Người Mexico biểu tình rầm rộ phản đối Tổng thống Trump
Nhiều công ty Mỹ như Starbucks, Coca-Cola, và McDonald’s đã trở thành mục tiêu của các chiến dịch tẩy chay ở Mexico
Hàng nghìn người biểu tình đã đổ ra đường ở hàng chục thành phố của Mexico vào ngày Chủ nhật để bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump, miêu tả ông như một mối đe dọa đối với cả Mỹ và Mexico.
Ông Trump và Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto đã đối đầu suốt nhiều tháng qua, thậm chí từ trước khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. Sự đối đầu này xuất phát từ lời hứa mà ông Trump khi tranh cử Tổng thống rằng ông sẽ mạnh tay hơn trong vấn đề người nhập cư và trong quan hệ thương mại với quốc gia láng giềng ở phía Nam.
Trong cuộc đua vào Nhà Trắng, ông Trump đã gọi người nhập cư Mexico là “những kẻ phạm tội”, “những tên hiếp dâm”, đồng thời tuyên bố sẽ xây một bức tường ngăn giữa biên giới hai nước và buộc Mexico phải trả tiền xây tường. Ông cũng cáo buộc Mexico khiến người Mỹ mất việc làm, cảnh báo những công ty mở nhà máy ở Mexico thay vì Mỹ, dọa sẽ đàm phán lại Hiệp định Tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA), và đánh thuế mạnh đối với hàng hóa sản xuất ở Mexico.
Mối quan hệ Mỹ-Mexico đã rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, kể từ khi ông Trump nhậm chức hôm 20/1. Hôm 31/1, ông Pena Nieto hủy chuyến thăm Washington sau khi Trump nhất quyết buộc Mexico phải trả tiền cho việc xây bức tường ngăn biên giới.
Mexico lo ngại chính sách của Trump sẽ đẩy nền kinh tế lớn thứ nhì khu vực Mỹ Latin rơi vào khủng hoảng. Năm 2015, Mexico xuất khẩu sang Mỹ lượng hàng hóa gần 300 tỷ USD, tương đương 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này.
Các cuộc biểu tình vào ngày Chủ nhật được xem là sự thể hiện đoàn kết hiếm hoi ở một quốc gia có sự phân cực chính trị mạnh mẽ như Mexico.
“Người Mexico muốn được tôn trọng. Chúng tôi không muốn những cây cầu hay những bức tường”, một biểu ngữ viết. “Trump, ông làm giảm giá trị của nước Mỹ”, một biểu ngữ khác viết.
Bà Maria Paro Cassar, một nhà tổ chức biểu tình, nói ông Trump đã biến Mexico và người Mexico ở Mỹ trở thành “mục tiêu ưa thích của ông ấy”. “Chính sách của Trump là một sự đe dọa toàn cầu, chống lại sự đa dạng, và là một sự đe dọa đặc biệt đối với Mexico”, bà Cassar nói.
Cuộc đối đầu Mỹ-Mexico đã đẩy tinh thần dân tộc gia tăng ở Mexico, nơi nhiều công ty Mỹ như Starbucks, Coca-Cola, và McDonald’s đã trở thành mục tiêu của các chiến dịch tẩy chay. Nhiều người Mexico cũng đưa quốc kỳ trở thành ảnh đại diện của họ trên mạng xã hội.
Vẫy cờ Mexico và giơ cao khẩu hiệu chống Trump bằng cả tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh trong các cuộc biểu tình ngày 12/2, người biểu tình Mexico còn phê phán Tổng thống Pena Nieto, chỉ trích ông là một nhà lãnh đạo yếu đuối trong bối cảnh đất nước tràn lan tham nhũng và tội phạm.
Tháng trước, một cuộc thăm dò dư luận cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông Pena Nieto đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 12%, thấp nhất từ trước đến nay đối với bất kỳ Tổng thống Mexico nào trong nhiều thập kỷ qua.
Trang Business Insider cho biết các cuộc biểu tình đã diễn ra ở khoảng 20 thành phố tại Mexico. Hàng chục trường đại học, tổ chức ngành nghà và tổ chức dân sự ủng hộ cộc cuộc biểu tình này.
Ông Trump và Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto đã đối đầu suốt nhiều tháng qua, thậm chí từ trước khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. Sự đối đầu này xuất phát từ lời hứa mà ông Trump khi tranh cử Tổng thống rằng ông sẽ mạnh tay hơn trong vấn đề người nhập cư và trong quan hệ thương mại với quốc gia láng giềng ở phía Nam.
Trong cuộc đua vào Nhà Trắng, ông Trump đã gọi người nhập cư Mexico là “những kẻ phạm tội”, “những tên hiếp dâm”, đồng thời tuyên bố sẽ xây một bức tường ngăn giữa biên giới hai nước và buộc Mexico phải trả tiền xây tường. Ông cũng cáo buộc Mexico khiến người Mỹ mất việc làm, cảnh báo những công ty mở nhà máy ở Mexico thay vì Mỹ, dọa sẽ đàm phán lại Hiệp định Tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA), và đánh thuế mạnh đối với hàng hóa sản xuất ở Mexico.
Mối quan hệ Mỹ-Mexico đã rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, kể từ khi ông Trump nhậm chức hôm 20/1. Hôm 31/1, ông Pena Nieto hủy chuyến thăm Washington sau khi Trump nhất quyết buộc Mexico phải trả tiền cho việc xây bức tường ngăn biên giới.
Mexico lo ngại chính sách của Trump sẽ đẩy nền kinh tế lớn thứ nhì khu vực Mỹ Latin rơi vào khủng hoảng. Năm 2015, Mexico xuất khẩu sang Mỹ lượng hàng hóa gần 300 tỷ USD, tương đương 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này.
Các cuộc biểu tình vào ngày Chủ nhật được xem là sự thể hiện đoàn kết hiếm hoi ở một quốc gia có sự phân cực chính trị mạnh mẽ như Mexico.
“Người Mexico muốn được tôn trọng. Chúng tôi không muốn những cây cầu hay những bức tường”, một biểu ngữ viết. “Trump, ông làm giảm giá trị của nước Mỹ”, một biểu ngữ khác viết.
Bà Maria Paro Cassar, một nhà tổ chức biểu tình, nói ông Trump đã biến Mexico và người Mexico ở Mỹ trở thành “mục tiêu ưa thích của ông ấy”. “Chính sách của Trump là một sự đe dọa toàn cầu, chống lại sự đa dạng, và là một sự đe dọa đặc biệt đối với Mexico”, bà Cassar nói.
Cuộc đối đầu Mỹ-Mexico đã đẩy tinh thần dân tộc gia tăng ở Mexico, nơi nhiều công ty Mỹ như Starbucks, Coca-Cola, và McDonald’s đã trở thành mục tiêu của các chiến dịch tẩy chay. Nhiều người Mexico cũng đưa quốc kỳ trở thành ảnh đại diện của họ trên mạng xã hội.
Vẫy cờ Mexico và giơ cao khẩu hiệu chống Trump bằng cả tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh trong các cuộc biểu tình ngày 12/2, người biểu tình Mexico còn phê phán Tổng thống Pena Nieto, chỉ trích ông là một nhà lãnh đạo yếu đuối trong bối cảnh đất nước tràn lan tham nhũng và tội phạm.
Tháng trước, một cuộc thăm dò dư luận cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông Pena Nieto đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 12%, thấp nhất từ trước đến nay đối với bất kỳ Tổng thống Mexico nào trong nhiều thập kỷ qua.
Trang Business Insider cho biết các cuộc biểu tình đã diễn ra ở khoảng 20 thành phố tại Mexico. Hàng chục trường đại học, tổ chức ngành nghà và tổ chức dân sự ủng hộ cộc cuộc biểu tình này.