Người Trung Quốc khốn đốn vì “tín dụng đen”
Trung Quốc đang phải trả giá cho sự tăng trưởng không có kiểm soát của hoạt động cho vay tư nhân, hay còn gọi là “tín dụng đen”
Kinh tế giảm tốc, thị trường bất động sản xuống dốc đang là một đòn giáng mạnh vào hoạt động cho vay “tín dụng đen” ở Trung Quốc, đẩy hàng triệu người vào cảnh nạn nhân.
Một câu chuyện trên trang Bloomberg kể rằng, sau khi về hưu, ông He Zhongkui, 62 tuổi, từng là một quan chức địa phương ở Ôn Châu, sống dựa chủ yếu vào nguồn thu nhập ổn định từ một khoản cho vay mà ông được hứa trả lãi suất cao gấp 5 lần lãi ngân hàng. Tuy nhiên, giờ đây, ông He phải cắt giảm tiền mua thức ăn, trong khi phương tiện đi lại chính của ông chỉ là một chiếc xe đạp quèn.
Người vay tiền đã hứa trả cho ông He 2.400 Nhân dân tệ, tương đương 379 USD, mỗi tháng sau khi vay 1/3 trong số 600.000 Nhân dân tệ tiền tiết kiệm cả đời của ông. Con nợ này đã dùng tiền vay của ông He đầu tư vào bất động sản, nhưng sau đó đã mất tích cùng với toàn bộ số tiền vay.
“Không sao tìm được ông ta. Tôi bị lừa rồi”, ông He than thở.
Sự giảm tốc của nền kinh tế và thị trường bất động sản đã làm lộ ra những mảng tối nhất trong mạng lưới “tín dụng đen” ở Trung Quốc. Tháng 7 vừa qua, giá nhà ở Trung Quốc đã giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tháng giảm thứ 5 liên tục.
Trước đó, rất nhiều người ở khắp các địa phương Trung Quốc đã đi vay lãi cao của người thân, bạn bè để đầu tư vào nhà đất với hy vọng “trúng quả lớn”, một phần để bỏ túi, phần khác để trả lãi. Tuy nhiên, đến nay, không chỉ người vay tiền kiểu này “chết dở”, mà cả người cho vay cũng “chết” theo.
Theo giới quan sát, Trung Quốc đang phải trả giá cho sự tăng trưởng không có kiểm soát của hoạt động cho vay tư nhân, hay còn gọi là “tín dụng đen”. Thực trạng này đặt Chính phủ Trung Quốc trước áp lực phải kiểm soát “tín dụng đen” nhằm ngăn chặn các vụ vỡ nợ hàng loạt có thể dẫn tới bất ổn xã hội. Tháng 3 vừa qua, Bắc Kinh đã công bố một dự án thử nghiệm ở Ôn Châu nhằm nới lỏng hạn chế cho vay vốn ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ, song song với giám sát hoạt động “tín dụng đen”.
Nhiều “con nợ” của phương thức “tín dụng đen” ở Trung Quốc hiện đã bỏ trốn, tự tử, hoặc ngang nhiên phá bỏ thỏa thuận, bỏ mặc lại các nạn nhân muốn ra sao thì ra. Trong 6 tháng đầu năm nay, đã có hơn 58.000 vụ kiện liên quan tới tổng số tiền 28,4 tỷ Nhân dân tệ cho vay “tín dụng đen” ở tỉnh Triết Giang, nơi có thành phố Ôn Châu, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2011 và là số vụ kiện nhiều nhất trong 5 năm. 1/5 số vụ kiện là ở Ôn Châu, nơi chính quyền thậm chí phải thành lập một tòa án đặc biệt để giải quyết.
Trên toàn Trung Quốc, trong năm ngoái, các nạn nhân của “tín dụng đen” đã phát hơn 600.000 đơn kiện, với số tiền 110 tỷ Nhân dân tệ, tăng 38% so với số vụ kiện của năm 2010. Theo số liệu từ Tòa án Tối cao Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm nay, số đơn kiện “tín dụng đen” tăng 25%, lên mức 376.000 đơn kiện.
Tại Ôn Châu, một trung tâm xuất khẩu vốn được coi là thủ phủ của lĩnh vực kinh tế tư nhân ở Trung Quốc, khoảng 90% số hộ gia đình có tham gia hoạt động “tín dụng đen”. Hơn 100 cá nhân ở đây đã bỏ trốn, tự vẫn hoặc tuyên bố phá sản từ năm 2011 tới nay. Tân hoa xã đưa tin hồi tháng 5, đã có ít nhất 800 nhà môi giới cho vay “tín dụng đen” ở địa phương này phá sản trong cùng khoảng thời gian.
Hãng nghiên cứu IHS Global Insight của Mỹ, nhận định, lượng vốn vay giữa các cá nhân ở Trung Quốc có thể lên tới 1,3 nghìn tỷ Nhân dân tệ. Còn theo ngân hàng Societe General của Pháp, thị trường “tín dụng đen” ở Trung Quốc - bao gồm cả cho vay giữa các cá nhân, các khoản vay ngoài bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, và các khoản vay của các quỹ ủy thác - có thể lên tới 2,4 nghìn tỷ USD, tương đương 1/3 thị trường vốn vay chính thức ở nước này.
Cơn bão “tín dụng đen” thậm chí còn lan tới tận thành phố Bao Đầu ở tỉnh Nội Mông xa xôi của Trung Quốc. Tháng 6 vừa qua, ông Wei Gang, chủ doanh nghiệp bất động sản lớn nhất ở Bao Đầu, treo cổ tự vẫn trong khách sạn, để lại khoản nợ 700 triệu Nhân dân tệ, nhiều gấp đôi số tài sản mà ông kiểm soát. Wei đã hứa trả lãi suất trên 5% mỗi tháng. Phần lớn các chủ nợ của Wei là những người vay tiền từ người khác với lãi suất từ 2-3%/tháng.
Ở Erdos, địa phương cách Bao Đầu khoảng 150km về phía Nam, 80% các dự án xây dựng nhà ở đã bị ngưng lại sau khi giá nhà sụt một mạch còn 3.000 Nhân dân tệ/m2 từ mức kỷ lục 20.000 Nhân dân tệ/m2 trước đó. Nguồn vốn lớn nhất cho các dự án bất động sản ở đây là “tín dụng đen”, và khi số vụ vỡ nợ gia tăng trong năm nay, đi đâu cũng thấy người dân đòi tiền nhau.
Gần đây nhất, hôm 3/9 vừa qua, một doanh nhân ở thành phố Ninh Ba đã tự vẫn trong một khách sạn. Cảnh sát cho biết, ông này đã kinh doanh “tín dụng đen”, vay nợ tới 27 triệu Nhân dân tệ và nợ lương nhân viên 2 triệu Nhân dân tệ. Ông này còn là chủ một công ty có doanh thu 6 triệu Nhân dân tệ mỗi năm, nhưng muốn vẫn kinh doanh “tín dụng đen”.
Bloomberg cho rằng, có một số lý do khiến người Trung Quốc ham cho vay tiền theo kiểu “tín dụng đen”. Lãi suất tiền gửi ngân hàng ở nước này khá thấp. Tháng 6 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc 9PBoC) đã cho phép các ngân hàng thương mại trả lãi suất tiền gửi cao hơn 1,1 lần so với lãi suất tiền gửi cơ bản 3%/năm để giữ chân khách hàng. Tuy nhiên, trong tháng 7 vừa qua, khách hàng cá nhân vẫn rút ròng 500,6 tỷ Nhân dân tệ tiền tiết kiệm khỏi hệ thống ngân hàng Trung Quốc, tương đương 0,6% tổng lượng tiền gửi.
Bên cạnh đó, Trung Quốc là nước có tỷ lệ tiết kiệm cao, nhưng người dân lại có ít kênh đầu tư. Tỷ lệ tiết kiệm/GDP của Trung Quốc hiện là 50%, cao nhất trong số các nền kinh tế lớn, vượt xa mức 34% của Ấn Độ hay 12% của Mỹ. Trong khi đó, hai kênh đầu tư chính ở nước này là chứng khoán và bất động sản đều đang đi xuống. Từ đầu năm đến nay, chỉ số Shanghai Composite đã giảm 3,3%, sau khi giảm 14% trong năm 2010 và 22% trong năm 2011.
Ngoài ra, lương hưu ở Trung Quốc, trong nhiều trường hợp, không đủ để người hưởng có thể trang trải đủ chi tiêu hàng tháng.
Một câu chuyện trên trang Bloomberg kể rằng, sau khi về hưu, ông He Zhongkui, 62 tuổi, từng là một quan chức địa phương ở Ôn Châu, sống dựa chủ yếu vào nguồn thu nhập ổn định từ một khoản cho vay mà ông được hứa trả lãi suất cao gấp 5 lần lãi ngân hàng. Tuy nhiên, giờ đây, ông He phải cắt giảm tiền mua thức ăn, trong khi phương tiện đi lại chính của ông chỉ là một chiếc xe đạp quèn.
Người vay tiền đã hứa trả cho ông He 2.400 Nhân dân tệ, tương đương 379 USD, mỗi tháng sau khi vay 1/3 trong số 600.000 Nhân dân tệ tiền tiết kiệm cả đời của ông. Con nợ này đã dùng tiền vay của ông He đầu tư vào bất động sản, nhưng sau đó đã mất tích cùng với toàn bộ số tiền vay.
“Không sao tìm được ông ta. Tôi bị lừa rồi”, ông He than thở.
Sự giảm tốc của nền kinh tế và thị trường bất động sản đã làm lộ ra những mảng tối nhất trong mạng lưới “tín dụng đen” ở Trung Quốc. Tháng 7 vừa qua, giá nhà ở Trung Quốc đã giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tháng giảm thứ 5 liên tục.
Trước đó, rất nhiều người ở khắp các địa phương Trung Quốc đã đi vay lãi cao của người thân, bạn bè để đầu tư vào nhà đất với hy vọng “trúng quả lớn”, một phần để bỏ túi, phần khác để trả lãi. Tuy nhiên, đến nay, không chỉ người vay tiền kiểu này “chết dở”, mà cả người cho vay cũng “chết” theo.
Theo giới quan sát, Trung Quốc đang phải trả giá cho sự tăng trưởng không có kiểm soát của hoạt động cho vay tư nhân, hay còn gọi là “tín dụng đen”. Thực trạng này đặt Chính phủ Trung Quốc trước áp lực phải kiểm soát “tín dụng đen” nhằm ngăn chặn các vụ vỡ nợ hàng loạt có thể dẫn tới bất ổn xã hội. Tháng 3 vừa qua, Bắc Kinh đã công bố một dự án thử nghiệm ở Ôn Châu nhằm nới lỏng hạn chế cho vay vốn ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ, song song với giám sát hoạt động “tín dụng đen”.
Nhiều “con nợ” của phương thức “tín dụng đen” ở Trung Quốc hiện đã bỏ trốn, tự tử, hoặc ngang nhiên phá bỏ thỏa thuận, bỏ mặc lại các nạn nhân muốn ra sao thì ra. Trong 6 tháng đầu năm nay, đã có hơn 58.000 vụ kiện liên quan tới tổng số tiền 28,4 tỷ Nhân dân tệ cho vay “tín dụng đen” ở tỉnh Triết Giang, nơi có thành phố Ôn Châu, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2011 và là số vụ kiện nhiều nhất trong 5 năm. 1/5 số vụ kiện là ở Ôn Châu, nơi chính quyền thậm chí phải thành lập một tòa án đặc biệt để giải quyết.
Trên toàn Trung Quốc, trong năm ngoái, các nạn nhân của “tín dụng đen” đã phát hơn 600.000 đơn kiện, với số tiền 110 tỷ Nhân dân tệ, tăng 38% so với số vụ kiện của năm 2010. Theo số liệu từ Tòa án Tối cao Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm nay, số đơn kiện “tín dụng đen” tăng 25%, lên mức 376.000 đơn kiện.
Tại Ôn Châu, một trung tâm xuất khẩu vốn được coi là thủ phủ của lĩnh vực kinh tế tư nhân ở Trung Quốc, khoảng 90% số hộ gia đình có tham gia hoạt động “tín dụng đen”. Hơn 100 cá nhân ở đây đã bỏ trốn, tự vẫn hoặc tuyên bố phá sản từ năm 2011 tới nay. Tân hoa xã đưa tin hồi tháng 5, đã có ít nhất 800 nhà môi giới cho vay “tín dụng đen” ở địa phương này phá sản trong cùng khoảng thời gian.
Hãng nghiên cứu IHS Global Insight của Mỹ, nhận định, lượng vốn vay giữa các cá nhân ở Trung Quốc có thể lên tới 1,3 nghìn tỷ Nhân dân tệ. Còn theo ngân hàng Societe General của Pháp, thị trường “tín dụng đen” ở Trung Quốc - bao gồm cả cho vay giữa các cá nhân, các khoản vay ngoài bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, và các khoản vay của các quỹ ủy thác - có thể lên tới 2,4 nghìn tỷ USD, tương đương 1/3 thị trường vốn vay chính thức ở nước này.
Cơn bão “tín dụng đen” thậm chí còn lan tới tận thành phố Bao Đầu ở tỉnh Nội Mông xa xôi của Trung Quốc. Tháng 6 vừa qua, ông Wei Gang, chủ doanh nghiệp bất động sản lớn nhất ở Bao Đầu, treo cổ tự vẫn trong khách sạn, để lại khoản nợ 700 triệu Nhân dân tệ, nhiều gấp đôi số tài sản mà ông kiểm soát. Wei đã hứa trả lãi suất trên 5% mỗi tháng. Phần lớn các chủ nợ của Wei là những người vay tiền từ người khác với lãi suất từ 2-3%/tháng.
Ở Erdos, địa phương cách Bao Đầu khoảng 150km về phía Nam, 80% các dự án xây dựng nhà ở đã bị ngưng lại sau khi giá nhà sụt một mạch còn 3.000 Nhân dân tệ/m2 từ mức kỷ lục 20.000 Nhân dân tệ/m2 trước đó. Nguồn vốn lớn nhất cho các dự án bất động sản ở đây là “tín dụng đen”, và khi số vụ vỡ nợ gia tăng trong năm nay, đi đâu cũng thấy người dân đòi tiền nhau.
Gần đây nhất, hôm 3/9 vừa qua, một doanh nhân ở thành phố Ninh Ba đã tự vẫn trong một khách sạn. Cảnh sát cho biết, ông này đã kinh doanh “tín dụng đen”, vay nợ tới 27 triệu Nhân dân tệ và nợ lương nhân viên 2 triệu Nhân dân tệ. Ông này còn là chủ một công ty có doanh thu 6 triệu Nhân dân tệ mỗi năm, nhưng muốn vẫn kinh doanh “tín dụng đen”.
Bloomberg cho rằng, có một số lý do khiến người Trung Quốc ham cho vay tiền theo kiểu “tín dụng đen”. Lãi suất tiền gửi ngân hàng ở nước này khá thấp. Tháng 6 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc 9PBoC) đã cho phép các ngân hàng thương mại trả lãi suất tiền gửi cao hơn 1,1 lần so với lãi suất tiền gửi cơ bản 3%/năm để giữ chân khách hàng. Tuy nhiên, trong tháng 7 vừa qua, khách hàng cá nhân vẫn rút ròng 500,6 tỷ Nhân dân tệ tiền tiết kiệm khỏi hệ thống ngân hàng Trung Quốc, tương đương 0,6% tổng lượng tiền gửi.
Bên cạnh đó, Trung Quốc là nước có tỷ lệ tiết kiệm cao, nhưng người dân lại có ít kênh đầu tư. Tỷ lệ tiết kiệm/GDP của Trung Quốc hiện là 50%, cao nhất trong số các nền kinh tế lớn, vượt xa mức 34% của Ấn Độ hay 12% của Mỹ. Trong khi đó, hai kênh đầu tư chính ở nước này là chứng khoán và bất động sản đều đang đi xuống. Từ đầu năm đến nay, chỉ số Shanghai Composite đã giảm 3,3%, sau khi giảm 14% trong năm 2010 và 22% trong năm 2011.
Ngoài ra, lương hưu ở Trung Quốc, trong nhiều trường hợp, không đủ để người hưởng có thể trang trải đủ chi tiêu hàng tháng.