Nhập siêu vượt xa dự báo
Nhập siêu của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm ước tính đã ở mức 10,47 tỷ USD, vượt xa dự báo
Nhập siêu của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm ước tính đã ở mức 10,47 tỷ USD, vượt xa dự báo.
Mức nhập siêu của 11 tháng đầu năm 2007 tăng cao so với cùng kỳ năm 2006 có nguyên do chủ yếu là tăng nhập khẩu hàng máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất. Trước đó, Bộ Công Thương chỉ dự kiến nhập siêu của cả năm là 9 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê, xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm 2007 đạt 43,638 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2006, còn nhập khẩu đạt 54,11 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2006.
Các mặt hàng xuất khẩu nhìn chung đều tăng so với cùng kỳ năm 2006, tuy nhiên so với hàng nhập khẩu, các mặt hàng xuất khẩu tăng chậm hơn. Cụ thể, về xuất khẩu có hàng dệt may tăng 32%, hàng vi tính và linh kiện tăng 24,7%, sản phẩm gỗ tăng 23,7%; trong khi đó hàng nhập khẩu có máy móc thiết bị tăng 56,3%, hóa chất các loại tăng 38,5%, vải tăng 34,5%, sắt thép tăng 32,5%, …
Trong những tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam khi chiếm 21,15% tỷ trọng hàng xuất khẩu, còn EU chiếm 8,6% và Nhật Bản là 11,9%. Tuy nhiên, thị trường EU lại có mức tăng trưởng cao nhất: ước tăng 28,5% so với cùng kỳ năm 2006 (thị trường Hoa Kỳ tăng gần 26% và Nhật Bản tăng gần 6%).
Về thị trường nhập khẩu, năm đối tác lớn nhất xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam là Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trị giá hàng hóa nhập khẩu từ năm thị trường này chiếm hơn 50% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Mức nhập siêu của 11 tháng đầu năm 2007 tăng cao so với cùng kỳ năm 2006 có nguyên do chủ yếu là tăng nhập khẩu hàng máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất. Trước đó, Bộ Công Thương chỉ dự kiến nhập siêu của cả năm là 9 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê, xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm 2007 đạt 43,638 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2006, còn nhập khẩu đạt 54,11 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2006.
Các mặt hàng xuất khẩu nhìn chung đều tăng so với cùng kỳ năm 2006, tuy nhiên so với hàng nhập khẩu, các mặt hàng xuất khẩu tăng chậm hơn. Cụ thể, về xuất khẩu có hàng dệt may tăng 32%, hàng vi tính và linh kiện tăng 24,7%, sản phẩm gỗ tăng 23,7%; trong khi đó hàng nhập khẩu có máy móc thiết bị tăng 56,3%, hóa chất các loại tăng 38,5%, vải tăng 34,5%, sắt thép tăng 32,5%, …
Trong những tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam khi chiếm 21,15% tỷ trọng hàng xuất khẩu, còn EU chiếm 8,6% và Nhật Bản là 11,9%. Tuy nhiên, thị trường EU lại có mức tăng trưởng cao nhất: ước tăng 28,5% so với cùng kỳ năm 2006 (thị trường Hoa Kỳ tăng gần 26% và Nhật Bản tăng gần 6%).
Về thị trường nhập khẩu, năm đối tác lớn nhất xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam là Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trị giá hàng hóa nhập khẩu từ năm thị trường này chiếm hơn 50% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.