12:55 03/09/2021

Nghịch cảnh bất động sản Đà Nẵng và thực trạng khan hiếm nhà ở thực

Theo báo cáo của DKRA Việt Nam, qua 7 tháng đầu năm 2021, phân khúc căn hộ, nguồn cung thị trường bất động sản Đà Nẵng vẫn duy trì tình trạng khan hiếm. Thị trường ghi nhận 3 dự án mở bán, cung cấp 156 căn và tập trung ở quận Hải Châu, Sơn Trà...

Định hướng “chốn an cư” của dự án The Ori Garden được quy hoạch dựa trên bài toán dài hạn của “thành phố đáng sống nhất”.
Định hướng “chốn an cư” của dự án The Ori Garden được quy hoạch dựa trên bài toán dài hạn của “thành phố đáng sống nhất”.

Đà Nẵng là điểm nóng của bất động sản nghỉ dưỡng, hiện tại tăng trưởng âm ngành bất động sản nghỉ dưỡng do tác động của dịch Covid-19. Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh vẫn chỉ ra sự thiếu hụt nguồn cung phục vụ nhu cầu nhà ở thực, đây là hướng phát triển mới của bất động sản Đà Nẵng thời gian tới.

THÀNH PHỐ ĐIỂM VÀNG CỦA DU LỊCH

Trước bối cảnh đại dịch Covid-19, khi nhắc tới Đà Nẵng tất cả đều nghĩ đến điểm vàng của ngành du lịch. Năm 2019, The New York Times đưa Đà Nẵng vào danh sách “Điểm phải đến trên thế giới”, thành phố đón gần 8,7 triệu lượt khách du lịch. Tổng nguồn thu từ nền công nghiệp không khói trong năm lên tới 30.973 tỷ đồng.

Chính vì sự thành công quá vang dội này, kéo theo những điểm nóng của cơn sốt đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng. Ở giai đoạn 2018-2019, nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng rất đa dạng với sự tham gia của nhiều chủ đầu tư lớn như Vinacapital, Hoà Bình, An Thịnh, Vingroup…

Trái ngược với sự sôi động của bất động sản nghỉ dưỡng, nguồn cung bất động sản ở thực tại Đà Nẵng đang bị bỏ ngỏ, đặc biệt là chung cư với mức giá tầm trung. Hầu hết các chung cư tại Đà Nẵng đều được phát triển theo dạng căn hộ dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu khách du lịch với mực giá trên 40 triệu đồng/m2.

Sản phẩm chung cư tầm trung phục vụ cho người dân Đà Nẵng chỉ đếm trên đầu ngón tay nhưng cũng đã thiết lập 1 mức giá từ 20-40 triệu đồng/m2. Điều này tạo ra một khoảng trống lớn với những người ở tầng lớp trung lưu, nhân lực lao động tri thức tại Đà Nẵng phải chật vật tìm nơi ở đáp ứng nhu cầu tiện ích của mình.

Theo báo cáo của DKRA Việt Nam, qua 7 tháng đầu năm 2021, phân khúc căn hộ, nguồn cung thị trường bất động sản Đà Nẵng vẫn duy trì tình trạng khan hiếm. Thị trường ghi nhận 3 dự án mở bán, cung cấp 156 căn và tập trung ở quận Hải Châu, Sơn Trà. Đánh giá từ các chuyên gia nhu cầu nhà ở của thị trường Đà Nẵng đang ngày một tăng cao, mặt bằng giá bán căn hộ không chịu nhiều tác động tiêu cực từ dịch Covid-19.

CHIẾN LƯỢC QUY HOẠCH “THÀNH PHỐ ĐÁNG SỐNG NHẤT”

Trong quy hoạch chiến lược phát triển Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, thành phố xác định phát triển đô thị nén nhằm tối đa hóa mật độ kinh tế nâng cao giá trị sử dụng đất. 3 trụ cột kinh tế của thành phố được xác định là: khởi nghiệp sáng tạo (dựa trên công nghiệp công nghệ cao) - tài chính toàn cầu - du lịch cao cấp.

Ngày 15/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quy mô khu vực Đông Nam Á. Mục tiêu đưa Đà Nẵng trở thành thành phố quốc tế, một phần của mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu; cửa ngõ tuyến hành lang kinh tế Đông Tây; điểm đến phong cách sống toàn cầu. Từ đây, Đà Nẵng sẽ không còn giới hạn ở định danh “thành phố du lịch” mà vươn mình trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ trục Trung - Nam Việt Nam.

Đề án phát triển bền vững tính tới tháng 8/2021 đã có tổng mức đầu tư lên tới 6842,5 tỷ đồng bao gồm dự án phát triển khu công nghệ cao, công viên phần mềm, đại dự án cấy ghép tế bào gốc. Tái cấu trúc đô thị Đà Nẵng phát triển: Trung tâm đô thị gắn với Trung tâm Thành phố; Trung tâm dịch vụ Công nghệ cao tại khu vực Tây Bắc thành phố.

Định hướng phát triển đô thị cửa ngõ kết nối các huyện Tây Bắc tỉnh Quảng Nam và các tỉnh Tây Nguyên; là tiểu trung tâm kinh tế đa ngành ứng dụng công nghệ cao. Dự kiến trong tương lai Đà Nẵng sẽ bổ sung thêm 2300ha diện tích các khu công nghiệp công nghệ cao.

Dự đoán địa phương phải sẵn sàng đón nhận nguồn nhân sự tri thức và chuyên gia, công nhân kỹ thuật cao lên tới con số hàng triệu người cả trong nước và quốc tế, sẽ đổ về Đà Nẵng định cư lâu dài từ cuối năm 2021.

Ông Phùng Phú Phong, phó giám đốc phụ trách Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng, cho biết Đà Nẵng sẽ xây mới gần 10.000 căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025 để đáp ứng nhu cầu tăng cao về chỗ ở, đặc biệt là đối với khu vực Tây Bắc Đà Nẵng, nơi được quy hoạch trọng điểm phát triển khu công nghiệp và cảng biển

Thành phố kêu gọi phát triển các dự án nhà ở xã hội từ nguồn lực doanh nghiệp để quy chuẩn đô thị dựa trên các tiêu chí về đồng bộ an sinh - tiện ích - môi trường. Đặc biệt, cần sự gây dựng đô thị xanh gần các trung tâm công nghiệp.

Trụ cột đa tiện ích và toạ lạc ngay tại trung tâm công nghệ cao mới của Đà Nẵng, hứa hẹn The Ori Garden trở thành điểm sáng của thị trường bất động sản.
Trụ cột đa tiện ích và toạ lạc ngay tại trung tâm công nghệ cao mới của Đà Nẵng, hứa hẹn The Ori Garden trở thành điểm sáng của thị trường bất động sản.

Với tầm nhìn dài hạn, dự án The Ori Garden xây dựng theo mô hình tổ hợp nhà ở xã hội, dịch vụ thương mại và chung cư chất lượng cao. Tọa lạc tâm điểm giữa Tây Bắc Đà Nẵng, nằm trong đại đô thị xanh Bàu Tràm 46 hecta, dự án là lời giải cho nhu cầu ở thực với mức chi phí hợp lý, và phương án đầu tư an toàn trong bối cảnh hiện tại.