Ngân hàng Nhà nước kiên quyết quản lý sàn vàng
Ngân hàng Nhà nước vẫn kiên quyết quản lý sàn giao dịch vàng, với lý do đây là một hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm
Ngân hàng Nhà nước vẫn kiên quyết quản lý sàn giao dịch vàng, với lý do đây là một hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm.
Sau một quá trình nghiên cứu từ năm 2008, đầu tháng 5/2009, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã trình Thủ tướng Chính phủ cơ chế quản lý sàn giao dịch vàng. Đến thời điểm này, sau 10 lần chỉnh sửa, dự thảo thông tư hướng dẫn vẫn chưa thể ra đời; hoạt động của các sàn vẫn nằm trong tình thế “hở luật”.
Báo cáo trước Quốc hội trong phiên chất vấn sáng 17/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết sẽ cố gắng báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tuần này, để Thủ tướng cho ý kiến chỉ đạo vì đây là lĩnh vực rất mới mẻ.
Thống đốc nói rằng việc quản lý hoạt động của các sàn giao dịch vàng hiện nay còn nhiều vướng mắc do đây là kẽ hở của pháp luật. Khi có loại hình này, Ngân hàng Nhà nước đã nhìn lại toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật mà không có cơ quan nào quản lý cả.
“Bộ Thương mại cũ quản lý các sở giao dịch hàng hóa, trong hàng hóa thì có vàng. Từ khi chúng ta có Nghị định 174 (năm 1999) thì vàng trở thành hàng hoá bình thường, không phải là hàng hóa đặc biệt nữa. Nhưng bây giờ các ngân hàng hoạt động lĩnh vực này lại không có văn bản nào điều chỉnh cả, còn Thống đốc chưa cấp giấy phép nào cho hoạt động sàn vàng, vì chưa có văn bản nào quy định”, Thống đốc phân trần.
Trước tình trạng trên, Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo Thủ tướng và Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ nghiên cứu xây dựng hành lang pháp lý. Trong tổ này, theo Thống đốc, cũng còn những ý kiến tranh luận khác nhaau; số đông có quan điểm để kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp và Luật Thương mại, còn nếu Ngân hàng Nhà nước vào quản lý nữa thì lại thêm khó.
Tuy nhiên, quan điểm mà Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh là “chúng tôi vẫn kiên quyết là quản lý, vì ở đây là một hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm”.
Cuối tháng 9 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục lấy ý kiến của các bên liên quan để hoàn thiện dự thảo thông tư hướng dẫn. Thời điểm dự kiến hoàn thiện và ban hành thông tư này vẫn chưa được xác định cụ thể. Trong khi đó, từ tháng 4/2009 đến nay, Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán lần lượt có công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán ngừng các kế hoạch thành lập hoặc tham gia thành lập sàn giao dịch vàng. Hoạt động này cũng chưa biết bao giờ được nối lại.
Sau một quá trình nghiên cứu từ năm 2008, đầu tháng 5/2009, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã trình Thủ tướng Chính phủ cơ chế quản lý sàn giao dịch vàng. Đến thời điểm này, sau 10 lần chỉnh sửa, dự thảo thông tư hướng dẫn vẫn chưa thể ra đời; hoạt động của các sàn vẫn nằm trong tình thế “hở luật”.
Báo cáo trước Quốc hội trong phiên chất vấn sáng 17/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết sẽ cố gắng báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tuần này, để Thủ tướng cho ý kiến chỉ đạo vì đây là lĩnh vực rất mới mẻ.
Thống đốc nói rằng việc quản lý hoạt động của các sàn giao dịch vàng hiện nay còn nhiều vướng mắc do đây là kẽ hở của pháp luật. Khi có loại hình này, Ngân hàng Nhà nước đã nhìn lại toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật mà không có cơ quan nào quản lý cả.
“Bộ Thương mại cũ quản lý các sở giao dịch hàng hóa, trong hàng hóa thì có vàng. Từ khi chúng ta có Nghị định 174 (năm 1999) thì vàng trở thành hàng hoá bình thường, không phải là hàng hóa đặc biệt nữa. Nhưng bây giờ các ngân hàng hoạt động lĩnh vực này lại không có văn bản nào điều chỉnh cả, còn Thống đốc chưa cấp giấy phép nào cho hoạt động sàn vàng, vì chưa có văn bản nào quy định”, Thống đốc phân trần.
Trước tình trạng trên, Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo Thủ tướng và Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ nghiên cứu xây dựng hành lang pháp lý. Trong tổ này, theo Thống đốc, cũng còn những ý kiến tranh luận khác nhaau; số đông có quan điểm để kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp và Luật Thương mại, còn nếu Ngân hàng Nhà nước vào quản lý nữa thì lại thêm khó.
Tuy nhiên, quan điểm mà Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh là “chúng tôi vẫn kiên quyết là quản lý, vì ở đây là một hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm”.
Cuối tháng 9 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục lấy ý kiến của các bên liên quan để hoàn thiện dự thảo thông tư hướng dẫn. Thời điểm dự kiến hoàn thiện và ban hành thông tư này vẫn chưa được xác định cụ thể. Trong khi đó, từ tháng 4/2009 đến nay, Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán lần lượt có công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán ngừng các kế hoạch thành lập hoặc tham gia thành lập sàn giao dịch vàng. Hoạt động này cũng chưa biết bao giờ được nối lại.