Ngày 3/1: Thêm 15.916 ca Covid-19, đã ghi nhận 24 ca nhiễm biến thể Omicron
Bộ Y tế 3/1 công bố 15.936 ca nhiễm mới, trong đó có 15.916 ca trong nước (giảm 998 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố, 11.017 ca ghi nhận trong cộng đồng. Đến nay Việt Nam đã ghi nhận 24 ca nhiễm biến thể Omicron...
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.100), Hải Phòng (1.749), Tây Ninh (919), Vĩnh Long (842), Cà Mau (821), Khánh Hòa (786), TP. HCM (662), Bình Phước (619), Bình Định (547), Trà Vinh (517), Bắc Ninh (460), Bạc Liêu (330), Thừa Thiên Huế (321), Hưng Yên (285), Bến Tre (267), Lâm Đồng (255), Hà Giang (236), Thanh Hóa (224), Quảng Ninh (189).
Hải Dương (177), Gia Lai (172), An Giang (168), Quảng Ngãi (161), Nam Định (160), Đà Nẵng (159), Hòa Bình (158), Kiên Giang (156), Quảng Nam (153), Sóc Trăng (150), Cần Thơ (140), Đồng Tháp (132), Bình Thuận (126), Sơn La (111), Nghệ An (106), Thái Nguyên, Vĩnh Phúc mỗi nơi 99 ca, Phú Thọ, Hậu Giang mỗi nơi 94 ca, Bắc Giang (84).
Hà Nam (78), Bình Dương (75), Bà Rịa - Vũng Tàu (73), Đồng Nai (72), Thái Bình (70), Đắk Nông (65), Bắc Kạn, Yên Bái mỗi nơi 64 ca, Lạng Sơn (59), Tiền Giang (58), Quảng Bình (55), Quảng Trị (53), Lào Cai (51), Long An (50), Ninh Thuận (40), Ninh Bình (39), Kon Tum (34), Tuyên Quang (29), Cao Bằng (28), Điện Biên (23), Lai Châu (8 ).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Vĩnh Long (-438), Hải Dương (-368), Đắk Lắk (-185). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP. HCM (+278), Cà Mau (+202), Bến Tre (+147). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 15.629 ca/ngày.
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 24 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TP. HCM (5), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2).
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.778.976 ca nhiễm, đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng đợt dịch thứ 4, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.773.170 ca, trong đó có 1.394.340 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. HCM (504.859), Bình Dương (290.996), Đồng Nai (98.132), Tây Ninh (77.921), Hà Nội (51.731).
Trong ngày 3/1, có 24.461 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.397.157 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.427 ca.
Từ 17h30 ngày 2/01 đến 17h30 ngày 3/01 ghi nhận 190 ca tử vong tại TP. HCM (31), An Giang (19), Đồng Tháp (14), Vĩnh Long, Cần Thơ mỗi nơi 13 ca, Tây Ninh (12), Bình Dương (11), Bến Tre (10), Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu mỗi nơi 9 ca, Sóc Trăng (8 ), Tiền Giang (7), Cà Mau (6), Bình Thuận, Bạc Liêu mỗi nơi 5 ca, Thừa Thiên Huế (4), Long An (3), Bình Định, Trà Vinh, Khánh Hoà, Kiên Giang, Hậu Giang mỗi nơi 2 ca, Phú Yên (1).
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 33.021 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.
Về xét nghiệm, số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 30.563.235 mẫu tương đương 75.170.635 lượt người, tăng 65.678 mẫu so với ngày trước đó.
Về tiêm chủng, trong ngày 2/1 có 594.568 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 153.596.950 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 77.796.499 liều, tiêm mũi 2 là 69.285.967 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 6.514.484 liều.
Về các hoạt động phòng, chống dịch, Bộ Y tế tiếp tục đánh giá cấp độ dịch theo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP và hướng dẫn của Bộ nhằm có các biện pháp hành chính và chuyên môn y tế phù hợp, thích ứng linh hoạt với tình hình diễn biến phức tạp của biến chủng Omicron trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với các cấp độ dịch trên địa bàn. Từng bước mở cửa cho các hoạt động đi lại, giao thương, phục hồi sản xuất đảm bảo đời sống dân sinh.
Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn cho nhân viên y tế và chính quyền cơ sở để tổ chức tốt điều trị tại nhà, tại cơ sở cho người nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ thấp và trung bình; tránh tình trạng dồn lên bệnh viện các tuyến gây quá tải. Đồng thời, rà soát, chủ động tăng cường năng lực hệ thống y tế; có kế hoạch rõ ràng với các kịch bản cụ thể, không để bị động.