Mất mùa muối, đuối sức dân
Hiện nay trên thị trường hầu như chỉ thấy lưu thông muối ngoại, rất ít muốn sản xuất trong nước
Hết tháng 7, đã bước sang giai đoạn cuối vụ muối nhưng trời vẫn đẫm nước. Những trận mưa trái vụ liên tục, nhiều đồng muối đã kết tinh tan theo bọt nước như xé lòng diêm dân.
Cũng như các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung năm nay mất mùa muối. Giá rất cao, nhưng có nơi không một hạt muối để bán. Nghề làm muối xưa nay là vậy, cứ luẩn quẩn trong điệp khúc nghèo khó...
Tại tỉnh Ninh Thuận, vựa muối của cả nước, vùng khô hạn nổi tiếng, mưa đặc biệt hiếm vào mùa khô. Thế nhưng, theo một cán bộ sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm nay trời mưa liên tục, huyện Ninh Hải có gần 1.100 ha muối, mà vào tháng 6, tháng 7 giữa mùa hè về đồng muối Tri Hải nhiều ngày trắng nước, không thấy một bóng người thu hoạch.
Năm 2008 giá muối cao, diêm dân nhiều nơi tìm cách mở rộng diện tích muối bằng nhiều cách, trong đó không ít hộ đã “bỏ tôm ôm muối”. Ông Nguyễn Văn Khỏe ở thôn Phương Cựu 3, xã Phương Hải (huyện Ninh Hải) là một trong số đó. Ông đã đánh liều chuyển hơn 0,3 ha đang nuôi tôm thành ruộng muối, tốn kém hơn 10 triệu đồng. Hi vọng mùa này thu hoạch được khoảng 15 - 20 tấn muối.
Nhưng, ông trời không theo ý người. Mưa liên tục, ruộng muối của ông Khỏe chỉ thu được 5 tấn, thu nhập tính ra, chưa bằng 1/3 số tiền ông bỏ ra làm ruộng muối. Hàng năm, diêm dân tỉnh Ninh Thuận cung cấp cho thị trường trên 200.000 tấn muối. Mọi năm, hết tháng 5 sản lượng muối của tỉnh đã đạt 50% kế hoạch (trên 100.000 tấn), năm nay chỉ đạt chưa đầy 50.000 tấn. Kế hoạch 200.000 tấn muối năm 2009 không thể hoàn thành.
Tại Bình Định, đồng muối của huyện Tuy Phước, Phú Mỹ, Tp. Quy Nhơn từ đầu vụ đến nay hứng chịu nhiều trận mưa lớn liên tục, hàng trăm ha muối sắp thu hoạch tan thành nước. Ông Võ Phong Vũ, cán bộ phụ trách diêm nghiệp phường Nhơn Bình (Tp. Qui Nhơn) kể: cánh đồng muối khu vực 4 có diện diện tích 12,5 ha, mới thu được 7,5 tấn muối, giảm trên 300 tấn so mọi năm, mỗi lần muối kết tinh gặp mưa trái vụ diêm dân chỉ có ngồi khóc.
Bình Định có khoảng 270 ha đồng muối, đến nay sản lượng muối của tỉnh mới đạt trên dưới 5.000 tấn, ít hơn so cùng kỳ năm trước 9.000 - 10.000 tấn. Liên tục 2 năm nay thời tiết diễn biến thất thường, mưa trái mùa ngày càng nhiều, trên 2.000 hộ dân chuyên sản xuất muối lao đao, bươn chải kiếm sống từng ngày.
Ông Nguyễn Quang Khải, Giám đốc Xí nghiệp muối i ốt Bình Định, cho biết thêm: do muối mất mùa nên 6 tháng đầu năm 2009 - mặc dù đã nâng giá mua lên rất cao, khoảng 1,6 - 1,7 triệu đồng/tấn (tại nhà máy), nhưng chỉ mua được khoảng 2.500 tấn, giảm 15% so cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại, không có muối để mua, 6 tháng cuối năm xí nghiệp báo động thiếu nguyên liệu sản xuất.
Ông Lê Xuân, Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông - lâm-thủy sản và nghề muối cho biết, niên vụ 2009 diện tích muối tăng thêm gần 2.000 ha lên đến 14.404 ha. Đó là chưa kể đến 500 ha muối Quán Thẻ (Ninh Thuận) sẽ được đưa vào sử dụng trong thời gian tới. Dự kiến, sản lượng muối năm nay của cả nước đạt từ 1 - 1,1 triệu tấn.
Nhưng, do thời tiết không thuận, nhiều đợt mưa trái mùa ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long trước đó và hiện nay ở miền Trung, khiến sản lượng muối bị sụt giảm mạnh, ước còn khoảng 900.000 tấn. Trong khi đó, dự kiến nhu cầu muối năm nay khoảng 1,3 triệu tấn.
Thiếu muối thì phải nhập khẩu là lẽ đương nhiên. Năm 2008 nhập khẩu khoảng 450.000 tấn. Năm nay, đến thời điểm này dù chưa chính xác, nhưng tính luôn cả muối công nghiệp, con số muối nhập khẩu có thể lên tới khoảng 500.000 tấn.
Diêm dân ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đang rất lo ngại, bởi hiện nay trên thị trường hầu như chỉ thấy lưu thông muối ngoại, hạn chế mua muối trong nước vì giá cao.
Ông Vương Minh Triều - một chủ vựa muối lớn ở Bạc Liêu cho biết, gần một năm nay ông mua và phân phối cho các tỉnh từ Vĩnh Long xuống đến tận Cà Mau chủ yếu là muối Ấn Độ. Giá muối Ấn Độ mua tại Tp.HCM loại tốt 1,2 triệu đồng/tấn, bán ra từ 1,6 - 1,8 triệu đồng/tấn, thấp hơn giá muối Bạc Liêu bình quân khoảng 400.000 đồng/tấn (muối Bạc Liêu 2,2 triệu đồng/tấn, muối Bến Tre 2,1 triệu đồng/tấn).
Theo ông Triều, hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh ở khu vựcđồng bằng sông Cửu Long có sử dụng lượng muối lớn để phục vụ chế biến, ướp muối đã chuyển sang sử dụng muối Ấn Độ. Theo các chủ cơ sở này, muối Ấn Độ chất lượng kém hơn muối Bạc liêu, nhưng giá thành lại rẻ hơn nhiều.
Ông Phạm Minh Quang, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu, khẳng định: “Nằm ngay ở vựa muối mà lại nhập muối ngoại là điều vô lý và việc muối ngoại xuất hiện trên thị trường sẽ "bóp chết" diêm dân”.
Cũng như các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung năm nay mất mùa muối. Giá rất cao, nhưng có nơi không một hạt muối để bán. Nghề làm muối xưa nay là vậy, cứ luẩn quẩn trong điệp khúc nghèo khó...
Tại tỉnh Ninh Thuận, vựa muối của cả nước, vùng khô hạn nổi tiếng, mưa đặc biệt hiếm vào mùa khô. Thế nhưng, theo một cán bộ sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm nay trời mưa liên tục, huyện Ninh Hải có gần 1.100 ha muối, mà vào tháng 6, tháng 7 giữa mùa hè về đồng muối Tri Hải nhiều ngày trắng nước, không thấy một bóng người thu hoạch.
Năm 2008 giá muối cao, diêm dân nhiều nơi tìm cách mở rộng diện tích muối bằng nhiều cách, trong đó không ít hộ đã “bỏ tôm ôm muối”. Ông Nguyễn Văn Khỏe ở thôn Phương Cựu 3, xã Phương Hải (huyện Ninh Hải) là một trong số đó. Ông đã đánh liều chuyển hơn 0,3 ha đang nuôi tôm thành ruộng muối, tốn kém hơn 10 triệu đồng. Hi vọng mùa này thu hoạch được khoảng 15 - 20 tấn muối.
Nhưng, ông trời không theo ý người. Mưa liên tục, ruộng muối của ông Khỏe chỉ thu được 5 tấn, thu nhập tính ra, chưa bằng 1/3 số tiền ông bỏ ra làm ruộng muối. Hàng năm, diêm dân tỉnh Ninh Thuận cung cấp cho thị trường trên 200.000 tấn muối. Mọi năm, hết tháng 5 sản lượng muối của tỉnh đã đạt 50% kế hoạch (trên 100.000 tấn), năm nay chỉ đạt chưa đầy 50.000 tấn. Kế hoạch 200.000 tấn muối năm 2009 không thể hoàn thành.
Tại Bình Định, đồng muối của huyện Tuy Phước, Phú Mỹ, Tp. Quy Nhơn từ đầu vụ đến nay hứng chịu nhiều trận mưa lớn liên tục, hàng trăm ha muối sắp thu hoạch tan thành nước. Ông Võ Phong Vũ, cán bộ phụ trách diêm nghiệp phường Nhơn Bình (Tp. Qui Nhơn) kể: cánh đồng muối khu vực 4 có diện diện tích 12,5 ha, mới thu được 7,5 tấn muối, giảm trên 300 tấn so mọi năm, mỗi lần muối kết tinh gặp mưa trái vụ diêm dân chỉ có ngồi khóc.
Bình Định có khoảng 270 ha đồng muối, đến nay sản lượng muối của tỉnh mới đạt trên dưới 5.000 tấn, ít hơn so cùng kỳ năm trước 9.000 - 10.000 tấn. Liên tục 2 năm nay thời tiết diễn biến thất thường, mưa trái mùa ngày càng nhiều, trên 2.000 hộ dân chuyên sản xuất muối lao đao, bươn chải kiếm sống từng ngày.
Ông Nguyễn Quang Khải, Giám đốc Xí nghiệp muối i ốt Bình Định, cho biết thêm: do muối mất mùa nên 6 tháng đầu năm 2009 - mặc dù đã nâng giá mua lên rất cao, khoảng 1,6 - 1,7 triệu đồng/tấn (tại nhà máy), nhưng chỉ mua được khoảng 2.500 tấn, giảm 15% so cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại, không có muối để mua, 6 tháng cuối năm xí nghiệp báo động thiếu nguyên liệu sản xuất.
Ông Lê Xuân, Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông - lâm-thủy sản và nghề muối cho biết, niên vụ 2009 diện tích muối tăng thêm gần 2.000 ha lên đến 14.404 ha. Đó là chưa kể đến 500 ha muối Quán Thẻ (Ninh Thuận) sẽ được đưa vào sử dụng trong thời gian tới. Dự kiến, sản lượng muối năm nay của cả nước đạt từ 1 - 1,1 triệu tấn.
Nhưng, do thời tiết không thuận, nhiều đợt mưa trái mùa ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long trước đó và hiện nay ở miền Trung, khiến sản lượng muối bị sụt giảm mạnh, ước còn khoảng 900.000 tấn. Trong khi đó, dự kiến nhu cầu muối năm nay khoảng 1,3 triệu tấn.
Thiếu muối thì phải nhập khẩu là lẽ đương nhiên. Năm 2008 nhập khẩu khoảng 450.000 tấn. Năm nay, đến thời điểm này dù chưa chính xác, nhưng tính luôn cả muối công nghiệp, con số muối nhập khẩu có thể lên tới khoảng 500.000 tấn.
Diêm dân ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đang rất lo ngại, bởi hiện nay trên thị trường hầu như chỉ thấy lưu thông muối ngoại, hạn chế mua muối trong nước vì giá cao.
Ông Vương Minh Triều - một chủ vựa muối lớn ở Bạc Liêu cho biết, gần một năm nay ông mua và phân phối cho các tỉnh từ Vĩnh Long xuống đến tận Cà Mau chủ yếu là muối Ấn Độ. Giá muối Ấn Độ mua tại Tp.HCM loại tốt 1,2 triệu đồng/tấn, bán ra từ 1,6 - 1,8 triệu đồng/tấn, thấp hơn giá muối Bạc Liêu bình quân khoảng 400.000 đồng/tấn (muối Bạc Liêu 2,2 triệu đồng/tấn, muối Bến Tre 2,1 triệu đồng/tấn).
Theo ông Triều, hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh ở khu vựcđồng bằng sông Cửu Long có sử dụng lượng muối lớn để phục vụ chế biến, ướp muối đã chuyển sang sử dụng muối Ấn Độ. Theo các chủ cơ sở này, muối Ấn Độ chất lượng kém hơn muối Bạc liêu, nhưng giá thành lại rẻ hơn nhiều.
Ông Phạm Minh Quang, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu, khẳng định: “Nằm ngay ở vựa muối mà lại nhập muối ngoại là điều vô lý và việc muối ngoại xuất hiện trên thị trường sẽ "bóp chết" diêm dân”.