Người Ấn Độ thay đổi cách nhìn đối với vàng
Đợt tăng giá vàng hiện nay một phần được “tiếp lửa” bởi hoạt động gom mua "trái vụ” hiếm gặp của thị trường Ấn Độ
Xét về tính chất mùa vụ, vàng thường giảm giá vào mùa hè, trong khoảng thời gian từ tháng 6 - 8 hàng năm. Suốt nhiều thập kỷ qua, giới giao dịch vàng quốc tế đã quen với thực tế này, nhưng mùa hè năm nay lại là một câu chuyện khác.
Ngày 18/7, giá vàng quốc tế đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt qua ngưỡng 1.600 USD/oz. Mặc dù đã trải qua một đợt điều chỉnh giảm vào cuối tháng 6, giá vàng cũng chỉ giảm đến mức 1.478 USD/oz, một mức được xem là kỷ lục ở vào thời điểm ba tháng trước đó.
Theo tờ Financial Times, ngoài những mối lo về nợ công của Mỹ và châu Âu, đợt tăng giá này của vàng còn được “tiếp lửa” bởi hoạt động gom mua "trái vụ” hiếm gặp của thị trường Ấn Độ.
Trong mấy tuần gần đây, giới đầu tư phương Tây đã mạnh tay gom vàng, góp phần đưa giá kim loại quý này liên tiếp phá vỡ kỷ lục này tới kỷ lục khác. Theo số liệu từ Barclays Capital, lượng vàng nắm giữ trong các quỹ tín thác (ETF) đầu tư vàng đã đạt mức kỷ lục 2.156 tấn vào thứ Sáu tuần trước. Khối lượng vàng trong các hợp đồng đầu cơ giá lên trên thị trường vàng giao sau ở Mỹ cũng đạt mức cao nhất kể từ tháng 9/2009.
Tuy nhiên, gây bất ngờ với giới giao dịch vàng hơn cả lại là quy mô của đợt gom mua mà các khách hàng từ Ấn Độ đang thực hiện.
Trong bối cảnh Ấn Độ đương đầu lạm phát cao, vàng đang trở thành một kênh bảo toàn giá trị tài sản được ưu ái, tương tự như ở Trung Quốc và một số quốc gia châu Á khác. Thống kê mới đây của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho thấy, Ấn Độ và Trung Quốc chiếm 58% nhu cầu vàng vật chất toàn cầu trong quý 1 năm nay. Nhưng có một thay đổi lớn hơn cả, đó là người Ấn giờ không chỉ còn xem vàng như nữ trang.
Hàng năm, thời điểm này đang là mùa thấp điểm trong hoạt động tiêu thụ vàng ở quốc gia châu Á này. Thông thường, Ấn Độ mua nhiều vàng vào các mùa lễ hội như lễ Akshaya Tritiya trong tháng 5, lễ Diwali trong tháng 9, và mùa cưới kéo dài từ tháng 9-12. Năm nay, tính mùa vụ này đã bị đảo lộn và vàng đã tăng giá 4,5% kể từ đầu tháng 6.
Cô Abha Kachaliya, một nhân viên kế toán ở Mumbai, có thể được xem là một khách hàng điển hình trong xu hướng mới này. Khi còn nhỏ, cô thường được mẹ trưng diện và đi mua vàng ở trung tâm kim loại quý Zaveri Bazaar, để chuẩn bị cho lễ hội ánh sáng Diwali. “Đó là những khoảnh khắc rất đặc biệt và thú vị. Cứ mỗi năm đến lễ Diwali là cả nhà lại đi mua vàng, có nhiều tiền tới đâu thì mua tới đó”, cô Kachaliya nói.
Tuy nhiên, nay đã ngoài 20 tuổi, cô gái này lại xem vàng như một kênh đầu tư, hơn là một loại nữ trang. “Cứ khi nào có cơ hội đầu tư vào vàng là tôi lại mua ngay, cho dù mua ở chợ hay trên mạng”, cô nói.
Financial Times cho rằng, chính những khách hàng như cô Kachaliya đã giúp thị trường vàng Ấn Độ phá vỡ những thông lệ mùa vụ thường thấy. Những ngân hàng lớn cho biết, lượng vàng mà người dân Ấn Độ mua vào đã tăng vọt trong tháng 6. Ngân hàng UBS của Thụy Sỹ bán cho Ấn Độ được một lượng vàng nhiều gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.
“Tính mùa vụ của thị trường rõ ràng đang suy giảm. Có nhiều lý do cho sự dịch chuyển này. Đơn giản nhất, sự giàu có gia tăng ở Ấn Độ và các nền kinh tế mới nổi đã đẩy nhu cầu vàng gia tăng. Đám cưới không chỉ diễn ra vào mùa cưới như truyền thống nữa. Những ngày lễ kỷ niệm cũng nhiều hơn”, ông Tom Kendall, chiến lược gia thị trường kim loại quý thuộc ngân hàng Credit Suisse, nhận xét.
Bên cạnh đó, theo nhiều phân tích, người Ấn Độ đang có cách tiếp cận vàng gần giống hơn so với các nhà đầu tư phương Tây. Họ cũng chuyển một phần tài sản của mình sang vàng và thực hiện mua vào mỗi khi giá giảm. Nhà giao dịch Atul Shah thuộc công ty môi giới Emkay ở Mumbai cho biết, đã hết thời người dân Ấn Độ chỉ mua vàng trong dịp lễ hội và đám cưới. “Người Ấn giờ mua vàng quanh năm”, ông Shah nói.
Theo ông Vishal Kapoor, người đứng đầu bộ phận quản lý tài sản thuộc ngân hàng Standard Chartered ở Mumbai, thói quen tiêu dùng của người Ấn Độ đã thay đổi trong thập kỷ qua. “Họ đã xem vàng như một tài sản tài chính, thay vì chỉ một thứ được giữ trong hòm rương. Cứ khi nào giá vàng giảm là họ lại mua ngay vì họ tin là vàng rồi sẽ lại tăng giá”, ông Kapoor nhận xét.
Ngày 18/7, giá vàng quốc tế đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt qua ngưỡng 1.600 USD/oz. Mặc dù đã trải qua một đợt điều chỉnh giảm vào cuối tháng 6, giá vàng cũng chỉ giảm đến mức 1.478 USD/oz, một mức được xem là kỷ lục ở vào thời điểm ba tháng trước đó.
Theo tờ Financial Times, ngoài những mối lo về nợ công của Mỹ và châu Âu, đợt tăng giá này của vàng còn được “tiếp lửa” bởi hoạt động gom mua "trái vụ” hiếm gặp của thị trường Ấn Độ.
Trong mấy tuần gần đây, giới đầu tư phương Tây đã mạnh tay gom vàng, góp phần đưa giá kim loại quý này liên tiếp phá vỡ kỷ lục này tới kỷ lục khác. Theo số liệu từ Barclays Capital, lượng vàng nắm giữ trong các quỹ tín thác (ETF) đầu tư vàng đã đạt mức kỷ lục 2.156 tấn vào thứ Sáu tuần trước. Khối lượng vàng trong các hợp đồng đầu cơ giá lên trên thị trường vàng giao sau ở Mỹ cũng đạt mức cao nhất kể từ tháng 9/2009.
Tuy nhiên, gây bất ngờ với giới giao dịch vàng hơn cả lại là quy mô của đợt gom mua mà các khách hàng từ Ấn Độ đang thực hiện.
Trong bối cảnh Ấn Độ đương đầu lạm phát cao, vàng đang trở thành một kênh bảo toàn giá trị tài sản được ưu ái, tương tự như ở Trung Quốc và một số quốc gia châu Á khác. Thống kê mới đây của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho thấy, Ấn Độ và Trung Quốc chiếm 58% nhu cầu vàng vật chất toàn cầu trong quý 1 năm nay. Nhưng có một thay đổi lớn hơn cả, đó là người Ấn giờ không chỉ còn xem vàng như nữ trang.
Hàng năm, thời điểm này đang là mùa thấp điểm trong hoạt động tiêu thụ vàng ở quốc gia châu Á này. Thông thường, Ấn Độ mua nhiều vàng vào các mùa lễ hội như lễ Akshaya Tritiya trong tháng 5, lễ Diwali trong tháng 9, và mùa cưới kéo dài từ tháng 9-12. Năm nay, tính mùa vụ này đã bị đảo lộn và vàng đã tăng giá 4,5% kể từ đầu tháng 6.
Cô Abha Kachaliya, một nhân viên kế toán ở Mumbai, có thể được xem là một khách hàng điển hình trong xu hướng mới này. Khi còn nhỏ, cô thường được mẹ trưng diện và đi mua vàng ở trung tâm kim loại quý Zaveri Bazaar, để chuẩn bị cho lễ hội ánh sáng Diwali. “Đó là những khoảnh khắc rất đặc biệt và thú vị. Cứ mỗi năm đến lễ Diwali là cả nhà lại đi mua vàng, có nhiều tiền tới đâu thì mua tới đó”, cô Kachaliya nói.
Tuy nhiên, nay đã ngoài 20 tuổi, cô gái này lại xem vàng như một kênh đầu tư, hơn là một loại nữ trang. “Cứ khi nào có cơ hội đầu tư vào vàng là tôi lại mua ngay, cho dù mua ở chợ hay trên mạng”, cô nói.
Financial Times cho rằng, chính những khách hàng như cô Kachaliya đã giúp thị trường vàng Ấn Độ phá vỡ những thông lệ mùa vụ thường thấy. Những ngân hàng lớn cho biết, lượng vàng mà người dân Ấn Độ mua vào đã tăng vọt trong tháng 6. Ngân hàng UBS của Thụy Sỹ bán cho Ấn Độ được một lượng vàng nhiều gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.
“Tính mùa vụ của thị trường rõ ràng đang suy giảm. Có nhiều lý do cho sự dịch chuyển này. Đơn giản nhất, sự giàu có gia tăng ở Ấn Độ và các nền kinh tế mới nổi đã đẩy nhu cầu vàng gia tăng. Đám cưới không chỉ diễn ra vào mùa cưới như truyền thống nữa. Những ngày lễ kỷ niệm cũng nhiều hơn”, ông Tom Kendall, chiến lược gia thị trường kim loại quý thuộc ngân hàng Credit Suisse, nhận xét.
Bên cạnh đó, theo nhiều phân tích, người Ấn Độ đang có cách tiếp cận vàng gần giống hơn so với các nhà đầu tư phương Tây. Họ cũng chuyển một phần tài sản của mình sang vàng và thực hiện mua vào mỗi khi giá giảm. Nhà giao dịch Atul Shah thuộc công ty môi giới Emkay ở Mumbai cho biết, đã hết thời người dân Ấn Độ chỉ mua vàng trong dịp lễ hội và đám cưới. “Người Ấn giờ mua vàng quanh năm”, ông Shah nói.
Theo ông Vishal Kapoor, người đứng đầu bộ phận quản lý tài sản thuộc ngân hàng Standard Chartered ở Mumbai, thói quen tiêu dùng của người Ấn Độ đã thay đổi trong thập kỷ qua. “Họ đã xem vàng như một tài sản tài chính, thay vì chỉ một thứ được giữ trong hòm rương. Cứ khi nào giá vàng giảm là họ lại mua ngay vì họ tin là vàng rồi sẽ lại tăng giá”, ông Kapoor nhận xét.