Ngân hàng Nhà nước mua vào lượng lớn ngoại tệ
Hoạt động mua vào ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước tiếp tục được ghi nhận
Ngày 22/10, giá USD trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục giảm. Theo ghi nhận của tổ chức đầu tư, các ngân hàng chủ yếu bán ra. Diễn biến này khớp với sự nối tiếp mua vào của Ngân hàng Nhà nước.
Cụ thể, trong ngày 22/10, tỷ giá USD/VND tiếp tục giảm nhẹ khoảng 10 điểm so với phiên trước, giao dịch trong khoảng 21.090 - 21.095 VND. Khoảng giao dịch này tiếp tục thấp hơn mức giá chào mua của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (21.100 VND).
Lãnh đạo quản lý hoạt động ngoại hối một ngân hàng quốc doanh lớn cho VnEconomy biết, quan sát thị trường liên ngân hàng, dù không liên tục nhưng từ 10/10 đến nay Ngân hàng Nhà nước vẫn mua vào khá đều đặn; lượng ngoại tệ mua được khá lớn và bản thân ngân hàng ông cũng bán ròng cho người mua bán sau cùng này một lượng đáng kể.
Trả lời VnEconomy, một lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận diễn biến trên đang thể hiện, nhưng từ chối tiết lộ quy mô mua vào cụ thể hay các thông tin liên quan.
Tuy nhiên, ông cho biết, dù hoạt động bán ra thể hiện nhưng trạng thái ngoại tệ của hệ thống vẫn đảm bảo dương. Quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là chỉ chọn mua ở những thành viên mà việc chuyển đổi không dẫn đến trạng thái âm - có thể gây áp lực cầu trong tương lai.
Như vậy, sau khi gián đoạn từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10 này, hoạt động mua vào gia tăng dự trữ ngoại hối đã được nối lại rõ ràng hơn. Dự trữ ngoại hối có nguồn mới để bù đắp cho hoạt động nhập khẩu vàng dùng cho đấu thầu, cũng như đã từng chi cho việc bình ổn tỷ giá diễn ra cuối tháng 6 và đầu tháng 7/2013.
Theo báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13 ngày 21/10, quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã gia tăng mạnh, từ 6 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2010 lên 6,5 tuần vào cuối năm 2011 và khoảng 12 tuần vào cuối năm 2012 đến 2013.
Với gợi mở trên, nếu tình theo bình quân tuần nhập khẩu của nền kinh tế trong 9 tháng 2013, thì quy mô dự trữ ngoại hối hiện có thể ở mức 32 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay (ngoại trừ so sánh quãng biến động cuối quý 2 đầu quý 3/2013).
Cụ thể, trong ngày 22/10, tỷ giá USD/VND tiếp tục giảm nhẹ khoảng 10 điểm so với phiên trước, giao dịch trong khoảng 21.090 - 21.095 VND. Khoảng giao dịch này tiếp tục thấp hơn mức giá chào mua của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (21.100 VND).
Lãnh đạo quản lý hoạt động ngoại hối một ngân hàng quốc doanh lớn cho VnEconomy biết, quan sát thị trường liên ngân hàng, dù không liên tục nhưng từ 10/10 đến nay Ngân hàng Nhà nước vẫn mua vào khá đều đặn; lượng ngoại tệ mua được khá lớn và bản thân ngân hàng ông cũng bán ròng cho người mua bán sau cùng này một lượng đáng kể.
Trả lời VnEconomy, một lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận diễn biến trên đang thể hiện, nhưng từ chối tiết lộ quy mô mua vào cụ thể hay các thông tin liên quan.
Tuy nhiên, ông cho biết, dù hoạt động bán ra thể hiện nhưng trạng thái ngoại tệ của hệ thống vẫn đảm bảo dương. Quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là chỉ chọn mua ở những thành viên mà việc chuyển đổi không dẫn đến trạng thái âm - có thể gây áp lực cầu trong tương lai.
Như vậy, sau khi gián đoạn từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10 này, hoạt động mua vào gia tăng dự trữ ngoại hối đã được nối lại rõ ràng hơn. Dự trữ ngoại hối có nguồn mới để bù đắp cho hoạt động nhập khẩu vàng dùng cho đấu thầu, cũng như đã từng chi cho việc bình ổn tỷ giá diễn ra cuối tháng 6 và đầu tháng 7/2013.
Theo báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13 ngày 21/10, quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã gia tăng mạnh, từ 6 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2010 lên 6,5 tuần vào cuối năm 2011 và khoảng 12 tuần vào cuối năm 2012 đến 2013.
Với gợi mở trên, nếu tình theo bình quân tuần nhập khẩu của nền kinh tế trong 9 tháng 2013, thì quy mô dự trữ ngoại hối hiện có thể ở mức 32 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay (ngoại trừ so sánh quãng biến động cuối quý 2 đầu quý 3/2013).