Ngành muối cần phát huy “địa lợi”, tìm lại “nhân hòa”
Tình trạng mất cân đối cung cầu của ngành muối là do “thiên bất thuận” và “nhân không hoà”
Mới đây, Khu kinh tế muối Quán Thẻ tại tỉnh Ninh Thuận đã khai thác mẻ muối đầu tiên, mở đầu cho phát triển ngành công nghiệp muối và hoá chất tại khu vực Nam Trung Bộ, nơi được đánh giá có điều kiện thuận lợi nhất Việt Nam.
Tuy nhiên việc sản xuất muối tại đây lại đang có nguy cơ bị thu hẹp do phải nhường chỗ cho các ngành công nghiệp khác.
Việt Nam được đánh giá là nơi “địa lợi” cho nghề muối, bởi có khoảng 3.000 km bờ biển và khí hậu nhiệt đới. Thế nhưng vài năm trở lại đây, nhập khẩu muối ngày càng tăng. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu của ngành muối được đánh giá là do thiếu “thiên thời” và “nhân hòa”.
Phập phồng đồng muối
Vừa qua, tại Khu kinh tế muối công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ, Công ty TNHH đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long đã tổ chức thu hoạch mẻ muối đầu tiên.
Dự án Khu kinh tế muối Quán Thẻ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1999 với tổng diện tích 2.500 ha, là dự án sản xuất muối công nghiệp lớn nhất Việt Nam. Đến nay đã hoàn thành được 2.100 ha, trong đó 691 ha thuộc hợp phần phía Đông đường sắt Bắc - Nam được đưa vào sản xuất.
Công ty Hạ Long đang cố gắng hoàn thành toàn bộ dự án để đến tháng 5/2010 đưa 1.500ha đất muối vào sản xuất, đồng thời tiến hành khởi công xây dựng Nhà máy Hóa chất sau muối vào ngày 17/10 tới đây. Nếu thời tiết thuận lợi thì đến tháng 10 tới Công ty Hạ Long sẽ thu hoạch trên 10.000 tấn muối công nghiệp.
Cùng với Khu kinh tế muối Quán Thẻ, những ruộng muối khác ở Ninh Thuận đang được diêm dân tích cực mở rộng. Đông đảo người dân ở Ninh Thuận đã và đang phá bỏ đầm tôm chuyển sang làm muối với chi phí đầu tư chuyển đổi gần 150 triệu đồng/sào. Họ hy vọng làm muối sẽ đem lại lợi nhuận ổn định hơn làm tôm, và quan trọng là công việc nhàn hơn.
Theo tính toán của người dân, với giá muối ổn định ở hơn 1.000 đồng/kg của 3 năm gần đây, thì làm muối sẽ lãi hơn làm tôm. Mỗi năm, tỉnh Ninh Thuận đóng góp 1/3 trong tổng sản lượng hơn 1 triệu tấn muối của cả nước. Tuy nhiên, sản lượng muối của tỉnh cũng như của cả nước có nguy cơ bị giảm, khả năng nhập muối lại tăng lên, bởi nhiều ruộng muối tại đây sắp phải nhường chỗ cho các ngành công nghiệp khác. Thậm chí, cả những đồng muối gần 100 năm tuổi cũng sẽ bị thu hồi.
Đồng muối Cà Ná, nơi làm muối thuận lợi nhất của Ninh Thuận, cũng là đồng muối truyền thống lớn nhất cả nước từ xưa đến nay đang có nguy cơ bị xoá sổ, vì người ta sẽ giao đồng muối này cho dự án đóng tàu và nhà máy thép của Vinashin. Rất nhiều người đang lo ngại rằng nhà máy đóng tàu và nhà máy thép sẽ làm ô nhiễm môi trường nước biển nơi đây, dẫn đến phá hủy các cánh đồng muối.
Ông Lê Xuân, Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản cho biết: “Sản xuất muối Quán Thẻ cũng lấy chung nguồn nước mặn với Cà Ná. Khi mà các bộ ngành và các địa phương xây dựng dự án phát triển khu công nghiệp cảng, đóng tàu và nhà máy thép Cà Ná, thì Bộ Tài Nguyên và Môi trường, cũng như các bộ, ban ngành chắc hẳn đã tính đến phương án bảo toàn môi trường nơi đây. Nhưng chúng tôi vẫn rất lo ngại, không chỉ mất đi 500 ha diện tích làm muối của vùng này, mà còn lo ngại ô nhiễm môi trường nước phục vụ cho đồng muối Quán Thẻ”.
Ngành muối đang tiến hành kiểm kê tài sản để làm cơ sở cho việc tính tiền đền bù, những hộ dân của các ruộng muối ở Cà Ná đang làm thủ tục đền bù để chuẩn bị bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, đã gần 1 năm trôi qua kể từ khi có quyết định đầu tư, đối tác nước ngoài và tập đoàn Vinashin vẫn chưa có văn bản trả lời các yêu cầu của tỉnh, UBND tỉnh Ninh Thuận phải được trả lời là có chắc chắn đầu tư xây dựng nhà máy hay không để tỉnh còn xem xét cấp đất, hay thu hồi dự án.
Cần chiến lược bền vững
Niên vụ 2009, diện tích muối cả nước tăng thêm gần 2.000 ha, tổng diện tích làm muối hiện lên đến 14.900 ha. Kế hoạch tổng sản lượng muối năm nay đạt từ 1-1,1 triệu tấn. Nhưng do nhiều đợt mưa trái mùa ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long hồi đầu năm, và mưa nhiều tại miền Trung trong thời gian gần đây, khiến sản lượng muối bị sụt giảm mạnh, ước còn khoảng 900.000 tấn. Trong khi đó, nhu cầu muối mỗi năm đều tăng, năm nay khoảng 1,3 triệu tấn.
Ông Trần Quang Phụng, Tổng giám đốc Tập đoàn muối miền Nam nhận định, những năm trước muối sản xuất trong nước đáp ứng khoảng 80% nhu cầu, nhưng năm nay, do mưa nắng thất thường, sản lượng sụt giảm mạnh nên chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu. Hầu như năm nào nước ta cũng phải nhập muối.
Năm 2008 nhập khoảng 450.000 tấn. Năm nay, để cân đối nhu cầu trong nước, lượng muối nhập khẩu có thể ở mức cao nhất. Đến thời điểm này, tính luôn cả muối chế biến công nghiệp con số này có thể lên đến 500.000 tấn. Với thực trạng này thì mục tiêu sản xuất 2 triệu tấn muối/năm của Việt Nam trong một vài năm tới như kỳ vọng của các cơ quan quản lý chức năng và các nhà hoạch định chính sách để đáp ứng đủ cả nhu cầu trong nước và phục vụ xuất khẩu sẽ rất khó trở thành hiện thực.
Hai lý do mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương đưa ra để giải thích cho tình trạng mất cân đối cung cầu của ngành muối là do “thiên bất thuận” và “nhân không hoà”. Thể hiện rõ nhất trong Tổng công ty muối Việt Nam đã tự đẩy mình vào thế rệu rã. Tuy là một Tổng công ty , nhưng nguồn lực tài chính hiện tại của Tổng công ty lại không bằng một doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ.
Ngày 12/8/2009, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 5515/VPCP- ĐMDN. Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm có kết luận về công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn của Tổng công ty Muối, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc để thất thoát tài sản của nhà nước.
Đồng thời, Chính phủ giao cho Tổng công ty lương thực miền Bắc xây dựng phương án sáp nhập Tổng công ty muối vào Tổng công ty lương thực miền Bắc, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang xây dựng quy hoạch và những chính sách cụ thể ưu đãi khuyến khích để phát triển ngành muối.
Tuy nhiên việc sản xuất muối tại đây lại đang có nguy cơ bị thu hẹp do phải nhường chỗ cho các ngành công nghiệp khác.
Việt Nam được đánh giá là nơi “địa lợi” cho nghề muối, bởi có khoảng 3.000 km bờ biển và khí hậu nhiệt đới. Thế nhưng vài năm trở lại đây, nhập khẩu muối ngày càng tăng. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu của ngành muối được đánh giá là do thiếu “thiên thời” và “nhân hòa”.
Phập phồng đồng muối
Vừa qua, tại Khu kinh tế muối công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ, Công ty TNHH đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long đã tổ chức thu hoạch mẻ muối đầu tiên.
Dự án Khu kinh tế muối Quán Thẻ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1999 với tổng diện tích 2.500 ha, là dự án sản xuất muối công nghiệp lớn nhất Việt Nam. Đến nay đã hoàn thành được 2.100 ha, trong đó 691 ha thuộc hợp phần phía Đông đường sắt Bắc - Nam được đưa vào sản xuất.
Công ty Hạ Long đang cố gắng hoàn thành toàn bộ dự án để đến tháng 5/2010 đưa 1.500ha đất muối vào sản xuất, đồng thời tiến hành khởi công xây dựng Nhà máy Hóa chất sau muối vào ngày 17/10 tới đây. Nếu thời tiết thuận lợi thì đến tháng 10 tới Công ty Hạ Long sẽ thu hoạch trên 10.000 tấn muối công nghiệp.
Cùng với Khu kinh tế muối Quán Thẻ, những ruộng muối khác ở Ninh Thuận đang được diêm dân tích cực mở rộng. Đông đảo người dân ở Ninh Thuận đã và đang phá bỏ đầm tôm chuyển sang làm muối với chi phí đầu tư chuyển đổi gần 150 triệu đồng/sào. Họ hy vọng làm muối sẽ đem lại lợi nhuận ổn định hơn làm tôm, và quan trọng là công việc nhàn hơn.
Theo tính toán của người dân, với giá muối ổn định ở hơn 1.000 đồng/kg của 3 năm gần đây, thì làm muối sẽ lãi hơn làm tôm. Mỗi năm, tỉnh Ninh Thuận đóng góp 1/3 trong tổng sản lượng hơn 1 triệu tấn muối của cả nước. Tuy nhiên, sản lượng muối của tỉnh cũng như của cả nước có nguy cơ bị giảm, khả năng nhập muối lại tăng lên, bởi nhiều ruộng muối tại đây sắp phải nhường chỗ cho các ngành công nghiệp khác. Thậm chí, cả những đồng muối gần 100 năm tuổi cũng sẽ bị thu hồi.
Đồng muối Cà Ná, nơi làm muối thuận lợi nhất của Ninh Thuận, cũng là đồng muối truyền thống lớn nhất cả nước từ xưa đến nay đang có nguy cơ bị xoá sổ, vì người ta sẽ giao đồng muối này cho dự án đóng tàu và nhà máy thép của Vinashin. Rất nhiều người đang lo ngại rằng nhà máy đóng tàu và nhà máy thép sẽ làm ô nhiễm môi trường nước biển nơi đây, dẫn đến phá hủy các cánh đồng muối.
Ông Lê Xuân, Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản cho biết: “Sản xuất muối Quán Thẻ cũng lấy chung nguồn nước mặn với Cà Ná. Khi mà các bộ ngành và các địa phương xây dựng dự án phát triển khu công nghiệp cảng, đóng tàu và nhà máy thép Cà Ná, thì Bộ Tài Nguyên và Môi trường, cũng như các bộ, ban ngành chắc hẳn đã tính đến phương án bảo toàn môi trường nơi đây. Nhưng chúng tôi vẫn rất lo ngại, không chỉ mất đi 500 ha diện tích làm muối của vùng này, mà còn lo ngại ô nhiễm môi trường nước phục vụ cho đồng muối Quán Thẻ”.
Ngành muối đang tiến hành kiểm kê tài sản để làm cơ sở cho việc tính tiền đền bù, những hộ dân của các ruộng muối ở Cà Ná đang làm thủ tục đền bù để chuẩn bị bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, đã gần 1 năm trôi qua kể từ khi có quyết định đầu tư, đối tác nước ngoài và tập đoàn Vinashin vẫn chưa có văn bản trả lời các yêu cầu của tỉnh, UBND tỉnh Ninh Thuận phải được trả lời là có chắc chắn đầu tư xây dựng nhà máy hay không để tỉnh còn xem xét cấp đất, hay thu hồi dự án.
Cần chiến lược bền vững
Niên vụ 2009, diện tích muối cả nước tăng thêm gần 2.000 ha, tổng diện tích làm muối hiện lên đến 14.900 ha. Kế hoạch tổng sản lượng muối năm nay đạt từ 1-1,1 triệu tấn. Nhưng do nhiều đợt mưa trái mùa ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long hồi đầu năm, và mưa nhiều tại miền Trung trong thời gian gần đây, khiến sản lượng muối bị sụt giảm mạnh, ước còn khoảng 900.000 tấn. Trong khi đó, nhu cầu muối mỗi năm đều tăng, năm nay khoảng 1,3 triệu tấn.
Ông Trần Quang Phụng, Tổng giám đốc Tập đoàn muối miền Nam nhận định, những năm trước muối sản xuất trong nước đáp ứng khoảng 80% nhu cầu, nhưng năm nay, do mưa nắng thất thường, sản lượng sụt giảm mạnh nên chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu. Hầu như năm nào nước ta cũng phải nhập muối.
Năm 2008 nhập khoảng 450.000 tấn. Năm nay, để cân đối nhu cầu trong nước, lượng muối nhập khẩu có thể ở mức cao nhất. Đến thời điểm này, tính luôn cả muối chế biến công nghiệp con số này có thể lên đến 500.000 tấn. Với thực trạng này thì mục tiêu sản xuất 2 triệu tấn muối/năm của Việt Nam trong một vài năm tới như kỳ vọng của các cơ quan quản lý chức năng và các nhà hoạch định chính sách để đáp ứng đủ cả nhu cầu trong nước và phục vụ xuất khẩu sẽ rất khó trở thành hiện thực.
Hai lý do mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương đưa ra để giải thích cho tình trạng mất cân đối cung cầu của ngành muối là do “thiên bất thuận” và “nhân không hoà”. Thể hiện rõ nhất trong Tổng công ty muối Việt Nam đã tự đẩy mình vào thế rệu rã. Tuy là một Tổng công ty , nhưng nguồn lực tài chính hiện tại của Tổng công ty lại không bằng một doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ.
Ngày 12/8/2009, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 5515/VPCP- ĐMDN. Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm có kết luận về công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn của Tổng công ty Muối, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc để thất thoát tài sản của nhà nước.
Đồng thời, Chính phủ giao cho Tổng công ty lương thực miền Bắc xây dựng phương án sáp nhập Tổng công ty muối vào Tổng công ty lương thực miền Bắc, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang xây dựng quy hoạch và những chính sách cụ thể ưu đãi khuyến khích để phát triển ngành muối.