Nhà ở xã hội: Trình là có tiền ngay
Địa phương hoàn thành đề án xây nhà xã hội đến đâu sẽ được giải quyết đến đó, thậm chí hôm nay trình mai sẽ có tiền
Địa phương hoàn thành đề án xây nhà xã hội đến đâu sẽ được giải quyết đến đó, thậm chí hôm nay trình mai sẽ có tiền...
>> Chuyên đề về nhà ở xã hội trên VnEconomy
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã được Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam truyền đạt lại tại cuộc họp trực tuyến giữa Bộ Xây dựng với 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Tp. HCM, Đồng Nai, Vĩnh Phúc và Bình Dương về triển khai Nghị quyết của Chính phủ nhằm đẩy mạnh phát triển nhà cho các đối tượng khó khăn về nhà ở, sáng 14/4.
Tại buổi họp, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết, đến nay chủ trương xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp của Chính phủ đã cơ bản được các địa phương, doanh nghiệp và đại đa số người dân ủng hộ. Quyết tâm của Chính phủ đã được cụ thể hóa bằng một loạt các cơ chế ưu đãi cho cả nhà đầu tư lẫn người dân.
Tuy nhiên, vấn đề còn lại mà Chính phủ cũng như Bộ Xây dựng băn khoăn là sự chuẩn bị của các địa phương đến đâu, còn gặp những khó khăn, vướng mắc gì…
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hiện đã có 79 dự án nhà ở xã hội được đăng ký trên địa bàn Hà Nội, Tp.HCM, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Bình Dương, tương đương với 185,72ha đất, dự kiến sẽ cung cấp khoảng 58.184 căn hộ. Tổng mức đầu tư dự kiến để thực hiện tất cả các dự án này là 25.113,39 tỉ đồng, kỳ vọng cung cấp cho 250.257 người chỗ ở.
Cụ thể tại Hà Nội có 11 dự án nhà ở xã hội được đăng ký với qui mô 24,44ha đất; TP.HCM 49 dự án với 104,47ha đất; Đồng Nai 8 dự án với 51,03ha; Bình Dương 11 dự án với 5,8ha.
Với những điều kiện trên, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam khẳng định, chủ trưởng của Chính phủ và Bộ Xây dựng là sẽ làm dứt điểm từng dự án, các địa phương, doanh nghiệp có dự án nào thì trình luôn dự án đó, Chính phủ sẽ giải quyết ngay, thậm chí là hôm nay duyệt ngày mai có tiền. Cố gắng làm sao để ngay trong tháng tư này sẽ triển khai được một số dự án.
Tuy nhiên, theo các địa phương, hiện vẫn còn nhiều vướng mắc nếu không có chỉ đạo hoặc hướng dẫn của Bộ và Chính phủ sẽ khiến cho việc triển khai chính sách gặp nhiều khó khăn.
Theo ông Út Bền, Giám đốc Sở Xây dựng Tp. HCM, hiện Chính phủ đã có chủ trương hỗ trợ người nghèo về nhà ở (Quyết định 167) với điều kiện thu nhập mỗi người không quá 200.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên, hiện nếu chiếu theo tiêu chuẩn này thì toàn thành phố không có ai thuộc diện nghèo, nên sẽ xử lý như thế nào và ai sẽ được, ai không được hỗ trợ. Đây là một thực tế khiến thành phố rất khó xử lý và sẽ gây ra nhiều tranh cãi từ các cơ quan quản lý lẫn người dân.
Còn đối với nhà ở ký túc xá cho sinh viên, nếu được xây dựng xong thì mô hình quản lý sẽ như thế nào, cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm quản lý.
Theo ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, cho biết, thực tế thì Hà Nội cũng đã triển khai bán nhà cho các đối tượng nghèo và cũng đã xét duyệt rất cẩn thận. Tuy nhiên, trên thực tế thì có nhiều trường hợp sau khi được xét duyệt, cấp nhà đã đem bán, chuyển nhượng và chỉ sau một đêm đã trở thành triệu phú chính nhờ những căn nhà đó.
Do đó, theo ông Tuấn, nếu chúng ta không làm thật ngiêm túc công tác hậu kiểm thì sẽ rất khó có thể quản lý được những tiêu cực, mua bán trao tay nhằm trục lợi từ chính sách của Nhà nước.
Còn theo ông Phạm Hoàng Hà, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, hiện nay nếu đưa nhà ở sinh viên vào diện nhà ở xã hội sẽ không đúng với Luật Nhà ở, vì trong Luật này không có khái niệm nhà ở xã hội cho sinh viên. Do vậy, nếu trong quá trình triển khai mà có những vấn đề này sinh thì sẽ gây khó khăn trong xử lý.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần cho phép điều chỉnh khung giá xây dựng vượt quá 25.000 đồng/m2 vì hiện nay giá nhiều vật liệu đã tăng hơn nhiều so với những năm trước. Đặc biệt, theo ông Hà, nếu xây dựng nhà ở xã hội thì cũng cần phải có thang máy vì thực tế là có rất nhiều khu nhà cao tầng thì những tầng trên không có ai thuê, mua…dẫn đến tình trạng lãng phí.
Chia sẻ những vướng mắc trên, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, đây cũng chính là những băn khoăn mà báo chí và dự luận đang rất quan tâm. Do đó, Bộ sẽ cố gắng hết sức để các địa phương và doanh nghiệp thuận lợi trong việc triển khai chương trình nhà ở xã hội.
Tuy nhiên, ông Nam cũng cho rằng, các địa phương sẽ là những cơ quan có trách nhiệm chuẩn bị các tiêu chí về đối tượng, qui chế, qui định về quản lý, vận hành các quỹ nhà này, đảm bảo đồng thời các mục tiêu trong dự thảo Nghị quyết của Chính phủ, đảm bảo lợi ích cho cả người dân lẫn doanh nghiệp tham gia.
>> Chuyên đề về nhà ở xã hội trên VnEconomy
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã được Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam truyền đạt lại tại cuộc họp trực tuyến giữa Bộ Xây dựng với 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Tp. HCM, Đồng Nai, Vĩnh Phúc và Bình Dương về triển khai Nghị quyết của Chính phủ nhằm đẩy mạnh phát triển nhà cho các đối tượng khó khăn về nhà ở, sáng 14/4.
Tại buổi họp, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết, đến nay chủ trương xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp của Chính phủ đã cơ bản được các địa phương, doanh nghiệp và đại đa số người dân ủng hộ. Quyết tâm của Chính phủ đã được cụ thể hóa bằng một loạt các cơ chế ưu đãi cho cả nhà đầu tư lẫn người dân.
Tuy nhiên, vấn đề còn lại mà Chính phủ cũng như Bộ Xây dựng băn khoăn là sự chuẩn bị của các địa phương đến đâu, còn gặp những khó khăn, vướng mắc gì…
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hiện đã có 79 dự án nhà ở xã hội được đăng ký trên địa bàn Hà Nội, Tp.HCM, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Bình Dương, tương đương với 185,72ha đất, dự kiến sẽ cung cấp khoảng 58.184 căn hộ. Tổng mức đầu tư dự kiến để thực hiện tất cả các dự án này là 25.113,39 tỉ đồng, kỳ vọng cung cấp cho 250.257 người chỗ ở.
Cụ thể tại Hà Nội có 11 dự án nhà ở xã hội được đăng ký với qui mô 24,44ha đất; TP.HCM 49 dự án với 104,47ha đất; Đồng Nai 8 dự án với 51,03ha; Bình Dương 11 dự án với 5,8ha.
Với những điều kiện trên, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam khẳng định, chủ trưởng của Chính phủ và Bộ Xây dựng là sẽ làm dứt điểm từng dự án, các địa phương, doanh nghiệp có dự án nào thì trình luôn dự án đó, Chính phủ sẽ giải quyết ngay, thậm chí là hôm nay duyệt ngày mai có tiền. Cố gắng làm sao để ngay trong tháng tư này sẽ triển khai được một số dự án.
Tuy nhiên, theo các địa phương, hiện vẫn còn nhiều vướng mắc nếu không có chỉ đạo hoặc hướng dẫn của Bộ và Chính phủ sẽ khiến cho việc triển khai chính sách gặp nhiều khó khăn.
Theo ông Út Bền, Giám đốc Sở Xây dựng Tp. HCM, hiện Chính phủ đã có chủ trương hỗ trợ người nghèo về nhà ở (Quyết định 167) với điều kiện thu nhập mỗi người không quá 200.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên, hiện nếu chiếu theo tiêu chuẩn này thì toàn thành phố không có ai thuộc diện nghèo, nên sẽ xử lý như thế nào và ai sẽ được, ai không được hỗ trợ. Đây là một thực tế khiến thành phố rất khó xử lý và sẽ gây ra nhiều tranh cãi từ các cơ quan quản lý lẫn người dân.
Còn đối với nhà ở ký túc xá cho sinh viên, nếu được xây dựng xong thì mô hình quản lý sẽ như thế nào, cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm quản lý.
Theo ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, cho biết, thực tế thì Hà Nội cũng đã triển khai bán nhà cho các đối tượng nghèo và cũng đã xét duyệt rất cẩn thận. Tuy nhiên, trên thực tế thì có nhiều trường hợp sau khi được xét duyệt, cấp nhà đã đem bán, chuyển nhượng và chỉ sau một đêm đã trở thành triệu phú chính nhờ những căn nhà đó.
Do đó, theo ông Tuấn, nếu chúng ta không làm thật ngiêm túc công tác hậu kiểm thì sẽ rất khó có thể quản lý được những tiêu cực, mua bán trao tay nhằm trục lợi từ chính sách của Nhà nước.
Còn theo ông Phạm Hoàng Hà, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, hiện nay nếu đưa nhà ở sinh viên vào diện nhà ở xã hội sẽ không đúng với Luật Nhà ở, vì trong Luật này không có khái niệm nhà ở xã hội cho sinh viên. Do vậy, nếu trong quá trình triển khai mà có những vấn đề này sinh thì sẽ gây khó khăn trong xử lý.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần cho phép điều chỉnh khung giá xây dựng vượt quá 25.000 đồng/m2 vì hiện nay giá nhiều vật liệu đã tăng hơn nhiều so với những năm trước. Đặc biệt, theo ông Hà, nếu xây dựng nhà ở xã hội thì cũng cần phải có thang máy vì thực tế là có rất nhiều khu nhà cao tầng thì những tầng trên không có ai thuê, mua…dẫn đến tình trạng lãng phí.
Chia sẻ những vướng mắc trên, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, đây cũng chính là những băn khoăn mà báo chí và dự luận đang rất quan tâm. Do đó, Bộ sẽ cố gắng hết sức để các địa phương và doanh nghiệp thuận lợi trong việc triển khai chương trình nhà ở xã hội.
Tuy nhiên, ông Nam cũng cho rằng, các địa phương sẽ là những cơ quan có trách nhiệm chuẩn bị các tiêu chí về đối tượng, qui chế, qui định về quản lý, vận hành các quỹ nhà này, đảm bảo đồng thời các mục tiêu trong dự thảo Nghị quyết của Chính phủ, đảm bảo lợi ích cho cả người dân lẫn doanh nghiệp tham gia.