Nhân dân tệ có năm mất giá mạnh nhất hơn 2 thập niên
Đồng tiền này được giới chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục xuống giá trong năm 2016
Đồng Nhân dân tệ mất giá mạnh nhất hơn 2 thập kỷ trong năm 2015 và được dự báo sẽ tiếp tục xuống giá trong năm 2016 - Bloomberg cho biết.
Tuy nhiên, theo hãng tin trên, giới chuyên gia nói không có gì đáng lo ngại về tình trạng giảm giá sâu của đồng nội tệ Trung Quốc.
“Đồng Nhân dân tệ yếu đi ban đầu có thể gây lo sợ, nhưng thị trường sẽ nhận ra rằng đây là một hệ quả tự nhiên của một đồng Nhân dân tệ linh hoạt hơn và sự trái chiều chính sách tiền tệ Mỹ-Trung”, chiến lược gia Ju Wang thuộc ngân hàng HSBC nhận định.
Một chính sách tỷ giá linh hoạt hơn sẽ cho phép Trung Quốc phản ứng nhanh trước các điều kiện của nền kinh tế Trung Quốc, và điều này “sẽ đem đến sự tích cực về cơ cấu” cho nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới - bà Wang nói.
Trung Quốc đã cải tổ hệ thống tỷ giá trong năm 2015, để các lực lượng thị trường giữ một vai trò lớn hơn trong việc thiết lập tỷ giá tham chiếu đồng Nhân dân tệ, cho phép thêm ngân hàng nước ngoài tham gia vào hệ thống giao dịch nội địa đồng Nhân dân tệ, và tăng gấp đôi số giờ giao dịch đồng tiền này.
Trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 8, Trung Quốc khiến giới đầu tư “đoán già đoán non” bằng cách hỗ trợ tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Ngày 11/8, thị trường toàn cầu hứng chịu một cú sốc lớn khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) bất ngờ phá giá đồng nội tệ. Nhưng ngay sau đó, Trung Quốc lại chi hàng tỷ USD để cứu tỷ giá trước khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trao cho đồng Nhân dân tệ địa vị đồng tiền dự trữ.
Đồng tiền của Trung Quốc đã mất giá 4,5% trong năm 2015, còn 6,4935 USD đổi 1 Nhân dân tệ vào cuối phiên giao dịch buổi sáng ngày 31/12 tại Thượng Hải. Đây là mức giảm giá mạnh nhất của đồng tiền này kể từ năm 1994.
Tỷ giá tham chiếu đồng Nhân dân tệ giảm 6,1% trong năm nay, mạnh nhất kể từ năm 2005. Tỷ giá của đồng tiền này tại thị trường Trung Quốc đại lục được phép tăng/giảm +/-2% so với tỷ giá tham chiều hàng ngày.
Tại thị trường Hồng Kông, nơi đồng Nhân dân tệ nằm ngoài các biện pháp kiểm soát vốn của đại lục, đồng Nhân dân tệ năm nay mất giá 5,5%, mạnh nhất từ trước đến nay, còn 6,5859 Nhân dân tệ đổi 1 USD.
Sự mất giá của đồng Nhân dân tệ đã dẫn tới sự tháo chạy của các dòng vốn khỏi Trung Quốc và khiến dự trữ ngoại hối của nước này hao hụt 213 tỷ USD khi PBoC bán ra ngoại tệ nhằm kiểm soát sự mất giá của đồng nội tệ.
Riêng trong tháng 11, các định chế tài chính tại Trung Quốc, bao gồm PBoC bán ra 34 tỷ USD. Theo số liệu của Bloomberg, trong vòng 4 tháng qua, có tổng cộng 508 tỷ USD vốn ra khỏi nước này.
Bất chấp Nhân dân tệ giảm giá, xuất khẩu của Trung Quốc vẫn đi xuống. Tháng 11 vừa qua, xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới giảm tháng thứ 5 liên tiếp. Bên cạnh đó, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát đi những dấu hiệu đáng ngại, bất chấp 6 lần hạ lãi suất kể từ tháng 11/2014.
Theo kế hoạch 5 năm của Bắc Kinh, khả năng tự do chuyển đổi của đồng Nhân dân tệ sẽ được tăng lên một cách có trật tự trong thời gian đến năm 2020. Cũng trong khoảng thời gian đó, Trung Quốc sẽ thay đổi cách quản lý chính sách tiền tệ.
Theo một cuộc khảo sát ý kiến chuyên gia do Bloomberg thực hiện, đồng Nhân dân tệ được dự báo sẽ giảm giá 1,6%, về mức 6,6 Nhân dân tệ đổi 1 USD vào cuối năm 2016.
“Trung Quốc sẽ không giảm giá đồng Nhân dân tệ một cách có chủ đích nhằm giành lợi thế thương mại”, bởi mức giảm giá khoảng 3% sẽ không giúp ích nhiều cho xuất khẩu - bà Wang nhận định. “Thay vào đó, đồng Nhân dân tệ yếu hơn là kết quả của tương quan cung-cầu, khi đồng tiền này đang có sự dịch chuyển đáng kể nhất theo hướng thị trường”.
Tuy nhiên, theo hãng tin trên, giới chuyên gia nói không có gì đáng lo ngại về tình trạng giảm giá sâu của đồng nội tệ Trung Quốc.
“Đồng Nhân dân tệ yếu đi ban đầu có thể gây lo sợ, nhưng thị trường sẽ nhận ra rằng đây là một hệ quả tự nhiên của một đồng Nhân dân tệ linh hoạt hơn và sự trái chiều chính sách tiền tệ Mỹ-Trung”, chiến lược gia Ju Wang thuộc ngân hàng HSBC nhận định.
Một chính sách tỷ giá linh hoạt hơn sẽ cho phép Trung Quốc phản ứng nhanh trước các điều kiện của nền kinh tế Trung Quốc, và điều này “sẽ đem đến sự tích cực về cơ cấu” cho nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới - bà Wang nói.
Trung Quốc đã cải tổ hệ thống tỷ giá trong năm 2015, để các lực lượng thị trường giữ một vai trò lớn hơn trong việc thiết lập tỷ giá tham chiếu đồng Nhân dân tệ, cho phép thêm ngân hàng nước ngoài tham gia vào hệ thống giao dịch nội địa đồng Nhân dân tệ, và tăng gấp đôi số giờ giao dịch đồng tiền này.
Trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 8, Trung Quốc khiến giới đầu tư “đoán già đoán non” bằng cách hỗ trợ tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Ngày 11/8, thị trường toàn cầu hứng chịu một cú sốc lớn khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) bất ngờ phá giá đồng nội tệ. Nhưng ngay sau đó, Trung Quốc lại chi hàng tỷ USD để cứu tỷ giá trước khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trao cho đồng Nhân dân tệ địa vị đồng tiền dự trữ.
Đồng tiền của Trung Quốc đã mất giá 4,5% trong năm 2015, còn 6,4935 USD đổi 1 Nhân dân tệ vào cuối phiên giao dịch buổi sáng ngày 31/12 tại Thượng Hải. Đây là mức giảm giá mạnh nhất của đồng tiền này kể từ năm 1994.
Tỷ giá tham chiếu đồng Nhân dân tệ giảm 6,1% trong năm nay, mạnh nhất kể từ năm 2005. Tỷ giá của đồng tiền này tại thị trường Trung Quốc đại lục được phép tăng/giảm +/-2% so với tỷ giá tham chiều hàng ngày.
Tại thị trường Hồng Kông, nơi đồng Nhân dân tệ nằm ngoài các biện pháp kiểm soát vốn của đại lục, đồng Nhân dân tệ năm nay mất giá 5,5%, mạnh nhất từ trước đến nay, còn 6,5859 Nhân dân tệ đổi 1 USD.
Sự mất giá của đồng Nhân dân tệ đã dẫn tới sự tháo chạy của các dòng vốn khỏi Trung Quốc và khiến dự trữ ngoại hối của nước này hao hụt 213 tỷ USD khi PBoC bán ra ngoại tệ nhằm kiểm soát sự mất giá của đồng nội tệ.
Riêng trong tháng 11, các định chế tài chính tại Trung Quốc, bao gồm PBoC bán ra 34 tỷ USD. Theo số liệu của Bloomberg, trong vòng 4 tháng qua, có tổng cộng 508 tỷ USD vốn ra khỏi nước này.
Bất chấp Nhân dân tệ giảm giá, xuất khẩu của Trung Quốc vẫn đi xuống. Tháng 11 vừa qua, xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới giảm tháng thứ 5 liên tiếp. Bên cạnh đó, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát đi những dấu hiệu đáng ngại, bất chấp 6 lần hạ lãi suất kể từ tháng 11/2014.
Theo kế hoạch 5 năm của Bắc Kinh, khả năng tự do chuyển đổi của đồng Nhân dân tệ sẽ được tăng lên một cách có trật tự trong thời gian đến năm 2020. Cũng trong khoảng thời gian đó, Trung Quốc sẽ thay đổi cách quản lý chính sách tiền tệ.
Theo một cuộc khảo sát ý kiến chuyên gia do Bloomberg thực hiện, đồng Nhân dân tệ được dự báo sẽ giảm giá 1,6%, về mức 6,6 Nhân dân tệ đổi 1 USD vào cuối năm 2016.
“Trung Quốc sẽ không giảm giá đồng Nhân dân tệ một cách có chủ đích nhằm giành lợi thế thương mại”, bởi mức giảm giá khoảng 3% sẽ không giúp ích nhiều cho xuất khẩu - bà Wang nhận định. “Thay vào đó, đồng Nhân dân tệ yếu hơn là kết quả của tương quan cung-cầu, khi đồng tiền này đang có sự dịch chuyển đáng kể nhất theo hướng thị trường”.