Ngân hàng Nhà nước phát tín hiệu mới bình ổn tỷ giá
Một tuần sau điều chỉnh, nhà điều hành chính thức phát đi thông điệp mới và cụ thể
Như tình huống VnEconomy đề cập ở bài viết trước, thị trường ngoại tệ đã có tín hiệu mới. Ngân hàng Nhà nước có thêm động thái gián tiếp khẳng định chủ trương bình ổn của mình.
Sau khi tăng đáng kể hai ngày đầu tuần này, từ chiều qua, giá USD trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại đã chững lại; mức giá bán ra có từ 21.360 - 21.380 VND.
Tuy nhiên, đến 9g sáng nay (25/6), giá USD bán ra tại một số ngân hàng thương mại đã có chuyển động đáng chú ý. Như tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), liên tiếp là hai bước giảm, từ mức 21.380 VND về còn 21.360 VND.
Có thể là trùng hợp ngẫu nhiên hoặc đó là một phản ứng bước đầu từ thành viên trên thị trường khi Ngân hàng Nhà nước chính thức phát đi tín hiệu mới.
Cụ thể, sau gần một tuần kể từ ngày điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1% (ngày 19/6), Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước đã trở lại yết giá giao dịch thay cho trạng thái “tạm thời ngoài cuộc”. Mức giá niêm yết của đầu mối này là rất đáng chú ý.
Áp dụng cho ngày hôm nay, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên giá mua vào USD ở mức 21.100 VND, nhưng đã áp giá bán ra ở mức 21.400 VND. Thị trường chính thức có một tham chiếu quan trọng.
Trong suốt một năm qua, kể từ lần điều chỉnh ngày 28/6/2013, Ngân hàng Nhà nước liên tục giữ nguyên mức giá bán ra kịch trần biên độ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Điều này có nghĩa, để cơ quan này hỗ trợ nguồn ngoại tệ, các thành viên thị trường phải chấp nhận mức giá cao nhất.
Nhưng ở tín hiệu mới nói trên, Ngân hàng Nhà nước áp giá bán ra USD khá sâu dưới mức trần hiện nay, 21.400 VND so với 21.458 VND. Giữ vai trò người mua bán sau cùng trên thị trường để can thiệp và điều tiết cung cầu, việc chủ động yết giá bán ra sâu dưới mức trần nói trên cho thấy nhà điều hành sẵn sàng tạo cung với mức giá dễ chịu hơn so với cơ chế giá đắt nhất trước đó.
Mặt khác, mức giá bán ra mà Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vừa niêm yết cũng có thể xem là một “chốt chặn mềm” (bởi có thể linh hoạt điều chỉnh qua các ngày giao dịch), có tính định hướng về khả năng biến động của tỷ giá trong ngắn hạn.
Trong suốt đợt biến động của tỷ giá USD/VND đầu tháng 5/2014 đến nay, thông tin cập nhật cho thấy Ngân hàng Nhà nước chưa trực tiếp bán ra can thiệp. Nhưng với sự kiện trên, nhà điều hành đã bật tín hiệu sẵn sàng cho khả năng này nếu thị trường cần, hay cung - cầu có biểu hiện mất cân đối. Nguồn lực dự trữ ngoại hối có quy mô hơn 35 tỷ USD là một sự hậu thuẫn.
Như vậy, sau khi điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng, cơ cấu và tiếp tục xử lý vấn đề dư vốn VND trong hệ thống…, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hé mở việc sử dụng một công cụ - biện pháp nữa cho mục tiêu – cam kết giữ ổn định tỷ giá USD/VND từ nay đến cuối năm.
Sau khi tăng đáng kể hai ngày đầu tuần này, từ chiều qua, giá USD trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại đã chững lại; mức giá bán ra có từ 21.360 - 21.380 VND.
Tuy nhiên, đến 9g sáng nay (25/6), giá USD bán ra tại một số ngân hàng thương mại đã có chuyển động đáng chú ý. Như tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), liên tiếp là hai bước giảm, từ mức 21.380 VND về còn 21.360 VND.
Có thể là trùng hợp ngẫu nhiên hoặc đó là một phản ứng bước đầu từ thành viên trên thị trường khi Ngân hàng Nhà nước chính thức phát đi tín hiệu mới.
Cụ thể, sau gần một tuần kể từ ngày điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1% (ngày 19/6), Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước đã trở lại yết giá giao dịch thay cho trạng thái “tạm thời ngoài cuộc”. Mức giá niêm yết của đầu mối này là rất đáng chú ý.
Áp dụng cho ngày hôm nay, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên giá mua vào USD ở mức 21.100 VND, nhưng đã áp giá bán ra ở mức 21.400 VND. Thị trường chính thức có một tham chiếu quan trọng.
Trong suốt một năm qua, kể từ lần điều chỉnh ngày 28/6/2013, Ngân hàng Nhà nước liên tục giữ nguyên mức giá bán ra kịch trần biên độ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Điều này có nghĩa, để cơ quan này hỗ trợ nguồn ngoại tệ, các thành viên thị trường phải chấp nhận mức giá cao nhất.
Nhưng ở tín hiệu mới nói trên, Ngân hàng Nhà nước áp giá bán ra USD khá sâu dưới mức trần hiện nay, 21.400 VND so với 21.458 VND. Giữ vai trò người mua bán sau cùng trên thị trường để can thiệp và điều tiết cung cầu, việc chủ động yết giá bán ra sâu dưới mức trần nói trên cho thấy nhà điều hành sẵn sàng tạo cung với mức giá dễ chịu hơn so với cơ chế giá đắt nhất trước đó.
Mặt khác, mức giá bán ra mà Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vừa niêm yết cũng có thể xem là một “chốt chặn mềm” (bởi có thể linh hoạt điều chỉnh qua các ngày giao dịch), có tính định hướng về khả năng biến động của tỷ giá trong ngắn hạn.
Trong suốt đợt biến động của tỷ giá USD/VND đầu tháng 5/2014 đến nay, thông tin cập nhật cho thấy Ngân hàng Nhà nước chưa trực tiếp bán ra can thiệp. Nhưng với sự kiện trên, nhà điều hành đã bật tín hiệu sẵn sàng cho khả năng này nếu thị trường cần, hay cung - cầu có biểu hiện mất cân đối. Nguồn lực dự trữ ngoại hối có quy mô hơn 35 tỷ USD là một sự hậu thuẫn.
Như vậy, sau khi điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng, cơ cấu và tiếp tục xử lý vấn đề dư vốn VND trong hệ thống…, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hé mở việc sử dụng một công cụ - biện pháp nữa cho mục tiêu – cam kết giữ ổn định tỷ giá USD/VND từ nay đến cuối năm.