Người Venezuela sụt cân vì khủng hoảng kinh tế
Gần 3/4 dân số sụt cân trong cuộc khủng hoảng bao trùm quốc gia Nam Mỹ nhiều tài nguyên dầu lửa này
Nhiều người Venezuela chỉ ăn 2 bữa hoặc ít hơn mỗi ngày và gần 3/4 dân số sụt cân trong cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị đang bao trùm quốc gia Nam Mỹ nhiều tài nguyên dầu lửa này - kết quả một nghiên cứu mới về mức sống ở Venezuela cho thấy.
Hãng tin CNBC cho biết đến nay cuộc khủng hoảng của Venezuela vẫn chưa có dấu hiệu sẽ sớm chấm dứt. Giá dầu sụt sâu vào năm 2014 và các chính sách thiếu hợp lý của Tổng thống Nicolas Maduro đã dẫn tới tình trạng khan hiếm nghiêm trọng thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác trên toàn Venezuela, trong khi tốc độ lạm phát của nước này bị đẩy cao chóng mặt.
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tốc độ lạm phát tại Venezuela sẽ lên tới 1.642% vào cuối năm nay, và thậm chí có thể vượt 2.800% vào năm sau.
Dữ liệu từ cuộc Khảo sát Điều kiện sống Venezuela mới nhất (ENCOVI 2016) cho thấy 81% hộ gia đình ở Venezuela hiện đang sống với mức thu nhập nghèo, tăng so với tỷ lệ 75,6% vào năm 2015.
Trong khi đó, 74,3% dân số Venezuela sụt trung bình 8,7 kg trọng lượng cơ thể và khoảng 9,6 triệu người dân nước này chỉ ăn 2 bữa hoặc ít hơn mỗi ngày. Dân số Venezuela hiện vào khoảng 32 triệu người.
Tổng thống Maduro luôn nói rằng Venezuela là nạn nhân của một cuộc chiến tranh kinh tế do kẻ thù trong và ngoài nước gây ra. Tuy nhiên, theo giới phân tích, chính các biện pháp quản lý kinh tế sai lầm, cùng với mức độ phụ thuộc nặng nề của nền kinh tế Venezuela vào dầu lửa mới là nguyên nhân gây ra vấn đề.
Cuối năm ngoái, Chính phủ Venezuela tuyên bố đổi tiền, thay thế những đồng tiền cũ bằng những đồng tiền mới có mệnh giá cao hơn gấp nhiều lần nhằm chống lạm phát. Trong số những đồng tiền mới có đồng 20.000 Bolivar, mệnh giá lớn gấp 200 lần so với đồng tiền có mệnh giá cao nhất trước đó. Tuy nhiên, tình trạng hỗn loạn đã khiến kế hoạch đổi tiền bị hoãn lại.
Tháng 1 vừa qua, Tổng thống Maduro tuyên bố tăng lương tối thiểu lần thứ 5 trong vòng 1 năm, với mức tăng 50%. Sau đợt tăng mới nhất, lương tối thiểu của người lao động Venezuela là 40.638 Bolivar/tháng, tương đương 12,14 USD nếu tính theo tỷ giá hối đoái thị trường “chợ đen”.
Nếu tính cả tem phiếu thực phẩm, thì lương tối thiểu của người Venezuela đạt 104.353 Bolivar/tháng, tương đương 31,17 USD.
Ở quốc gia Venezuela, tem phiếu thực phẩm và tiền thưởng chiếm phần lớn thu nhập hàng tháng của người lao động. Lương tối thiểu tăng mạnh, nhưng với lạm phát cao và tình trạng khan hiếm hàng hóa, cuộc sống của đại đa số người dân Venezuela vẫn rất chật vật.
Hãng tin CNBC cho biết đến nay cuộc khủng hoảng của Venezuela vẫn chưa có dấu hiệu sẽ sớm chấm dứt. Giá dầu sụt sâu vào năm 2014 và các chính sách thiếu hợp lý của Tổng thống Nicolas Maduro đã dẫn tới tình trạng khan hiếm nghiêm trọng thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác trên toàn Venezuela, trong khi tốc độ lạm phát của nước này bị đẩy cao chóng mặt.
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tốc độ lạm phát tại Venezuela sẽ lên tới 1.642% vào cuối năm nay, và thậm chí có thể vượt 2.800% vào năm sau.
Dữ liệu từ cuộc Khảo sát Điều kiện sống Venezuela mới nhất (ENCOVI 2016) cho thấy 81% hộ gia đình ở Venezuela hiện đang sống với mức thu nhập nghèo, tăng so với tỷ lệ 75,6% vào năm 2015.
Trong khi đó, 74,3% dân số Venezuela sụt trung bình 8,7 kg trọng lượng cơ thể và khoảng 9,6 triệu người dân nước này chỉ ăn 2 bữa hoặc ít hơn mỗi ngày. Dân số Venezuela hiện vào khoảng 32 triệu người.
Tổng thống Maduro luôn nói rằng Venezuela là nạn nhân của một cuộc chiến tranh kinh tế do kẻ thù trong và ngoài nước gây ra. Tuy nhiên, theo giới phân tích, chính các biện pháp quản lý kinh tế sai lầm, cùng với mức độ phụ thuộc nặng nề của nền kinh tế Venezuela vào dầu lửa mới là nguyên nhân gây ra vấn đề.
Cuối năm ngoái, Chính phủ Venezuela tuyên bố đổi tiền, thay thế những đồng tiền cũ bằng những đồng tiền mới có mệnh giá cao hơn gấp nhiều lần nhằm chống lạm phát. Trong số những đồng tiền mới có đồng 20.000 Bolivar, mệnh giá lớn gấp 200 lần so với đồng tiền có mệnh giá cao nhất trước đó. Tuy nhiên, tình trạng hỗn loạn đã khiến kế hoạch đổi tiền bị hoãn lại.
Tháng 1 vừa qua, Tổng thống Maduro tuyên bố tăng lương tối thiểu lần thứ 5 trong vòng 1 năm, với mức tăng 50%. Sau đợt tăng mới nhất, lương tối thiểu của người lao động Venezuela là 40.638 Bolivar/tháng, tương đương 12,14 USD nếu tính theo tỷ giá hối đoái thị trường “chợ đen”.
Nếu tính cả tem phiếu thực phẩm, thì lương tối thiểu của người Venezuela đạt 104.353 Bolivar/tháng, tương đương 31,17 USD.
Ở quốc gia Venezuela, tem phiếu thực phẩm và tiền thưởng chiếm phần lớn thu nhập hàng tháng của người lao động. Lương tối thiểu tăng mạnh, nhưng với lạm phát cao và tình trạng khan hiếm hàng hóa, cuộc sống của đại đa số người dân Venezuela vẫn rất chật vật.