chính - ngân hàng vẫn kêu thiếu nguồn nhân lực trầm trọng! Vậy đâu là nguyên nhân?
Nguồn nhân lực vừa thiếu vừa yếu
Thời gian qua nhiều ngân hàng có tốc độ phát triển nguồn nhân lực khá cao, từ 30-70%, thậm chí có nơi đến 150%. Tại Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank) trong vòng 1 năm đã tăng nhân sự gần 900 người, G-Bank mới thành lập năm 2006, nhưng dự kiến sẽ tăng nhân sự từ hơn 300 lên 1.000 nhân sự trong năm 2007, Habubank dự kiến tăng thêm khoảng 300-400 nhân viên...
Theo thống kê chưa đầy đủ, tốc độ nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành ngân hàng mỗi năm cần khoảng 15.000 nhân viên tốt nghiệp đại học. Nhưng các trường hoặc các khoa đào tạo nguồn nhân lực cho ngành tài chính ngân hàng, mỗi năm đào tạo tối đa khoảng 11.000 người.
Do đó, nếu tất cả sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính - ngân hàng ra trường đều có việc làm cũng không đáp ứng đủ nhu cầu của các ngân hàng trong nước. Mặc dù có khá nhiều trường có chuyên ngành đào tạo ngành tài chính - ngân hàng nhưng khả năng đáp ứng của các trường vẫn còn có giới hạn. Hiện các ngân hàng đã đặt hàng với khoa ngân hàng của trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, mỗi năm cung cấp cho khoảng 2.000 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tài chính - ngân hàng.
Đặc biệt là thiếu những cán bộ chủ chốt, có kinh nghiệm. Lĩnh vực vốn thì bình quân nguồn vốn của các ngân hàng trước khi hội nhập chỉ có 200-300 tỷ đồng, sau một năm bình quân vốn của các ngân hàng đã nâng lên khoảng 1.000 tỷ đồng, nhưng với số vốn này so với các ngân hàng nước ngoài chẳng là bao. Trong khi đó, khả năng quản lý có giới hạn, nhân viên ngành ngân hàng làm việc chưa có tính chuyên nghiệp, chưa theo kịp được với tốc độ phát triển của các ngân hàng...
Ngành ngân hàng “đặt hàng” với trường đại học
Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống ngân hàng (chỉ tiêu phát triển là 30-40%/năm) đang tạo ra áp lực rất lớn về nguồn nhân lực và năng lực điều hành hoạt động ngân hàng. Theo chỉ tiêu phân bổ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, riêng ngành ngân hàng của trường Đại học Kinh tế Tp.HCM chỉ có khả năng cung cấp từ 600 – 700 cử nhân/năm, nên không thể đáp ứng hết nhu cầu.
PGS.TS Trần Hoàng Ngân - Trưởng khoa Ngân hàng, Đại học Kinh tế Tp. HCM cho biết: để có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng, các trường đại học rất cần sự hỗ trợ từ phía các nhà doanh nghiệp đối với nhà trường. Vừa qua Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cũng đã có văn bản hướng dẫn đề nghị các trường thực hiện chủ trương đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội. Do đó, các trường đại học hiện nay cũng đã cải tiến chương trình đào tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, thay đổi phương pháp giảng dạy sao cho có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Bên cạnh đó, trường đại học cũng mời các doanh nghiệp đến trường để báo cáo ngoại khóa, giúp sinh viên có thể hiểu được những thực tế đang phát sinh tại các ngân hàng. Tôi nghĩ rằng, các ngân hàng thương mại không thể ngồi đó mà chờ các trường cung cấp nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cũng phải tự lực. Trong quá trình phát triển của ngành ngân hàng đòi hỏi phải liên tục có sự cải tiến, các sản phẩm phải đa dạng và phong phú, nhân viên của ngành cũng phải liên tục được đào tạo mới. Do đó, các ngân hàng nên thành lập trung tâm đào tạo.
Vẫn theo ông Trương Hoàng Ngân, ngân hàng ở các nước tiên tiến luôn có những trung tâm đào tạo rất lớn, họ thường xuyên mời các chuyên gia bên ngoài hoặc các giáo sư từ các trường đại học đến giảng dạy, nhưng cũng có trường hợp chính các lãnh đạo của ngân hàng trở thành báo cáo viên, chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra những sản phẩm mới với nhân viên trong ngân hàng. Một trong những điều mà nhân viên ngành ngân hàng cần lưu ý, ngoài việc nhã nhặn trong tiếp xúc với khách hàng còn phải rất chuyên nghiệp để đáp ứng những yêu cầu cũng như trả lời thắc mắc của khách hàng.