Nguy cơ khủng hoảng lương thực, Trung Quốc lần đầu nhập gạo từ Mỹ
Vài năm gần đây, Trung Quốc tích cực nhập khẩu lương thực từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu của 1,4 tỷ dân
Theo thoả thuận thương mại mới được ký cuối tuần qua, Trung Quốc - một trong những nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới, sẽ lần đầu nhập khẩu gạo từ Mỹ, CNN cho biết.
“Thoả thuận này đã được bàn bạc hơn một thập kỷ qua và tôi lấy làm vui mừng khi cuối cùng nó cũng được ký kết, đặc biệt là nhờ đó sẽ mang lại lợi ích cho nông dân và nông nghiệp Mỹ”, Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Sonny Perdue cho biết trong một thông cáo.
Trung Quốc hiện có sản lượng gạo lớn gấp hơn 20 lần Mỹ nhưng cũng là khách hàng lớn nhất của Mỹ.
Thời gian gần đây, Trung Quốc tích cực tăng cường mua gạo từ nước ngoài. Chỉ trong vài năm, nước này đã chi hơn 1 tỷ USD để mua lương thực. Năm ngoái, Trung Quốc đã nhập khoảng 5 triệu tấn gạo, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết.
Tuy nhiên, chỉ riêng Mỹ không đủ thoả mãn nhu cầu lương thực ngày càng tăng của Trung Quốc. Mỗi năm, Mỹ chỉ xuất khẩu khoảng 3 - 4 triệu tấn gạo, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc cho biết.
Trước đây, Trung Quốc từng đủ khả năng để cung ứng nhu cầu lương thực trong nước, đặc biệt là gạo. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, nước này đang phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, Rob Bailey, một chuyên gia về an ninh lương thực của Viện chính sách Chatham House ở London cho biết.
Việc tăng kim ngạch nhập khẩu lương thực phần nào cho thấy những khó khăn của ngành nông nghiệp Trung Quốc. Dân số nông thôn già hoá, năng suất mùa màng kém đi và đất đai ngày càng sói mòn. Ô nhiễm, biến đổi khí hậu cũng tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc.
Theo chuyên gia Bailey, Trung Quốc tỏ ra nhanh nhạy trong việc tìm kiếm nguồn cung gạo mới bởi các lệnh cấm xuất khẩu tạm thời của nhiều nước châu Á trước đây đã gây không ít khó khăn cho nước này.
USDA cho biết Mỹ sẽ bắt đầu xuất khẩu gạo sang Trung Quốc khi cơ quan chức năng của nước này hoàn tất việc kiểm định các cơ sở sản xuất gạo của Mỹ. Bộ Nông nghiệp và Bộ Thương mại của Trung Quốc chưa có phản hồi về thông tin này.
Mỹ - Trung đạt thoả thuận xuất khẩu lương thực chỉ hai tháng sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố ký thoả thuận xuất khẩu thiệt bò và khí gas sang Trung Quốc.
Động thái này cũng diễn ra đúng vào tuần lãnh đạo hai nước gặp gỡ để thảo luận về thương mại.
Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn còn gặp nhiều mâu thuẫn. Tổng thống Mỹ Donald Trump từng cáo buộc Bắc Kinh có hoạt động thương mại không công bằng và muốn giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc. Đây cũng là tinh thần chung của giới chức Mỹ và sau các cuộc họp diễn ra ngày 19/7 vừa rồi, thông cáo đưa ra thống nhất về “mục tiêu giảm thâm hụt thương mại” với Trung Quốc.
Sau đó, Trung Quốc cũng ra một thông cáo đề cập tới vấn đề thâm hụt thương mại, nhưng tập trung nhiều hơn vào các vấn đề song phương mà hai bên có thể hợp tác trong vài năm tới.
Theo CNN, vài năm gầy đây, Trung Quốc đã và đang mạnh tay mua lại các công ty nông nghiệp lớn của thế giới dẫn tới nhiều lo ngại.
Các chuyên gia nói rằng những cuộc thâu tóm doanh nghiệp ngành nông nghiệp là một phần trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm tăng cường khả năng cung cấp lương thực-thực phẩm cho dân số gần 1,4 tỷ người của nước này.
Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng đề cao việc đề phòng trường hợp xảy ra thiếu lương thực. Tuy nhiên, vấn đề này đặc biệt nhạy cảm đối với Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới.
Trung Quốc từng trải qua thời kỳ thiếu lương thực nghiêm trọng trong giai đoạn “đại nhảy vọt” hồi cuối thập niên 1950. Các nhà lịch sử học cho rằng hàng chục triệu người đã chết trong nạn đói đó, nhưng đây vẫn là một chủ đề cấm kỵ ở Trung Quốc.
“Thoả thuận này đã được bàn bạc hơn một thập kỷ qua và tôi lấy làm vui mừng khi cuối cùng nó cũng được ký kết, đặc biệt là nhờ đó sẽ mang lại lợi ích cho nông dân và nông nghiệp Mỹ”, Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Sonny Perdue cho biết trong một thông cáo.
Trung Quốc hiện có sản lượng gạo lớn gấp hơn 20 lần Mỹ nhưng cũng là khách hàng lớn nhất của Mỹ.
Thời gian gần đây, Trung Quốc tích cực tăng cường mua gạo từ nước ngoài. Chỉ trong vài năm, nước này đã chi hơn 1 tỷ USD để mua lương thực. Năm ngoái, Trung Quốc đã nhập khoảng 5 triệu tấn gạo, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết.
Tuy nhiên, chỉ riêng Mỹ không đủ thoả mãn nhu cầu lương thực ngày càng tăng của Trung Quốc. Mỗi năm, Mỹ chỉ xuất khẩu khoảng 3 - 4 triệu tấn gạo, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc cho biết.
Trước đây, Trung Quốc từng đủ khả năng để cung ứng nhu cầu lương thực trong nước, đặc biệt là gạo. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, nước này đang phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, Rob Bailey, một chuyên gia về an ninh lương thực của Viện chính sách Chatham House ở London cho biết.
Việc tăng kim ngạch nhập khẩu lương thực phần nào cho thấy những khó khăn của ngành nông nghiệp Trung Quốc. Dân số nông thôn già hoá, năng suất mùa màng kém đi và đất đai ngày càng sói mòn. Ô nhiễm, biến đổi khí hậu cũng tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc.
Theo chuyên gia Bailey, Trung Quốc tỏ ra nhanh nhạy trong việc tìm kiếm nguồn cung gạo mới bởi các lệnh cấm xuất khẩu tạm thời của nhiều nước châu Á trước đây đã gây không ít khó khăn cho nước này.
USDA cho biết Mỹ sẽ bắt đầu xuất khẩu gạo sang Trung Quốc khi cơ quan chức năng của nước này hoàn tất việc kiểm định các cơ sở sản xuất gạo của Mỹ. Bộ Nông nghiệp và Bộ Thương mại của Trung Quốc chưa có phản hồi về thông tin này.
Mỹ - Trung đạt thoả thuận xuất khẩu lương thực chỉ hai tháng sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố ký thoả thuận xuất khẩu thiệt bò và khí gas sang Trung Quốc.
Động thái này cũng diễn ra đúng vào tuần lãnh đạo hai nước gặp gỡ để thảo luận về thương mại.
Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn còn gặp nhiều mâu thuẫn. Tổng thống Mỹ Donald Trump từng cáo buộc Bắc Kinh có hoạt động thương mại không công bằng và muốn giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc. Đây cũng là tinh thần chung của giới chức Mỹ và sau các cuộc họp diễn ra ngày 19/7 vừa rồi, thông cáo đưa ra thống nhất về “mục tiêu giảm thâm hụt thương mại” với Trung Quốc.
Sau đó, Trung Quốc cũng ra một thông cáo đề cập tới vấn đề thâm hụt thương mại, nhưng tập trung nhiều hơn vào các vấn đề song phương mà hai bên có thể hợp tác trong vài năm tới.
Theo CNN, vài năm gầy đây, Trung Quốc đã và đang mạnh tay mua lại các công ty nông nghiệp lớn của thế giới dẫn tới nhiều lo ngại.
Các chuyên gia nói rằng những cuộc thâu tóm doanh nghiệp ngành nông nghiệp là một phần trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm tăng cường khả năng cung cấp lương thực-thực phẩm cho dân số gần 1,4 tỷ người của nước này.
Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng đề cao việc đề phòng trường hợp xảy ra thiếu lương thực. Tuy nhiên, vấn đề này đặc biệt nhạy cảm đối với Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới.
Trung Quốc từng trải qua thời kỳ thiếu lương thực nghiêm trọng trong giai đoạn “đại nhảy vọt” hồi cuối thập niên 1950. Các nhà lịch sử học cho rằng hàng chục triệu người đã chết trong nạn đói đó, nhưng đây vẫn là một chủ đề cấm kỵ ở Trung Quốc.