“Ngập lụt” trong xe đạp, Trung Quốc dừng bổ sung thêm xe mới
Quá nhiều xe đạp của các dịch vụ chia sẻ nảy sinh nhiều vấn đề giao thông tại Trung Quốc
Ủy ban Giao thông Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 7/9 công bố dừng cấp phép thêm phương tiện mới của các dịch vụ chia sẻ xe đạp và thắt chặt quản lý lượng xe đạp hiện tại, tờ China Daily cho biết.
Quyết định này được đưa ra sau trao đổi với giám đốc các công ty chia sẻ xe đạp tại Bắc Kinh, tất cả đều cho biết “hoàn toàn hiểu” và sẽ tuân thủ quy định mới của Ủy ban. Hiện tại, Bắc Kinh có 15 công ty cung cấp dịch vụ chia sẻ xe đạp với hơn 2,3 triệu chiếc.
“Dù xe đạp giúp di chuyển thuận lợi hơn, nhưng quá nhiều cũng gây ra những vấn đề như đỗ xe không đúng chỗ, đặc biệt là tại các bến xe bus, tàu điện và các khu mua sắm”, thông cáo của Ủy ban Giao thông Bắc Kinh nói. “Do đó, Ủy ban quyết định dừng cho phép bổ sung xe đạp mới và bắt đầu giải quyết tình trạng đỗ xe không đúng chỗ.
Một người nước ngoài sống gần khu vực Sanlitun của Bắc Kinh cho rằng mọi người đều được hưởng lợi nếu xe đạp được đỗ đúng chỗ. “Hiện nay vỉa hè bị xe đạp lấn chiếm, khiến người đi bộ phải đi xuống lòng đường”, người này nói.
Zhu Dajian, giáo sư Đại học Tongji, người đã giúp Hiệp hội Xe đạp Thượng Hải đánh giá những tiêu chuẩn ban đầu cho dịch vụ chia sẻ xe đạp, cho biết động thái dừng bổ sung xe đạp được đưa ra trong bối cảnh thị trường chia sẻ xe đạp đã bão hòa.
“Đã đến lúc chúng ta phải nâng tỷ lệ doanh thu của lượng xe hiện tại thay vì tiếp tục bổ sung mới ra đường phố”, Zhu nói. “Khi mà đường phố ‘ngập’ trong xe đạp thì vấn đề nảy sinh không phải điều ngạc nhiên. Việc sử dụng hiệu quả lượng xe đạp hiện tại là yếu tố then chốt”.
Thông cáo trên cũng cho biết Ủy ban Giao thông Bắc Kinh không khuyến khích phát triển dịch vụ chia sẻ xe đạp điện bởi các vấn đề liên quan tới điều kiện đường xá, thiết bị sạc điện cũng như an toàn giao thông.
11 thành phố khác tại Trung Quốc, trong đó có Thượng Hải, Hàng Châu, Thâm Quyến và Vũ Hán, cũng bắt đầu “hãm” đà tăng nhanh của lượng xe đạp chia sẻ. Đầu tháng trước, chính phủ nước này ban hành hướng dẫn thúc giục chính quyền địa phương bố trí khu vực đỗ xe đạp và xử phạt các hành vi vi phạm.
“Cơn sốt” chia sẻ xe đạp ở Trung Quốc kéo theo sự ra đời của hàng loạt start-up được các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn, cùng với hàng chục start-up tương tự khác.
Trong đó, hai start-up lớn nhất là Mobike và Ofo đã sử dụng tới 11 triệu xe đạp, đủ để mỗi hộ gia đình ở Bắc Kinh có một chiếc. Hai công ty này cũng đã huy động được tổng cộng hơn 3 tỷ USD tiền vốn kể từ khi ra đời.
Các ứng dụng chia sẻ xe đạp ở Trung Quốc đi theo một mô hình chung: xe đạp sản xuất hàng loạt với giá rẻ, chỉ có thể được mở khóa bằng một ứng dụng smartphone, và sau khi dùng, khách thuê có thể để xe ở bất kỳ đâu.
Quyết định này được đưa ra sau trao đổi với giám đốc các công ty chia sẻ xe đạp tại Bắc Kinh, tất cả đều cho biết “hoàn toàn hiểu” và sẽ tuân thủ quy định mới của Ủy ban. Hiện tại, Bắc Kinh có 15 công ty cung cấp dịch vụ chia sẻ xe đạp với hơn 2,3 triệu chiếc.
“Dù xe đạp giúp di chuyển thuận lợi hơn, nhưng quá nhiều cũng gây ra những vấn đề như đỗ xe không đúng chỗ, đặc biệt là tại các bến xe bus, tàu điện và các khu mua sắm”, thông cáo của Ủy ban Giao thông Bắc Kinh nói. “Do đó, Ủy ban quyết định dừng cho phép bổ sung xe đạp mới và bắt đầu giải quyết tình trạng đỗ xe không đúng chỗ.
Một người nước ngoài sống gần khu vực Sanlitun của Bắc Kinh cho rằng mọi người đều được hưởng lợi nếu xe đạp được đỗ đúng chỗ. “Hiện nay vỉa hè bị xe đạp lấn chiếm, khiến người đi bộ phải đi xuống lòng đường”, người này nói.
Zhu Dajian, giáo sư Đại học Tongji, người đã giúp Hiệp hội Xe đạp Thượng Hải đánh giá những tiêu chuẩn ban đầu cho dịch vụ chia sẻ xe đạp, cho biết động thái dừng bổ sung xe đạp được đưa ra trong bối cảnh thị trường chia sẻ xe đạp đã bão hòa.
“Đã đến lúc chúng ta phải nâng tỷ lệ doanh thu của lượng xe hiện tại thay vì tiếp tục bổ sung mới ra đường phố”, Zhu nói. “Khi mà đường phố ‘ngập’ trong xe đạp thì vấn đề nảy sinh không phải điều ngạc nhiên. Việc sử dụng hiệu quả lượng xe đạp hiện tại là yếu tố then chốt”.
Thông cáo trên cũng cho biết Ủy ban Giao thông Bắc Kinh không khuyến khích phát triển dịch vụ chia sẻ xe đạp điện bởi các vấn đề liên quan tới điều kiện đường xá, thiết bị sạc điện cũng như an toàn giao thông.
11 thành phố khác tại Trung Quốc, trong đó có Thượng Hải, Hàng Châu, Thâm Quyến và Vũ Hán, cũng bắt đầu “hãm” đà tăng nhanh của lượng xe đạp chia sẻ. Đầu tháng trước, chính phủ nước này ban hành hướng dẫn thúc giục chính quyền địa phương bố trí khu vực đỗ xe đạp và xử phạt các hành vi vi phạm.
“Cơn sốt” chia sẻ xe đạp ở Trung Quốc kéo theo sự ra đời của hàng loạt start-up được các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn, cùng với hàng chục start-up tương tự khác.
Trong đó, hai start-up lớn nhất là Mobike và Ofo đã sử dụng tới 11 triệu xe đạp, đủ để mỗi hộ gia đình ở Bắc Kinh có một chiếc. Hai công ty này cũng đã huy động được tổng cộng hơn 3 tỷ USD tiền vốn kể từ khi ra đời.
Các ứng dụng chia sẻ xe đạp ở Trung Quốc đi theo một mô hình chung: xe đạp sản xuất hàng loạt với giá rẻ, chỉ có thể được mở khóa bằng một ứng dụng smartphone, và sau khi dùng, khách thuê có thể để xe ở bất kỳ đâu.