Nhà sản xuất chip hàng đầu Nhật Bản phá sản một phần vì... iPad
Hãng sản xuất con chip Elpida Memory của Nhật Bản hôm qua đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản với 5,5 tỷ USD tiền nợ
Hãng sản xuất con chip Elpida Memory của Nhật Bản hôm qua đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản, đánh dấu vụ “đắm tàu” lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp của đất nước mặt trời mọc kể từ sau Thế chiến thứ 2.
Theo tin từ báo Wall Street Journal, đơn xin bảo hộ phá sản của Elpida được nộp lên tòa án Tokyo sau những nỗ lực đảo nợ bất thành của công ty này. Elpida phá sản với 448 tỷ Yên, tương đương 5,55 tỷ USD tiền nợ tính đến cuối năm 2011.
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới kết cục buồn của nhà sản xuất con chip hàng đầu Nhật Bản này là sự suy giảm mạnh trong nhu cầu toàn cầu đối với loại con chip mang tên bộ nhớ truy nhập ngẫu nhiên động (DRAM). Elpida cũng là công ty cuối cùng của Nhật Bản sản xuất loại chip này.
Thành công rực rỡ của chiếc máy tính bảng iPad đến từ hãng Apple được xem là một cơn “ác mộng” đối với các hãng chip như Elpida. So với những chiếc máy tính cá nhân thông thường, iPad ít phụ thuộc vào DRAM hơn nhiều.
Vụ phá sản của Elpida cũng báo hiệu cho chặng đường phía trước không mấy bằng phẳng đối với lĩnh vực công nghệ vốn đang bộn bề khó khăn của Nhật Bản. Đương đầu với sức cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ dầm vốn và giỏi tiết kiệm chi phí của Hàn Quốc như Samsung hay LG, các hãng sản xuất hàng điện tử lớn của Nhật Bản như Sony, Sharp hay Panasonic gần đây đã công bố những con số thua lỗ kỷ lục. Đồng Yên mạnh càng khiến tình hình trở nên u ám.
Ngành sản xuất con chip của Nhật Bản từng một thời thống trị thế giới, nhưng với vụ phá sản lịch sử này, ngôi vị thống trị đó tiếp tục lùi xa vào dĩ vãng.
Tuy nhiên, trong một buổi họp báo, Bộ trưởng Bộ Thương mại Nhật Bản Yukio Edano vẫn bày tỏ hy vọng hoạt động sản xuất chip DRAM của nước này vẫn sẽ tiếp tục.
Giới phân tích thì cho rằng, thời cơ “vàng” cho các hãng chip Hàn Quốc đang đến. “Vụ phá sản không đồng nghĩa với việc Elpida sẽ ngừng sản xuất con chip ngay lập tức, mà chỉ là công ty này sẽ thu hẹp hoạt động và các khách hàng lớn sẽ bị ảnh hưởng và có thể sẽ chuyển sang dùng con chip của Hàn Quốc. Như vậy, thị phần của các công ty Hàn Quốc sẽ tăng thêm. Đây là một bức tranh không tồi đối với các nhà sản xuất con chip của Hàn Quốc”, nhà phân tích Lee Seung-woo thuộc công ty chứng khoán Shinyong Securities ở Seoul nhận xét.
Elipda ra đời hơn một thập kỷ trước từ sự sáp nhập của bộ phận sản xuất DRAM chip khi đó đang gặp khó của một số công ty Nhật. Trong quý 3 năm ngoái, hãng này xếp thứ 3 toàn cầu về doanh số chip DRAM, với thị phần 12%, sau Samsung với thị phần 45% và một công ty khác của Hàn Quốc là Hynix với 22% - theo số liệu từ hãng nghiên cứu iSupply.
Gần đây, thị trường rộ tin đồn Elpida đang tìm kiếm một thỏa thuận với đối tác Mỹ Micron Technology hoặc đối tác Đài Loan Nanya Technology. Tuy nhiên, việc CEO Micron, ông Steve Appleton, đột ngột qua đời trong một tai nạn máy bay cách đây ít lâu đang cản trở khả năng đạt thỏa thuận giữa hai bên. Báo Nikkei của Nhật mới đây cũng đưa tin Chính phủ nước này đang cân nhắc một kế hoạch lớn nhằm hỗ trợ ngành sản xuất con chip.
Cổ phiếu của Elpida sẽ bị ngừng giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo từ ngày 28/3 tới. Cách đây nửa tháng, giá cổ phiếu này đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 294 USD/cổ phiếu, trước khi phục hồi hơn 25% lên mức 368 USD/cổ phiếu vào tuần trước. Gần đây, giới đầu tư cổ phiếu ở Nhật đã đua nhau bán khống cổ phiếu này.
“Elpida có thể chọn con đường phá sản để có thêm thời gian giải quyết vấn đề nợ nần. Tuy nhiên, trong dài hạn, công ty này vẫn có những thách thức về khả năng cạnh tranh. Nếu Elpida thực sự rút lui khỏi thị trường, thì đó lại là một tin tốt, vì sẽ giảm bớt nguồn cung chip DRAM đang dư thừa hiện nay”, ông Joyce Yang, CEO của hãng nghiên cứu Eureka International ở Đài Loan, nhận định.
Theo tin từ báo Wall Street Journal, đơn xin bảo hộ phá sản của Elpida được nộp lên tòa án Tokyo sau những nỗ lực đảo nợ bất thành của công ty này. Elpida phá sản với 448 tỷ Yên, tương đương 5,55 tỷ USD tiền nợ tính đến cuối năm 2011.
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới kết cục buồn của nhà sản xuất con chip hàng đầu Nhật Bản này là sự suy giảm mạnh trong nhu cầu toàn cầu đối với loại con chip mang tên bộ nhớ truy nhập ngẫu nhiên động (DRAM). Elpida cũng là công ty cuối cùng của Nhật Bản sản xuất loại chip này.
Thành công rực rỡ của chiếc máy tính bảng iPad đến từ hãng Apple được xem là một cơn “ác mộng” đối với các hãng chip như Elpida. So với những chiếc máy tính cá nhân thông thường, iPad ít phụ thuộc vào DRAM hơn nhiều.
Vụ phá sản của Elpida cũng báo hiệu cho chặng đường phía trước không mấy bằng phẳng đối với lĩnh vực công nghệ vốn đang bộn bề khó khăn của Nhật Bản. Đương đầu với sức cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ dầm vốn và giỏi tiết kiệm chi phí của Hàn Quốc như Samsung hay LG, các hãng sản xuất hàng điện tử lớn của Nhật Bản như Sony, Sharp hay Panasonic gần đây đã công bố những con số thua lỗ kỷ lục. Đồng Yên mạnh càng khiến tình hình trở nên u ám.
Ngành sản xuất con chip của Nhật Bản từng một thời thống trị thế giới, nhưng với vụ phá sản lịch sử này, ngôi vị thống trị đó tiếp tục lùi xa vào dĩ vãng.
Tuy nhiên, trong một buổi họp báo, Bộ trưởng Bộ Thương mại Nhật Bản Yukio Edano vẫn bày tỏ hy vọng hoạt động sản xuất chip DRAM của nước này vẫn sẽ tiếp tục.
Giới phân tích thì cho rằng, thời cơ “vàng” cho các hãng chip Hàn Quốc đang đến. “Vụ phá sản không đồng nghĩa với việc Elpida sẽ ngừng sản xuất con chip ngay lập tức, mà chỉ là công ty này sẽ thu hẹp hoạt động và các khách hàng lớn sẽ bị ảnh hưởng và có thể sẽ chuyển sang dùng con chip của Hàn Quốc. Như vậy, thị phần của các công ty Hàn Quốc sẽ tăng thêm. Đây là một bức tranh không tồi đối với các nhà sản xuất con chip của Hàn Quốc”, nhà phân tích Lee Seung-woo thuộc công ty chứng khoán Shinyong Securities ở Seoul nhận xét.
Elipda ra đời hơn một thập kỷ trước từ sự sáp nhập của bộ phận sản xuất DRAM chip khi đó đang gặp khó của một số công ty Nhật. Trong quý 3 năm ngoái, hãng này xếp thứ 3 toàn cầu về doanh số chip DRAM, với thị phần 12%, sau Samsung với thị phần 45% và một công ty khác của Hàn Quốc là Hynix với 22% - theo số liệu từ hãng nghiên cứu iSupply.
Gần đây, thị trường rộ tin đồn Elpida đang tìm kiếm một thỏa thuận với đối tác Mỹ Micron Technology hoặc đối tác Đài Loan Nanya Technology. Tuy nhiên, việc CEO Micron, ông Steve Appleton, đột ngột qua đời trong một tai nạn máy bay cách đây ít lâu đang cản trở khả năng đạt thỏa thuận giữa hai bên. Báo Nikkei của Nhật mới đây cũng đưa tin Chính phủ nước này đang cân nhắc một kế hoạch lớn nhằm hỗ trợ ngành sản xuất con chip.
Cổ phiếu của Elpida sẽ bị ngừng giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo từ ngày 28/3 tới. Cách đây nửa tháng, giá cổ phiếu này đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 294 USD/cổ phiếu, trước khi phục hồi hơn 25% lên mức 368 USD/cổ phiếu vào tuần trước. Gần đây, giới đầu tư cổ phiếu ở Nhật đã đua nhau bán khống cổ phiếu này.
“Elpida có thể chọn con đường phá sản để có thêm thời gian giải quyết vấn đề nợ nần. Tuy nhiên, trong dài hạn, công ty này vẫn có những thách thức về khả năng cạnh tranh. Nếu Elpida thực sự rút lui khỏi thị trường, thì đó lại là một tin tốt, vì sẽ giảm bớt nguồn cung chip DRAM đang dư thừa hiện nay”, ông Joyce Yang, CEO của hãng nghiên cứu Eureka International ở Đài Loan, nhận định.