Nhà đầu tư chứng khoán bắt đầu tháo chạy
Hàng loạt yếu tố bất lợi từ Mỹ, châu Âu đang khiến nhà đầu tư bắt đầu rơi vào hoảng loạn và bán tháo tài sản rủi ro cao
Hàng loạt yếu tố bất lợi từ kinh tế Mỹ, châu Âu đang khiến nhà đầu tư bắt đầu rơi vào trạng thái hoảng loạn và bán tháo những tài sản có khả năng trở thành giấy vụn như chứng khoán.
Phiên giao dịch hôm qua, thị trường chứng khoán Mỹ trượt mạnh nhất trong vòng 8 tuần, khối lượng giao dịch cổ phiếu bùng nổ lên gần 8,7 tỷ cổ phiếu, điều hiếm thấy trong vài tuần qua. Khu vực chứng khoán châu Âu cũng tuột dốc nhanh không kém.
Việc giải quyết trần nợ công của Mỹ vẫn chưa thấy tín hiệu nào đáng mừng, trong khi mỗi ngày qua, nỗi lo lại dày thêm một bậc. Tính tới hết ngày 27/7, nước Mỹ chỉ còn đúng 6 ngày để tự quyết định số phận nền kinh tế của mình.
Đã có rất nhiều ý kiến cảnh báo được đưa ra từ trong nước Mỹ và trên trường quốc tế về những thảm kịch của việc vỡ nợ đối với nền kinh tế Mỹ, cũng như những tác động khôn lường của nó tới thị trường tài chính toàn cầu.
Đối với khu vực châu Á, vấn đề nợ công của Mỹ và châu Âu giống như một hành tinh đang bay thẳng về phía Trái đất. Hành tinh đó quá lớn để có thể né tránh, cũng như quá khó để xác định được xem mức thiệt hại sẽ thế nào nếu va chạm xảy ra.
Với khoảng 3.000 tỷ USD dự trữ ngoại tệ nắm giữ dưới hình thức trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ, trong đó riêng Trung Quốc và Nhật Bản đã sở hữu tổng cộng trên 2.000 tỷ USD, rõ ràng châu Á sẽ là khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp nếu Mỹ rơi vào tình trạng vỡ nợ.
Bên cạnh vấn đề trần nợ, nước Mỹ còn đang đối mặt với nguy cơ mất xếp hạng tín nhiệm cao nhất, khi hàng loạt tổ chức định mức tín dụng đua nhau ra lời cảnh báo về khả năng đánh tụt xếp bậc của nền kinh tế đầu tàu thế giới.
Đầu tiên là tổ chức Moody's hôm 13/7 cho biết đưa xếp hạng tín nhiệm của Mỹ vào diện xem xét hạ bậc. Tiếp đó, ngày 18/7, Fitch Ratings nhắc lại cảnh báo hạ bậc tín nhiệm nếu Mỹ không nâng trần nợ và mới đây nhất là Standard & Poor's (S&P) hôm 21/7.
Ngân hàng JPMorgan Chase cho rằng các cuộc tranh luận chính trị xung quanh kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách có thể khiến Mỹ mất mức xếp hạng tín nhiệm cao nhất và tiêu tốn khoảng 100 tỷ USD/năm cũng như kéo lùi đà tăng trưởng của nền kinh tế.
Còn theo chuyên gia kinh tế trưởng Mohamed El-Erian thuộc Quỹ đầu tư trái phiếu lớn nhất thế giới (PIMCO), “việc bị hạ xếp hạng tín dụng đồng nghĩa với đồng USD yếu, lãi suất cao hơn và niềm tin vào kinh tế trở nên mong manh”.
Tổ chức Macroeconomic Advisers thì đưa ra dự báo, GDP Mỹ nửa sau năm 2011 có thể tăng trưởng chỉ 2,6% từ mức dự báo 3,2% vào trước đó, và tỷ lệ thất nghiệp ở thời điểm cuối năm 2011 sẽ ở mức 9,6% từ mức 9,2% theo kỳ vọng.
"Thị trường bắt đầu có những lo lắng thật sự về khả năng vỡ nợ. Tôi không nghĩ nó sắp xảy ra.. nhưng chúng tôi có thể bị hạ bậc tín nhiệm. Điều đó mỗi ngày càng trở nên rõ ràng hơn", Peter Cardillo, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc hãng Avalon Partners có trụ sở ở New York, cho hay.
Cùng với những bất ổn tại Mỹ, hôm qua, thị trường còn dao động mạnh sau khi S&P bất ngờ hạ xếp hạng tín nhiệm của Hy Lạp từ CCC xuống CC với triển vọng tiêu cực. Tổ chức này cho rằng, đề xuất tái cấu trúc nợ của Liên minh châu Âu sẽ đẩy Hy Lạp vào nguy cơ “vỡ nợ có chọn lọc”.
Theo đề xuất tái cấu trúc của EU, các ngân hàng và các nhà bảo hiểm sẽ tình nguyện kéo dài thời gian đáo hạn đối với số trái phiếu của Hy Lạp với lãi suất thấp hơn. S&P cho rằng, các điều khoản của cả việc hoán đổi trái phiếu và đảo nợ đều bất lợi cho nhà đầu tư.
Trước S&P, Moody’s cũng hạ 3 bậc tín nhiệm Hy Lạp từ Caa1 xuống mức Ca. Trong khi Fitch cũng đánh giá tín nhiệm Hy Lạp ở mức CCC và cho biết Hy Lạp có thể vỡ nợ tạm thời do quá trình hoán đổi trái phiếu.
Tuy nhiên, trái ngược với đánh giá tiêu cực của các tổ chức định mức tín nhiệm trên, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn cho rằng, "những nhà đầu cơ đặt cược vào việc Hy Lạp vỡ nợ sẽ chịu thua thiệt".
Theo người đứng đầu định chế tài chính này, các tổ chức xếp hạng tín dụng đang phán xét một cách độc quyền và cách họ làm việc rõ ràng không phải tối ưu trong điều kiện của những tổ chức thị trường.
Song, cho dù những lời trấn an của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu là sự thực, thì giới đầu tư vẫn không tin tưởng cho lắm. Thậm chí có không ít người còn cho rằng, ông cũng nghĩ rằng Hy Lạp sẽ vỡ nợ, nhưng không nói ra bởi vị trí mà ông đang đứng.
Mặc dù nợ công là vấn đề đang được dư luận quan tâm nhiều nhất, nhưng mới đây, hôm 26/7, phát biểu tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại của Mỹ ở New York, bà Christine Lagarde, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã cảnh báo đó chỉ là một trong ba thách thức hàng đầu đe dọa nền kinh tế toàn cầu
Theo bà, không chỉ có nợ công, phục hồi kinh tế không cân bằng và bất ổn định xã hội cũng là những yếu tố có thể đe dọa kinh tế toàn cầu. Bà nhấn mạnh, những thách thức này gắn chặt chẽ với nhau và kinh tế thế giới chỉ có thể tăng trưởng ổn định, khi 3 nút thắt này được giải quyết dứt điểm.
Về nợ công châu Âu, bà Lagarde cho rằng, thỏa thuận mới nhất giữa các nhà lãnh đạo châu Âu dẫu được các thị trường tài chính quốc tế hoan nghênh, nhưng nguy cơ tái xuất hiện các rối loạn là rất cao. Vì vậy, châu Âu cần khẩn cấp triển khai và thực hiện nhanh các thỏa thuận này.
Với nợ công ở Mỹ, Tổng giám đốc IMF hối thúc Washington hành động tài chính táo bạo, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa cần tìm ra một giải pháp chung. Bởi lẽ, việc nước Mỹ bị vỡ nợ không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế Mỹ, mà còn ảnh hưởng đến kinh tế thế toàn cầu.
Theo bà Lagarde, mặc dù kinh tế thế giới đã bắt đầu tăng trưởng đáng lạc quan về trung hạn nhưng vẫn có nguy cơ mất cân bằng, bởi sự phát triển quá nóng của các nền kinh tế mới nổi, giá hàng hóa tăng cao tác động bất lợi tới các quốc gia thu nhập thấp, kéo dài khủng hoảng ở các nền kinh tế phát triển.
Thêm vào đó, những tranh chấp mâu thuẫn chính trị xã hội thời gian gần đây ở nhiều nước khu vực Trung Đông và Bắc Phi cho thấy tăng trưởng kinh tế bất cân bằng về xã hội sẽ dẫn đến biến động chính trị hoặc xung đột giữa các thế hệ. Thực trạng này đòi hỏi tăng trưởng kinh tế bền vững và thích hợp.
Theo báo cáo đầu tư toàn cầu 2011 được công bố tại Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), lần đầu tiên các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi thu hút được hơn một nửa nguồn FDI của toàn cầu, với 642 tỷ USD, so với 602 tỷ USD FDI mà các nước phát triển thu hút được.
Báo cáo trên cũng cho biết, nguồn vốn FDI từ các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi đầu tư ra bên ngoài đạt mức kỷ lục 388 tỷ USD trong năm 2010, trong khi nguồn FDI từ các nước phát triển đầu tư vào các nước khác trên thế giới chỉ đạt 935 triệu USD, bằng một nửa đỉnh điểm của họ trong năm 2007.
Báo cáo đưa ra dự đoán năm 2011, FDI toàn cầu sẽ tiếp tục phục hồi và có thể trở lại mức trung bình trước khủng hoảng. UNCTAD cho rằng tạo thuận lợi và thúc đẩy đầu tư vẫn là nhân tố chủ yếu trong tất cả các chính sách đầu tư quốc gia gần đây của các chính phủ trên toàn cầu.
Phiên giao dịch hôm qua, thị trường chứng khoán Mỹ trượt mạnh nhất trong vòng 8 tuần, khối lượng giao dịch cổ phiếu bùng nổ lên gần 8,7 tỷ cổ phiếu, điều hiếm thấy trong vài tuần qua. Khu vực chứng khoán châu Âu cũng tuột dốc nhanh không kém.
Việc giải quyết trần nợ công của Mỹ vẫn chưa thấy tín hiệu nào đáng mừng, trong khi mỗi ngày qua, nỗi lo lại dày thêm một bậc. Tính tới hết ngày 27/7, nước Mỹ chỉ còn đúng 6 ngày để tự quyết định số phận nền kinh tế của mình.
Đã có rất nhiều ý kiến cảnh báo được đưa ra từ trong nước Mỹ và trên trường quốc tế về những thảm kịch của việc vỡ nợ đối với nền kinh tế Mỹ, cũng như những tác động khôn lường của nó tới thị trường tài chính toàn cầu.
Đối với khu vực châu Á, vấn đề nợ công của Mỹ và châu Âu giống như một hành tinh đang bay thẳng về phía Trái đất. Hành tinh đó quá lớn để có thể né tránh, cũng như quá khó để xác định được xem mức thiệt hại sẽ thế nào nếu va chạm xảy ra.
Với khoảng 3.000 tỷ USD dự trữ ngoại tệ nắm giữ dưới hình thức trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ, trong đó riêng Trung Quốc và Nhật Bản đã sở hữu tổng cộng trên 2.000 tỷ USD, rõ ràng châu Á sẽ là khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp nếu Mỹ rơi vào tình trạng vỡ nợ.
Bên cạnh vấn đề trần nợ, nước Mỹ còn đang đối mặt với nguy cơ mất xếp hạng tín nhiệm cao nhất, khi hàng loạt tổ chức định mức tín dụng đua nhau ra lời cảnh báo về khả năng đánh tụt xếp bậc của nền kinh tế đầu tàu thế giới.
Đầu tiên là tổ chức Moody's hôm 13/7 cho biết đưa xếp hạng tín nhiệm của Mỹ vào diện xem xét hạ bậc. Tiếp đó, ngày 18/7, Fitch Ratings nhắc lại cảnh báo hạ bậc tín nhiệm nếu Mỹ không nâng trần nợ và mới đây nhất là Standard & Poor's (S&P) hôm 21/7.
Ngân hàng JPMorgan Chase cho rằng các cuộc tranh luận chính trị xung quanh kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách có thể khiến Mỹ mất mức xếp hạng tín nhiệm cao nhất và tiêu tốn khoảng 100 tỷ USD/năm cũng như kéo lùi đà tăng trưởng của nền kinh tế.
Còn theo chuyên gia kinh tế trưởng Mohamed El-Erian thuộc Quỹ đầu tư trái phiếu lớn nhất thế giới (PIMCO), “việc bị hạ xếp hạng tín dụng đồng nghĩa với đồng USD yếu, lãi suất cao hơn và niềm tin vào kinh tế trở nên mong manh”.
Tổ chức Macroeconomic Advisers thì đưa ra dự báo, GDP Mỹ nửa sau năm 2011 có thể tăng trưởng chỉ 2,6% từ mức dự báo 3,2% vào trước đó, và tỷ lệ thất nghiệp ở thời điểm cuối năm 2011 sẽ ở mức 9,6% từ mức 9,2% theo kỳ vọng.
"Thị trường bắt đầu có những lo lắng thật sự về khả năng vỡ nợ. Tôi không nghĩ nó sắp xảy ra.. nhưng chúng tôi có thể bị hạ bậc tín nhiệm. Điều đó mỗi ngày càng trở nên rõ ràng hơn", Peter Cardillo, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc hãng Avalon Partners có trụ sở ở New York, cho hay.
Cùng với những bất ổn tại Mỹ, hôm qua, thị trường còn dao động mạnh sau khi S&P bất ngờ hạ xếp hạng tín nhiệm của Hy Lạp từ CCC xuống CC với triển vọng tiêu cực. Tổ chức này cho rằng, đề xuất tái cấu trúc nợ của Liên minh châu Âu sẽ đẩy Hy Lạp vào nguy cơ “vỡ nợ có chọn lọc”.
Theo đề xuất tái cấu trúc của EU, các ngân hàng và các nhà bảo hiểm sẽ tình nguyện kéo dài thời gian đáo hạn đối với số trái phiếu của Hy Lạp với lãi suất thấp hơn. S&P cho rằng, các điều khoản của cả việc hoán đổi trái phiếu và đảo nợ đều bất lợi cho nhà đầu tư.
Trước S&P, Moody’s cũng hạ 3 bậc tín nhiệm Hy Lạp từ Caa1 xuống mức Ca. Trong khi Fitch cũng đánh giá tín nhiệm Hy Lạp ở mức CCC và cho biết Hy Lạp có thể vỡ nợ tạm thời do quá trình hoán đổi trái phiếu.
Tuy nhiên, trái ngược với đánh giá tiêu cực của các tổ chức định mức tín nhiệm trên, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn cho rằng, "những nhà đầu cơ đặt cược vào việc Hy Lạp vỡ nợ sẽ chịu thua thiệt".
Theo người đứng đầu định chế tài chính này, các tổ chức xếp hạng tín dụng đang phán xét một cách độc quyền và cách họ làm việc rõ ràng không phải tối ưu trong điều kiện của những tổ chức thị trường.
Song, cho dù những lời trấn an của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu là sự thực, thì giới đầu tư vẫn không tin tưởng cho lắm. Thậm chí có không ít người còn cho rằng, ông cũng nghĩ rằng Hy Lạp sẽ vỡ nợ, nhưng không nói ra bởi vị trí mà ông đang đứng.
Mặc dù nợ công là vấn đề đang được dư luận quan tâm nhiều nhất, nhưng mới đây, hôm 26/7, phát biểu tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại của Mỹ ở New York, bà Christine Lagarde, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã cảnh báo đó chỉ là một trong ba thách thức hàng đầu đe dọa nền kinh tế toàn cầu
Theo bà, không chỉ có nợ công, phục hồi kinh tế không cân bằng và bất ổn định xã hội cũng là những yếu tố có thể đe dọa kinh tế toàn cầu. Bà nhấn mạnh, những thách thức này gắn chặt chẽ với nhau và kinh tế thế giới chỉ có thể tăng trưởng ổn định, khi 3 nút thắt này được giải quyết dứt điểm.
Về nợ công châu Âu, bà Lagarde cho rằng, thỏa thuận mới nhất giữa các nhà lãnh đạo châu Âu dẫu được các thị trường tài chính quốc tế hoan nghênh, nhưng nguy cơ tái xuất hiện các rối loạn là rất cao. Vì vậy, châu Âu cần khẩn cấp triển khai và thực hiện nhanh các thỏa thuận này.
Với nợ công ở Mỹ, Tổng giám đốc IMF hối thúc Washington hành động tài chính táo bạo, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa cần tìm ra một giải pháp chung. Bởi lẽ, việc nước Mỹ bị vỡ nợ không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế Mỹ, mà còn ảnh hưởng đến kinh tế thế toàn cầu.
Theo bà Lagarde, mặc dù kinh tế thế giới đã bắt đầu tăng trưởng đáng lạc quan về trung hạn nhưng vẫn có nguy cơ mất cân bằng, bởi sự phát triển quá nóng của các nền kinh tế mới nổi, giá hàng hóa tăng cao tác động bất lợi tới các quốc gia thu nhập thấp, kéo dài khủng hoảng ở các nền kinh tế phát triển.
Thêm vào đó, những tranh chấp mâu thuẫn chính trị xã hội thời gian gần đây ở nhiều nước khu vực Trung Đông và Bắc Phi cho thấy tăng trưởng kinh tế bất cân bằng về xã hội sẽ dẫn đến biến động chính trị hoặc xung đột giữa các thế hệ. Thực trạng này đòi hỏi tăng trưởng kinh tế bền vững và thích hợp.
Theo báo cáo đầu tư toàn cầu 2011 được công bố tại Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), lần đầu tiên các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi thu hút được hơn một nửa nguồn FDI của toàn cầu, với 642 tỷ USD, so với 602 tỷ USD FDI mà các nước phát triển thu hút được.
Báo cáo trên cũng cho biết, nguồn vốn FDI từ các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi đầu tư ra bên ngoài đạt mức kỷ lục 388 tỷ USD trong năm 2010, trong khi nguồn FDI từ các nước phát triển đầu tư vào các nước khác trên thế giới chỉ đạt 935 triệu USD, bằng một nửa đỉnh điểm của họ trong năm 2007.
Báo cáo đưa ra dự đoán năm 2011, FDI toàn cầu sẽ tiếp tục phục hồi và có thể trở lại mức trung bình trước khủng hoảng. UNCTAD cho rằng tạo thuận lợi và thúc đẩy đầu tư vẫn là nhân tố chủ yếu trong tất cả các chính sách đầu tư quốc gia gần đây của các chính phủ trên toàn cầu.