Nhật Bản có cơ trúng thầu đường sắt cao tốc Ấn Độ
Trước đó, Nhật đã để tuột hai dự án đường sắt cao tốc ở Indonesia và Thái Lan vào tay Trung Quốc
Nhật Bản nhiều khả năng sẽ thắng thầu dự án đường sắt cao tốc đầu tiên của Ấn Độ, tờ Wall Street Journal dẫn nguồn tin thân cận cho hay. Trước đó, Nhật đã để tuột hai dự án đường sắt cao tốc khác vào tay Trung Quốc.
Dự án của Ấn Độ là một tuyến dài 500 km nối giữa hai thành phố lớn của nước này là Mumbai và Ahmedabad, trị giá 980 tỷ Rupee, tương đương 14,7 tỷ USD. Nguồn tin nói, thỏa thuận giữa New Delhi và Tokyo về dự án này có thể được ký kết khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm Ấn Độ và có cuộc gặp với người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi vào cuối tuần này.
Giành hợp đồng mới chỉ là bước đầu tiên của một quá trình dài đối với Nhật Bản trong việc thực hiện dự án đường sắt cao tốc đầu tiên ở Ấn Độ. Dự án này được dự báo sẽ đối mặt với một số thách thức và rủi ro, bao gồm mua đất và thậm chí là khả năng thay đổi chính phủ ở Ấn Độ - quan chức của nhóm công ty Nhật đấu thầu dự án nói.
Hai ông Modi và Abe vốn có quan hệ cá nhân tốt. Thủ tướng Nhật đã nhiều lần tìm cơ hội để gặp Thủ tướng Ấn Độ tại các cuộc họp quốc tế, đề nghị ông Modi xem xét sử dụng công nghệ đường sắt Nhật Bản cho hành lang Mumbai-Ahmedabad.
Trong chiến lược của Thủ tướng Abe nhằm chấn hưng tăng trưởng kinh tế Nhật và tăng cường quan hệ giữa Tokyo với các đối tác kinh tế-an ninh ở khu vực châu Á, xuất khẩu cơ sở hạ tầng là một trụ cột quan trọng.
Nếu Nhật giành được hợp đồng đường sắt cao tốc ở Ấn Độ, thì đó sẽ là một thắng lợi lớn của Tokyo sau khi để mất hai dự án quan trọng gần đây vào tay Trung Quốc.
Hồi tháng 9, Trung Quốc giành hợp đồng xây đường sắt cao tốc ở Indonesia. Năm ngoái, Thái Lan chọn Trung Quốc làm nhà thầu xây một dự án đường sắt cao tốc ở nước này. Hai thỏa thuận này dẫn tới những quan ngại rằng Trung Quốc đang vượt Nhật để trở thành đối tác kinh tế chính của nhiều nước Đông Nam Á.
Theo đề xuất của phía Nhật, dự án đường sắt cao tốc Mumbai-Ahmedabad dự kiến bắt đầu vào năm 2017 và hoàn thành vào năm 2023.
Để thuyết phục Ấn Độ, Nhật Bản đã đưa ra điều kiện tài chính hấp dẫn cho dự án này, bao gồm cấp vốn vay cho 81% tổng chi phí dự án.
Nếu Ấn Độ chọn công nghệ Nhật cho dự án đường sắt cao tốc đầu tiên của mình, thì dự án sẽ được thực hiện bởi một nhóm công ty Nhật gồm East Japan Railway, Hitachi, và Kawasaki Heavy Industries.
Dự án của Ấn Độ là một tuyến dài 500 km nối giữa hai thành phố lớn của nước này là Mumbai và Ahmedabad, trị giá 980 tỷ Rupee, tương đương 14,7 tỷ USD. Nguồn tin nói, thỏa thuận giữa New Delhi và Tokyo về dự án này có thể được ký kết khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm Ấn Độ và có cuộc gặp với người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi vào cuối tuần này.
Giành hợp đồng mới chỉ là bước đầu tiên của một quá trình dài đối với Nhật Bản trong việc thực hiện dự án đường sắt cao tốc đầu tiên ở Ấn Độ. Dự án này được dự báo sẽ đối mặt với một số thách thức và rủi ro, bao gồm mua đất và thậm chí là khả năng thay đổi chính phủ ở Ấn Độ - quan chức của nhóm công ty Nhật đấu thầu dự án nói.
Hai ông Modi và Abe vốn có quan hệ cá nhân tốt. Thủ tướng Nhật đã nhiều lần tìm cơ hội để gặp Thủ tướng Ấn Độ tại các cuộc họp quốc tế, đề nghị ông Modi xem xét sử dụng công nghệ đường sắt Nhật Bản cho hành lang Mumbai-Ahmedabad.
Trong chiến lược của Thủ tướng Abe nhằm chấn hưng tăng trưởng kinh tế Nhật và tăng cường quan hệ giữa Tokyo với các đối tác kinh tế-an ninh ở khu vực châu Á, xuất khẩu cơ sở hạ tầng là một trụ cột quan trọng.
Nếu Nhật giành được hợp đồng đường sắt cao tốc ở Ấn Độ, thì đó sẽ là một thắng lợi lớn của Tokyo sau khi để mất hai dự án quan trọng gần đây vào tay Trung Quốc.
Hồi tháng 9, Trung Quốc giành hợp đồng xây đường sắt cao tốc ở Indonesia. Năm ngoái, Thái Lan chọn Trung Quốc làm nhà thầu xây một dự án đường sắt cao tốc ở nước này. Hai thỏa thuận này dẫn tới những quan ngại rằng Trung Quốc đang vượt Nhật để trở thành đối tác kinh tế chính của nhiều nước Đông Nam Á.
Theo đề xuất của phía Nhật, dự án đường sắt cao tốc Mumbai-Ahmedabad dự kiến bắt đầu vào năm 2017 và hoàn thành vào năm 2023.
Để thuyết phục Ấn Độ, Nhật Bản đã đưa ra điều kiện tài chính hấp dẫn cho dự án này, bao gồm cấp vốn vay cho 81% tổng chi phí dự án.
Nếu Ấn Độ chọn công nghệ Nhật cho dự án đường sắt cao tốc đầu tiên của mình, thì dự án sẽ được thực hiện bởi một nhóm công ty Nhật gồm East Japan Railway, Hitachi, và Kawasaki Heavy Industries.