Nguy kịch vì hạ đường huyết sau khi uống rượu
Đường trong máu (glucose) là chất dinh dưỡng chủ lực để cung cấp năng lượng cho mọi vận động. Nguồn đường trong cơ thể được cung cấp từ thức ăn sau đó tổng hợp và dự trữ ở gan. Tuy nhiên, khi uống rượu bia, chất cồn (ethanol) lại có tác động trực tiếp gây hạ đường huyết.
Thực tế lâm sàng các trường hợp nặng, nguy kịch do hạ đường huyết sau khi uống rượu, được cấp cứu tại Trung tâm Chống độc, đa phần đều có chung một kịch bản: Bệnh nhân bị hạ đường huyết ngay trong lúc ngủ sau chầu nhậu. Tuy nhiên, vì người nhà tưởng lầm bệnh nhân nằm li bì do say rượu nên bỏ qua. Thường phải sau một buổi hoặc đến ngày hôm sau tình trạng hôn mê của bệnh nhân mới được phát hiện.Mới đây, một bệnh nhân nam sinh năm 1981, sống ở Hà Nội, được đưa vào Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) vào ngày 10/1, trong tình trạng hôn mê. Qua khai thác bệnh sử, người nhà cho biết, trong hơn 1 tuần kể từ Tết dương lịch, bệnh nhân ngày nào cũng uống rượu. Bệnh nhân thường bỏ bữa cơm để uống rượu và lúc uống cũng ăn rất ít.5 giờ sáng ngày 10/1, người vợ phát hiện thấy bệnh nhân mê man, gọi không biết gì, kèm theo hiện tượng thở khò khè nên đã ngay lập tức đưa bệnh nhân đến bệnh viện trong khu vực để xử lý bước đầu. Sau đó, xác định bệnh nhân có tình trạng nặng nên đã chuyển tiếp lên Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.Trao đổi với PV Dân trí, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết: "Thời điểm nhập viện, bệnh nhân bị hôn mê sâu. Đường huyết hạ rất nặng về mức 0,6 mmol/lít. Trong khi đó, chỉ số này ở người bình thường là trên 4 mmol/l. Tụt huyết áp, suy hô hấp, đồng tử giãn và nhiễm toan chuyển hóa rất nặng. Đáng chú ý, nồng độ rượu trong máu của bệnh nhân đo được ở mức rất cao: 260 mg/dl".
Thực tế lâm sàng các trường hợp nặng, nguy kịch do hạ đường huyết sau khi uống rượu, được cấp cứu tại Trung tâm Chống độc, đa phần đều có chung một kịch bản: Bệnh nhân bị hạ đường huyết ngay trong lúc ngủ sau chầu nhậu. Tuy nhiên, vì người nhà tưởng lầm bệnh nhân nằm li bì do say rượu nên bỏ qua. Thường phải sau một buổi hoặc đến ngày hôm sau tình trạng hôn mê của bệnh nhân mới được phát hiện.Mới đây, một bệnh nhân nam sinh năm 1981, sống ở Hà Nội, được đưa vào Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) vào ngày 10/1, trong tình trạng hôn mê. Qua khai thác bệnh sử, người nhà cho biết, trong hơn 1 tuần kể từ Tết dương lịch, bệnh nhân ngày nào cũng uống rượu. Bệnh nhân thường bỏ bữa cơm để uống rượu và lúc uống cũng ăn rất ít.5 giờ sáng ngày 10/1, người vợ phát hiện thấy bệnh nhân mê man, gọi không biết gì, kèm theo hiện tượng thở khò khè nên đã ngay lập tức đưa bệnh nhân đến bệnh viện trong khu vực để xử lý bước đầu. Sau đó, xác định bệnh nhân có tình trạng nặng nên đã chuyển tiếp lên Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.Trao đổi với PV Dân trí, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết: "Thời điểm nhập viện, bệnh nhân bị hôn mê sâu. Đường huyết hạ rất nặng về mức 0,6 mmol/lít. Trong khi đó, chỉ số này ở người bình thường là trên 4 mmol/l. Tụt huyết áp, suy hô hấp, đồng tử giãn và nhiễm toan chuyển hóa rất nặng. Đáng chú ý, nồng độ rượu trong máu của bệnh nhân đo được ở mức rất cao: 260 mg/dl".
Theo BS Nguyên, chính tình trạng hạ đường huyết sau khi uống rượu đã khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê. Ngay sau khi tiếp nhận, Trung tâm Chống độc đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp hồi sức tích cực cho bệnh nhân. Cụ thể, người này được hỗ trợ hô hấp bằng máy thở, lọc máu, hồi sức tim mạch… Tuy nhiên, vì bệnh nhân được phát hiện và đưa đi cấp cứu ở thời điểm quá muộn, nên tiên lượng rất khó khăn.BS Nguyên phân tích: "Chúng tôi đang cố gắng hết sức để cấp cứu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, vì tình trạng nặng nên khả năng tử vong của bệnh nhân được tiên lượng ở mức cao, hơn 50%. Trong trường hợp may mắn được cứu sống, thì chắc chắn vẫn để lại các di chứng, ví dụ như hôn mê, do não đã bị tổn thương".
Thông thường, uống rượu bia có thể gây hạ đường huyết trong hai trường hợp: hạ đường huyết lúc đói sau uống rượu và hạ đường huyết phản ứng sau uống rượu.Bị hạ đường huyết lúc đói sau uống rượu do khi uống nồng độ cồn thấp (khoảng 45mg/dl) có thể gây hạ đường huyết rất nhiều bởi chất cồn phong tỏa quá trình tạo mới glucose tại gan. Xử lý trường hợp này: phải uống nước đường hay ăn cơm, cháo để bổ sung dự trữ glycogen cho đến khi quá trình tạo mới glucose được hồi phục. Phòng tránh trường hợp này bằng cách phải ăn thức ăn trong lúc uống rượu bia.Bị hạ đường huyết phản ứng sau uống rượu do: lúc uống rượu có uống các loại nước ngọt có đường, vì vậy chúng gây tiết insulin nhiều hơn so với việc chỉ uống nước ngọt mà không uống rượu. Hậu quả là gây hạ đường huyết muộn sau 3 - 4 giờ. Phòng tránh tình trạng này bằng cách không uống nước ngọt khi uống rượu, ăn thức ăn bổ sung để cung cấp gluco cho cơ thể.Đặc biệt trong mùa đông này, cần chú ý đến việc giữ ấm sau khi đã sử dụng bia rượu. "Rượu bia khiến cho mạch máu ngoài da giãn ra, khiến người uống cảm thấy ấm lên nhưng thực ra đang mất nhiệt. Bên cạnh nguy cơ nhiễm lạnh, tình trạng mất nhiệt cũng dễ dẫn đến hạ đường huyết", TS.BS Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo.