Ngân hàng Nhà nước: “Khẩn trương ổn định thị trường vàng”
Ngân hàng Nhà nước đưa ra 5 nhóm nội dung thực hiện để ổn định thị trường vàng
“Khẩn trương hoàn thiện cơ chế quản lý, ổn định thị trường vàng, đảm bảo giá vàng trong nước sát với giá vàng quốc tế” là chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với các vụ, đơn vị chức năng trực thuộc trong Chỉ thị số 01/CT-NHNN ban hành ngày 31/1/2013.
Để triển khai chỉ đạo trên, Ngân hàng Nhà nước xác định 5 nhóm nội dung cụ thể.
Một là, đẩy nhanh tiến độ gia công vàng miếng SJC từ vàng miếng thương hiệu khác để hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng có nguồn vàng chi trả cho các khoản huy động, giữ hộ đến hạn.
Trong kế hoạch này, ngoài năng lực kiểm định và gia công trong nước, lãnh đạo Vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) cho biết có thể áp dụng một giải pháp hỗ trợ để đẩy nhanh tiến độ.
Dự kiến, cơ quan này sẽ thực hiện việc tạm xuất tái nhập vàng miếng thương hiệu khác SJC, qua đầu mối là tổ chức sản xuất và kinh doanh vàng quốc tế uy tín, chuyển đổi thành vàng tiêu chuẩn quốc tế, với mức phí hợp lý, để rút ngắn khâu kiểm định, nhanh chóng tạo cung vàng miếng SJC trong nước.
Thời gian qua, việc chuyển đổi này gặp hạn chế nhất định do mất nhiều thời gian kiểm định, bởi không hẳn tất cả số vàng thương hiệu khác đều đạt yêu cầu. Trong khi các hợp đồng gửi, giữ hộ vàng của khách hàng tại các tổ chức tín dụng buộc phải chi trả khi đáo hạn, tạo thêm áp lực cầu vàng miếng SJC trên thị trường.
Ngoài giải pháp dự kiến trên, các tổ chức tín dụng có thể đàm phán với khách hàng mua lại chính lượng vàng đến hạn để giảm bớt chi trả vàng vật chất.
Liên quan đến huy động và cho vay vàng trước đây, nội dung thứ hai được nêu trong Chỉ thị 01 là đơn vị chức năng của Ngân hàng Nhà nước phải theo dõi, giám sát chặt chẽ quá trình tất toán số dư huy động và cho vay vốn bằng vàng của các tổ chức tín dụng; áp dụng các biện pháp hỗ trợ cần thiết để quá trình tất toán thực hiện đúng tiến độ và quy định.
Ba là, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức sản xuất vàng miếng, xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng; tiếp tục cấp phép kinh doanh mua bán vàng miếng cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, hồ sơ và thủ tục.
Bốn là, các đầu mối chuyên trách triển khai thực hiện cơ chế mua bán vàng của Ngân hàng Nhà nước nhằm mục tiêu kiến tạo và đảm bảo sự lưu thông của thị trường; theo dõi sát diễn biến thị trường vàng để kịp thời xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng.
Năm là, tiến hành kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động kinh doanh vàng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được cấp phép.
Để triển khai chỉ đạo trên, Ngân hàng Nhà nước xác định 5 nhóm nội dung cụ thể.
Một là, đẩy nhanh tiến độ gia công vàng miếng SJC từ vàng miếng thương hiệu khác để hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng có nguồn vàng chi trả cho các khoản huy động, giữ hộ đến hạn.
Trong kế hoạch này, ngoài năng lực kiểm định và gia công trong nước, lãnh đạo Vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) cho biết có thể áp dụng một giải pháp hỗ trợ để đẩy nhanh tiến độ.
Dự kiến, cơ quan này sẽ thực hiện việc tạm xuất tái nhập vàng miếng thương hiệu khác SJC, qua đầu mối là tổ chức sản xuất và kinh doanh vàng quốc tế uy tín, chuyển đổi thành vàng tiêu chuẩn quốc tế, với mức phí hợp lý, để rút ngắn khâu kiểm định, nhanh chóng tạo cung vàng miếng SJC trong nước.
Thời gian qua, việc chuyển đổi này gặp hạn chế nhất định do mất nhiều thời gian kiểm định, bởi không hẳn tất cả số vàng thương hiệu khác đều đạt yêu cầu. Trong khi các hợp đồng gửi, giữ hộ vàng của khách hàng tại các tổ chức tín dụng buộc phải chi trả khi đáo hạn, tạo thêm áp lực cầu vàng miếng SJC trên thị trường.
Ngoài giải pháp dự kiến trên, các tổ chức tín dụng có thể đàm phán với khách hàng mua lại chính lượng vàng đến hạn để giảm bớt chi trả vàng vật chất.
Liên quan đến huy động và cho vay vàng trước đây, nội dung thứ hai được nêu trong Chỉ thị 01 là đơn vị chức năng của Ngân hàng Nhà nước phải theo dõi, giám sát chặt chẽ quá trình tất toán số dư huy động và cho vay vốn bằng vàng của các tổ chức tín dụng; áp dụng các biện pháp hỗ trợ cần thiết để quá trình tất toán thực hiện đúng tiến độ và quy định.
Ba là, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức sản xuất vàng miếng, xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng; tiếp tục cấp phép kinh doanh mua bán vàng miếng cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, hồ sơ và thủ tục.
Bốn là, các đầu mối chuyên trách triển khai thực hiện cơ chế mua bán vàng của Ngân hàng Nhà nước nhằm mục tiêu kiến tạo và đảm bảo sự lưu thông của thị trường; theo dõi sát diễn biến thị trường vàng để kịp thời xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng.
Năm là, tiến hành kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động kinh doanh vàng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được cấp phép.