Nhà giàu thế giới thích giữ tiền mặt
“Các cá nhân siêu giàu đang nắm giữ khoảng 25% tài sản của họ dưới dạng tiền mặt”
Số cá nhân siêu giàu - những người sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên - trên phạm vi toàn cầu đã tăng lên mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, tiền mặt đang chiếm một tỷ trọng lớn trong khối tài sản của nhóm này, dẫn tới những cảnh báo rủi ro trong trường hợp xảy ra cú sốc trong hệ thống tài chính.
Hãng tin CNBC dẫn một báo cáo mới do hãng nghiên cứu Wealth-X và ngân hàng Thụy Sỹ UBS phối hợp thực hiện cho thấy, trong thời gian 1 năm tính đến tháng 6/2014, thế giới có thêm 12.040 người siêu giàu, tăng 6% so với năm 2013.
Với mức tăng này, số người siêu giàu trên thế giới đạt 211.275 người, cao chưa từng có từ trước đến nay.
Tổng giá trị tài sản ròng của nhóm này hiện cao gấp đôi GDP của Mỹ. Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, GDP của Mỹ hiện ở mức gần 17 nghìn tỷ USD.
Tuy nhiên, giám đốc đầu tư Simon Smiles thuộc công ty quản lý tài sản UBS Wealth Management đã lên tiếng cảnh báo về những rủi ro mà giới siêu giàu của thế giới đang phải đối mặt.
“Bản báo cáo phát hiện ra rằng các cá nhân siêu giàu đang nắm giữ khoảng 25% tài sản của họ dưới dạng tiền mặt. Đây là một tỷ lệ tiền mặt cực cao”, ông Smiles nói.
Smiles cho rằng, việc nắm giữ nhiều tiền mặt có thể giá trị tài sản của giới giàu hao hụt vì lạm phát, nhưng bên cạnh đó, việc nắm giữ trái phiếu chính phủ Đức hay Mỹ cũng không còn an toàn như xưa. Theo ông Smiles, triển vọng lợi nhuận của các tài sản này đang có chiều hướng kém đi.
Mặc dù vậy, Smiles đánh giá rằng, sự tập trung tài sản có lẽ mới là rủi ro lớn nhất đối với giới siêu giàu hiện nay. “Các cá nhân siêu giàu có 2/3 tài sản nằm trong các cơ sở kinh doanh chính của họ”, Smiles nói.
Hầu hết các cá nhân siêu giàu đều là những người tự mình làm ra tài sản và sở hữu các công ty tư nhân do họ sáng lập nên - báo cáo cho hay. Giá trị tài sản của các cá nhân siêu giàu trong các công ty tư nhân này lớn khoảng gấp đôi so với tài sản mà họ nắm giữ trong các công ty đại chúng.
Sự phân bổ tài sản mất cân đối như vậy khiến giới siêu giàu dễ chịu rủi ro trước những cú sốc từ bên ngoài như thay đổi công nghệ, quy chế mới, và rủi ro địa chính trị mới.
Bản báo cáo dự báo, số cá nhân siêu giàu trên thế giới sẽ đạt 250.000 người trong vòng 5 năm tới, tăng 18% so với con số của năm nay.
Bắc Mỹ và châu Âu tiếp tục là hai khu vực có số người siêu giàu nhiều nhất. Trong đó, Mỹ dẫn đầu với 69.560 người siêu giàu, báo cáo cho hay. Tuy vậy, châu Á mới là khu vực nơi số lượng người siêu giàu tăng nhanh nhất.
Hãng tin CNBC dẫn một báo cáo mới do hãng nghiên cứu Wealth-X và ngân hàng Thụy Sỹ UBS phối hợp thực hiện cho thấy, trong thời gian 1 năm tính đến tháng 6/2014, thế giới có thêm 12.040 người siêu giàu, tăng 6% so với năm 2013.
Với mức tăng này, số người siêu giàu trên thế giới đạt 211.275 người, cao chưa từng có từ trước đến nay.
Tổng giá trị tài sản ròng của nhóm này hiện cao gấp đôi GDP của Mỹ. Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, GDP của Mỹ hiện ở mức gần 17 nghìn tỷ USD.
Tuy nhiên, giám đốc đầu tư Simon Smiles thuộc công ty quản lý tài sản UBS Wealth Management đã lên tiếng cảnh báo về những rủi ro mà giới siêu giàu của thế giới đang phải đối mặt.
“Bản báo cáo phát hiện ra rằng các cá nhân siêu giàu đang nắm giữ khoảng 25% tài sản của họ dưới dạng tiền mặt. Đây là một tỷ lệ tiền mặt cực cao”, ông Smiles nói.
Smiles cho rằng, việc nắm giữ nhiều tiền mặt có thể giá trị tài sản của giới giàu hao hụt vì lạm phát, nhưng bên cạnh đó, việc nắm giữ trái phiếu chính phủ Đức hay Mỹ cũng không còn an toàn như xưa. Theo ông Smiles, triển vọng lợi nhuận của các tài sản này đang có chiều hướng kém đi.
Mặc dù vậy, Smiles đánh giá rằng, sự tập trung tài sản có lẽ mới là rủi ro lớn nhất đối với giới siêu giàu hiện nay. “Các cá nhân siêu giàu có 2/3 tài sản nằm trong các cơ sở kinh doanh chính của họ”, Smiles nói.
Hầu hết các cá nhân siêu giàu đều là những người tự mình làm ra tài sản và sở hữu các công ty tư nhân do họ sáng lập nên - báo cáo cho hay. Giá trị tài sản của các cá nhân siêu giàu trong các công ty tư nhân này lớn khoảng gấp đôi so với tài sản mà họ nắm giữ trong các công ty đại chúng.
Sự phân bổ tài sản mất cân đối như vậy khiến giới siêu giàu dễ chịu rủi ro trước những cú sốc từ bên ngoài như thay đổi công nghệ, quy chế mới, và rủi ro địa chính trị mới.
Bản báo cáo dự báo, số cá nhân siêu giàu trên thế giới sẽ đạt 250.000 người trong vòng 5 năm tới, tăng 18% so với con số của năm nay.
Bắc Mỹ và châu Âu tiếp tục là hai khu vực có số người siêu giàu nhiều nhất. Trong đó, Mỹ dẫn đầu với 69.560 người siêu giàu, báo cáo cho hay. Tuy vậy, châu Á mới là khu vực nơi số lượng người siêu giàu tăng nhanh nhất.