Nhập siêu cả nước vượt 3 tỷ USD
Trong tháng 7, nhập siêu cả nước tăng thêm 300 triệu USD nâng tổng nhập siêu từ đầu năm đến nay vượt 3 tỷ USD
Tổng cục Thống kê cho biết, kim ngạch xuất khẩu tháng 7 đạt 17,5 tỷ USD, giảm 1,7% so với tháng trước.
Tính chung 7 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 115,2 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 32,2 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 83 tỷ USD.
Một số mặt hàng chủ lực xuất khẩu tăng mạnh gồm điện thoại và linh kiện đạt 22,6 tỷ USD; dệt may đạt 14,2 tỷ USD...
Một số mặt hàng kim ngạch xuất khẩu giảm hạt tiêu, sắn...
Về thị trường xuất khẩu, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 7 tháng đạt 23,4 tỷ USD - tăng 9,9% so với cùng kỳ; EU đạt 21,5 tỷ USD - tăng 12,8%; Trung Quốc đạt 15,5 tỷ USD - tăng 42,6%; ASEAN đạt 12,3 tỷ USD - tăng 27,1%; Nhật Bản đạt 9,6 tỷ USD - tăng 20,6%; Hàn Quốc đạt 7,6 tỷ USD - tăng 26,4%.
Về nhập khẩu, trong tháng 7 Việt Nam chi 17,8 tỷ USD nhập hàng hoá, giảm 1,6% so với tháng trước. Luỹ kế 7 tháng, nhập khẩu cả nước tăng lên 118,3 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ.
Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 46,9 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 71,4 tỷ USD.
Nhập khẩu máy móc thiết bị, máy tính và linh kiện, điện thoại và linh kiện, vải, sắt thép tăng mạnh.
Về thị trường nhập khẩu 7 tháng năm nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 31,7 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ. Tiếp đến là Hàn Quốc đạt 26,7 tỷ USD, tăng 50,8%; ASEAN đạt 16 tỷ USD, tăng 19,7%; Nhật Bản đạt 9,2 tỷ USD, tăng 11,6%; EU đạt 6,8 tỷ USD, tăng 14,8%; Mỹ đạt 5,5 tỷ USD, tăng 22,7%.
Theo Tổng cục Thống kê, ước tính nhập siêu tháng 7 đạt 300 triệu USD, nâng tổng nhập siêu cả nước 7 tháng lên 3,08 tỷ USD, bằng 2,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.
Nhập siêu này chủ yếu đến từ khu vực kinh tế trong nước với 14,77 tỷ USD trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 11,69 tỷ USD.
Tính chung 7 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 115,2 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 32,2 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 83 tỷ USD.
Một số mặt hàng chủ lực xuất khẩu tăng mạnh gồm điện thoại và linh kiện đạt 22,6 tỷ USD; dệt may đạt 14,2 tỷ USD...
Một số mặt hàng kim ngạch xuất khẩu giảm hạt tiêu, sắn...
Về thị trường xuất khẩu, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 7 tháng đạt 23,4 tỷ USD - tăng 9,9% so với cùng kỳ; EU đạt 21,5 tỷ USD - tăng 12,8%; Trung Quốc đạt 15,5 tỷ USD - tăng 42,6%; ASEAN đạt 12,3 tỷ USD - tăng 27,1%; Nhật Bản đạt 9,6 tỷ USD - tăng 20,6%; Hàn Quốc đạt 7,6 tỷ USD - tăng 26,4%.
Về nhập khẩu, trong tháng 7 Việt Nam chi 17,8 tỷ USD nhập hàng hoá, giảm 1,6% so với tháng trước. Luỹ kế 7 tháng, nhập khẩu cả nước tăng lên 118,3 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ.
Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 46,9 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 71,4 tỷ USD.
Nhập khẩu máy móc thiết bị, máy tính và linh kiện, điện thoại và linh kiện, vải, sắt thép tăng mạnh.
Về thị trường nhập khẩu 7 tháng năm nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 31,7 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ. Tiếp đến là Hàn Quốc đạt 26,7 tỷ USD, tăng 50,8%; ASEAN đạt 16 tỷ USD, tăng 19,7%; Nhật Bản đạt 9,2 tỷ USD, tăng 11,6%; EU đạt 6,8 tỷ USD, tăng 14,8%; Mỹ đạt 5,5 tỷ USD, tăng 22,7%.
Theo Tổng cục Thống kê, ước tính nhập siêu tháng 7 đạt 300 triệu USD, nâng tổng nhập siêu cả nước 7 tháng lên 3,08 tỷ USD, bằng 2,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.
Nhập siêu này chủ yếu đến từ khu vực kinh tế trong nước với 14,77 tỷ USD trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 11,69 tỷ USD.