Người môi giới trên sàn OTC
Trên thị trường OTC, tuy người mua, người bán có thể trực tiếp gặp nhau, nhưng phần lớn các giao dịch cũng qua các nhà môi giới (broker)
Trên thị trường OTC, tuy người mua, người bán có thể trực tiếp gặp nhau, nhưng phần lớn các giao dịch cũng qua các nhà môi giới (broker).
Thiếu những broker này, thị trường OTC sẽ kém nhộn nhịp.
Chân dung một broker
Nhiều người mua/bán chứng khoán trên thị trường OTC ở Hà Nội không lạ gì H - nhân viên phòng kinh doanh của một chi nhánh ngân hàng thương mại.
Ăn mặc đúng mốt, sắc sảo, câu cửa miệng của cô là: “Em giúp anh/chị thôi, em chẳng có tí “màu” nào trong ấy đâu, anh/chị tính thế nào cho em thì tính”.
Vật bất ly thân của cô là chiếc mobile. Liên tục các cuộc gọi điện đi/đến từ Hà Nội và Tp.HCM nhờ mua, nhờ bán chứng khoán. H không cần biết người mua, người bán là ai, loại chứng khoán mà mình môi giới có độ rủi ro thế nào, miễn có nhu cầu mua/bán và cô có thể kiếm chác được từ giao dịch đó là “OK”.
Nhiều trường hợp được người mua/bán chi tiền vé, cô có thể bay vào Tp.HCM giao/lấy hàng cho khách trong ngày. Gần đây nhất, trong một giao dịch khoảng 10 phút với vài cú điện thoại, H đã bỏ túi 20 triệu đồng từ vụ môi giới mua bán 100 cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội. Người bán ra giá 10.4/1 cổ phiếu và ngay lập tức cô kiếm được người đồng ý mua với giá 10/6.
Vào thời điểm thị trường OTC “sốt”, cô có thể kiếm được gần trăm triệu/ngày.
Không cần nhiều kiến thức
Broker trên trung tâm chứng khoán chính thức được đào tạo kỹ càng và có chứng chỉ hành nghề do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp, nhưng để trở thành broker trên thị trường OTC thì khá dễ dàng.
Chỉ sau vài vụ mua bán chứng khoán là có người đã gọi điện đến nhờ xem có nhu cầu mua/bán thì mách bảo và cùng chia hoa hồng thì người ta có thể trở thành môi giới trên thị trường OTC, mà chẳng cần nhiều kiến thức về thị trường mới lạ và phức tạp này.
Đa phần broker thị trường OTC là phụ nữ độ tuổi từ 5x đến 7x. Trong số này, năng động hơn cả là những người thuộc nhóm 7x. Nam giới (chồng, em, đồng nghiệp...) thường chỉ đóng vai trò đi theo để bảo vệ và mang “hàng” (cổ phiếu, trái phiếu).
Các broker đang hoạt động hiện nay đều là những tay nghiệp dư có nghề nghiệp khác nhau. Sắc sảo và nhanh nhạy nhất là những nhân viên làm việc trong các tổ chức tài chính. Họ nắm bắt được nhiều thông tin, biết nhiều khách hàng cũng như có nhiều mối quan hệ giúp thực hiện làm các thủ tục thanh toán, chuyển nhượng chứng khoán khá dễ dàng.
Phương tiện hành nghề chủ yếu của các broker là điện thoại. Từ mọi địa điểm, trong mọi hoàn cảnh, mọi thời gian... họ đều có thể điện thoại, nhắn tin để môi giới mua/bán.
Mánh khóe trong nghề broker
Khi broker nói đã tìm cho người mua một loại chứng khoán với giá x nào đó thì phải hiểu là giá này đã cộng hoa hồng môi giới rồi, cho dù họ nhấn mạnh đây chỉ là giá “net” (giá người bán ấn định).
Hoa hồng trong mỗi vụ môi giới không giống nhau, nhưng phần lớn các trường hợp broker lấy phí “vài lai”. Khi thị trường trầm lắng thì những vụ kiếm được “vài ly” là họ cũng làm (“lai” là mức hoa hồng 0,1%/giá mua/bán; “ly” là mức hoa hồng 0,01%).
Khối lượng chứng khoán càng lớn và giá loại chứng khoán nào càng cao thì các broker càng vớ bẫm. Phần lớn các broker tìm cách lấy hoa hồng từ cả người bán lẫn người mua. Nhiều người mua vì cả nể nên mặc dù đã mua chứng khoán với giá đắt, nhưng vẫn phải đưa cho broker vài triệu đồng để cảm ơn.
Broker thường có mánh khiến cho người mua bán loạn lên vì sợ mất món hời. Khi thấy người mua còn đang do dự, broker thường thúc giục phải quyết định nhanh trong vòng 5 phút nếu không có người khác đang đòi lấy “hàng”.
Cũng có trường hợp người môi giới nhận tiền đặt cọc khi không có hoặc không thực sự muốn bán loại chứng khoán đó để dùng tiền của khách hàng kinh doanh một loại chứng khoán khác trong thời gian ngắn rồi trả lại tiền đặt cọc.
Chị P - một người chơi cổ phiếu ở Hà Nội - đến bây giờ vẫn chưa hết cay đắng. Vì quá tin lời mời chào của broker H đã bỏ ra gần tỉ đồng mua 3.000 cổ phiếu của một công ty xây dựng mà H đang tìm cách đẩy đi. Nào ngờ sau khi đã “ôm” một thời gian dài, giá cổ phiếu của công ty này càng ngày càng rớt khiến chị chỉ còn biết tự trách mình nhẹ dạ cả tin.
Cũng giống như bất kỳ thị trường nào, thị trường OTC không thể thiếu các nhà môi giới. Nếu không có họ, nhu cầu mua/bán chứng khoán không dễ dàng gặp nhau và do đó tính thanh khoản của các chứng khoán cũng bị hạn chế nhất định. Tuy vậy, người mua/bán chứng khoán cũng nên biết những mánh lới của các broker để tránh những bất lợi, thậm chí lỗ vốn khi kinh doanh.
Người chơi cổ phiếu khi mua/bán qua các môi giới cần thận trọng khi mua/bán. Đừng vì cả tin broker mà đưa ra những quyết định vội vàng. Nên nhớ rằng broker luôn đặt lợi ích của chính họ lên trên hết, chứ không phải là lợi ích của người mua/bán chứng khoán.
Thiếu những broker này, thị trường OTC sẽ kém nhộn nhịp.
Chân dung một broker
Nhiều người mua/bán chứng khoán trên thị trường OTC ở Hà Nội không lạ gì H - nhân viên phòng kinh doanh của một chi nhánh ngân hàng thương mại.
Ăn mặc đúng mốt, sắc sảo, câu cửa miệng của cô là: “Em giúp anh/chị thôi, em chẳng có tí “màu” nào trong ấy đâu, anh/chị tính thế nào cho em thì tính”.
Vật bất ly thân của cô là chiếc mobile. Liên tục các cuộc gọi điện đi/đến từ Hà Nội và Tp.HCM nhờ mua, nhờ bán chứng khoán. H không cần biết người mua, người bán là ai, loại chứng khoán mà mình môi giới có độ rủi ro thế nào, miễn có nhu cầu mua/bán và cô có thể kiếm chác được từ giao dịch đó là “OK”.
Nhiều trường hợp được người mua/bán chi tiền vé, cô có thể bay vào Tp.HCM giao/lấy hàng cho khách trong ngày. Gần đây nhất, trong một giao dịch khoảng 10 phút với vài cú điện thoại, H đã bỏ túi 20 triệu đồng từ vụ môi giới mua bán 100 cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội. Người bán ra giá 10.4/1 cổ phiếu và ngay lập tức cô kiếm được người đồng ý mua với giá 10/6.
Vào thời điểm thị trường OTC “sốt”, cô có thể kiếm được gần trăm triệu/ngày.
Không cần nhiều kiến thức
Broker trên trung tâm chứng khoán chính thức được đào tạo kỹ càng và có chứng chỉ hành nghề do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp, nhưng để trở thành broker trên thị trường OTC thì khá dễ dàng.
Chỉ sau vài vụ mua bán chứng khoán là có người đã gọi điện đến nhờ xem có nhu cầu mua/bán thì mách bảo và cùng chia hoa hồng thì người ta có thể trở thành môi giới trên thị trường OTC, mà chẳng cần nhiều kiến thức về thị trường mới lạ và phức tạp này.
Đa phần broker thị trường OTC là phụ nữ độ tuổi từ 5x đến 7x. Trong số này, năng động hơn cả là những người thuộc nhóm 7x. Nam giới (chồng, em, đồng nghiệp...) thường chỉ đóng vai trò đi theo để bảo vệ và mang “hàng” (cổ phiếu, trái phiếu).
Các broker đang hoạt động hiện nay đều là những tay nghiệp dư có nghề nghiệp khác nhau. Sắc sảo và nhanh nhạy nhất là những nhân viên làm việc trong các tổ chức tài chính. Họ nắm bắt được nhiều thông tin, biết nhiều khách hàng cũng như có nhiều mối quan hệ giúp thực hiện làm các thủ tục thanh toán, chuyển nhượng chứng khoán khá dễ dàng.
Phương tiện hành nghề chủ yếu của các broker là điện thoại. Từ mọi địa điểm, trong mọi hoàn cảnh, mọi thời gian... họ đều có thể điện thoại, nhắn tin để môi giới mua/bán.
Mánh khóe trong nghề broker
Khi broker nói đã tìm cho người mua một loại chứng khoán với giá x nào đó thì phải hiểu là giá này đã cộng hoa hồng môi giới rồi, cho dù họ nhấn mạnh đây chỉ là giá “net” (giá người bán ấn định).
Hoa hồng trong mỗi vụ môi giới không giống nhau, nhưng phần lớn các trường hợp broker lấy phí “vài lai”. Khi thị trường trầm lắng thì những vụ kiếm được “vài ly” là họ cũng làm (“lai” là mức hoa hồng 0,1%/giá mua/bán; “ly” là mức hoa hồng 0,01%).
Khối lượng chứng khoán càng lớn và giá loại chứng khoán nào càng cao thì các broker càng vớ bẫm. Phần lớn các broker tìm cách lấy hoa hồng từ cả người bán lẫn người mua. Nhiều người mua vì cả nể nên mặc dù đã mua chứng khoán với giá đắt, nhưng vẫn phải đưa cho broker vài triệu đồng để cảm ơn.
Broker thường có mánh khiến cho người mua bán loạn lên vì sợ mất món hời. Khi thấy người mua còn đang do dự, broker thường thúc giục phải quyết định nhanh trong vòng 5 phút nếu không có người khác đang đòi lấy “hàng”.
Cũng có trường hợp người môi giới nhận tiền đặt cọc khi không có hoặc không thực sự muốn bán loại chứng khoán đó để dùng tiền của khách hàng kinh doanh một loại chứng khoán khác trong thời gian ngắn rồi trả lại tiền đặt cọc.
Chị P - một người chơi cổ phiếu ở Hà Nội - đến bây giờ vẫn chưa hết cay đắng. Vì quá tin lời mời chào của broker H đã bỏ ra gần tỉ đồng mua 3.000 cổ phiếu của một công ty xây dựng mà H đang tìm cách đẩy đi. Nào ngờ sau khi đã “ôm” một thời gian dài, giá cổ phiếu của công ty này càng ngày càng rớt khiến chị chỉ còn biết tự trách mình nhẹ dạ cả tin.
Cũng giống như bất kỳ thị trường nào, thị trường OTC không thể thiếu các nhà môi giới. Nếu không có họ, nhu cầu mua/bán chứng khoán không dễ dàng gặp nhau và do đó tính thanh khoản của các chứng khoán cũng bị hạn chế nhất định. Tuy vậy, người mua/bán chứng khoán cũng nên biết những mánh lới của các broker để tránh những bất lợi, thậm chí lỗ vốn khi kinh doanh.
Người chơi cổ phiếu khi mua/bán qua các môi giới cần thận trọng khi mua/bán. Đừng vì cả tin broker mà đưa ra những quyết định vội vàng. Nên nhớ rằng broker luôn đặt lợi ích của chính họ lên trên hết, chứ không phải là lợi ích của người mua/bán chứng khoán.