Nhật Bản một năm sau thảm họa: Không chỉ là hồi sinh
Đúng ngày này một năm trước, Nhật Bản phải đương đầu với thảm họa khủng khiếp, nhưng hiện tại đất nước này đã và đang hồi sinh
Một năm trước, ngày 11/3/2011, động đất và sóng thần đã hủy diệt hàng loạt thành phố, làng mạc ở bờ biển đông bắc của Nhật Bản, làm 16.000 người thiệt mạng, 3.300 người mất tích và hàng trăm nghìn người mất nhà cửa.
Thảm họa còn gây ra khủng hoảng tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, sự cố hạt nhân tồi tệ nhất trên thế giới kể từ sau vụ Chernobyl năm 1986. Song, cho tới hôm nay, ngày 11/3/2012, xứ sở hoa anh đào đã hồi phục về cơ bản.
Vài ngày nay, trên khắp đất nước Nhật Bản nói riêng và thế giới nói chung, nhiều hoạt động tưởng nhớ các nạn nhân trong thảm họa kép động đất, sóng thần đã được tổ chức và những câu chuyện về tinh thần vượt khó "đẳng cấp" của người Nhật trong hoạn nạn được nhắc lại.
Song, điều khiến thế giới thực sự kinh ngạc và cảm phục nhất trong thời điểm hiện tại là sự hồi sinh "thần kỳ" ở các vùng đất bị hủy diệt. Đó là bằng chứng sinh động về nghị lực phi thường của người Nhật, điều vốn không hề dễ dàng với những nơi từng gánh thảm họa tương tự.
Tất nhiên, công cuộc tái thiết Nhật Bản vẫn còn nhiều lỗ hổng, như tới nay vẫn còn 326.000 người sống trong các khu tạm cư và hàng nghìn người chạy tránh phóng xạ chưa thể về nhà. Ngoài ra, mới có 5% trong 22,5 triệu tấn rác tại các tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima được xử lý.
Nạn nhân của sự cố hạt nhân cũng đang đấu tranh đòi bồi thường từ Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị vận hành Nhà máy Fukushima số 1. Theo trung tâm giải quyết tranh chấp của Nhật, đến 2/2012, mới có 13 trên 1.000 đơn đòi bồi thường nộp từ 9/2011 được giải quyết.
Tuy nhiên, cho dù vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt, thì những quyết tâm và ý chí của Nhật Bản trong việc tái thiết đất nước sau động đất, sóng thần vẫn đủ để khiến cộng đồng quốc tế cảm phục, nhất là khi mục tiêu của Nhật còn là vươn tới tầm cao hơn trước thời điểm xảy ra sự cố.
Tờ Washington Post hôm 10/3 dẫn lời Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cam kết xây dựng “một đất nước Nhật Bản mới". Ông Noda cho hay, “mục đích của chúng tôi không đơn thuần chỉ tái thiết Nhật Bản như trước ngày 11/3/2011, mà sẽ xây dựng một nước Nhật Bản mới".
Và để thế giới thấy được đó không phải là lời nói suông, Thủ tướng Nhật khẳng định "chúng tôi quyết tâm vượt qua thách thức lịch sử này". Theo ông, Nhật Bản đã có tiến bộ đáng kể trong 12 tháng qua và tin rằng giai đoạn khó khăn này đánh dấu sự hồi sinh mạnh mẽ của Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật cam đoan rằng, đất nước ông có ý chí tập thể để khắc phục những vấn đề gây sức ép lớn nhất phát sinh sau thảm họa kép, như xây dựng lại các khu vực bị ảnh hưởng, loại bỏ hoàn toàn nhà máy Fukushima số 1, "tẩy xạ" cho các vùng, cũng như làm hồi sinh nền kinh tế.
Thủ tướng Noda cũng cho rằng, người dân Nhật Bản cần sử dụng thế mạnh của nền kinh tế, tìm kiếm hợp tác với các đối tác quốc tế và khai thác những lĩnh vực mới. Chính phủ sẽ hỗ trợ tăng đầu tư quốc tế vào các lĩnh vực kinh doanh nội địa truyền thống, cũng như ngành du lịch.
"Năng lượng, môi trường, y tế có tiềm năng đáng kể như những ngành tăng trưởng hàng đầu, giúp Nhật có thể khai thác những ý tưởng sáng tạo và đầu tư từ các khu vực tư nhân, bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài, và đưa đất nước tới vị trí dẫn đầu trên toàn cầu", ông Noda tuyên bố.
Và như để minh chứng cho những tuyên bố mạnh mẽ và đầy quyết tâm của Thủ tướng Yoshihiko Noda, trước đó nhiều ngày, các hãng tin quốc tế đã đua nhau công bố những bộ ảnh theo dòng thời gian về những vùng đất từng bị hủy diệt, cho thấy sự hồi sinh thần kỳ đã và đang diễn ra.
Nạn nhân Yuko Sugimoto trên tờ National Post một năm trước đây (ảnh trái) và hiện tại (ảnh phải).
Ofunato, tỉnh Iwate đã hồi sinh và có vẻ còn đẹp hơn trước khi có thảm họa.
Một cặp ảnh "theo dòng thời gian" khác thể hiện sự hồi phục nhanh chóng ở Ofunato.
Thuyền đã được trả lại cho biển, còn con đường đã được cải tạo.
Những cảnh đổ nát đã lùi vào quá khứ.
Một con đường đã trở lại trạng thái yên bình.
Đường ray đã được nối lại và đoàn tàu lại tiến về phía trước.
Xe cộ lại làm chủ mặt đường.
Cảnh tượng lầy lội một năm trước dường như chưa bao giờ tồn tại.
Thảm họa còn gây ra khủng hoảng tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, sự cố hạt nhân tồi tệ nhất trên thế giới kể từ sau vụ Chernobyl năm 1986. Song, cho tới hôm nay, ngày 11/3/2012, xứ sở hoa anh đào đã hồi phục về cơ bản.
Vài ngày nay, trên khắp đất nước Nhật Bản nói riêng và thế giới nói chung, nhiều hoạt động tưởng nhớ các nạn nhân trong thảm họa kép động đất, sóng thần đã được tổ chức và những câu chuyện về tinh thần vượt khó "đẳng cấp" của người Nhật trong hoạn nạn được nhắc lại.
Song, điều khiến thế giới thực sự kinh ngạc và cảm phục nhất trong thời điểm hiện tại là sự hồi sinh "thần kỳ" ở các vùng đất bị hủy diệt. Đó là bằng chứng sinh động về nghị lực phi thường của người Nhật, điều vốn không hề dễ dàng với những nơi từng gánh thảm họa tương tự.
Tất nhiên, công cuộc tái thiết Nhật Bản vẫn còn nhiều lỗ hổng, như tới nay vẫn còn 326.000 người sống trong các khu tạm cư và hàng nghìn người chạy tránh phóng xạ chưa thể về nhà. Ngoài ra, mới có 5% trong 22,5 triệu tấn rác tại các tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima được xử lý.
Nạn nhân của sự cố hạt nhân cũng đang đấu tranh đòi bồi thường từ Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị vận hành Nhà máy Fukushima số 1. Theo trung tâm giải quyết tranh chấp của Nhật, đến 2/2012, mới có 13 trên 1.000 đơn đòi bồi thường nộp từ 9/2011 được giải quyết.
Tuy nhiên, cho dù vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt, thì những quyết tâm và ý chí của Nhật Bản trong việc tái thiết đất nước sau động đất, sóng thần vẫn đủ để khiến cộng đồng quốc tế cảm phục, nhất là khi mục tiêu của Nhật còn là vươn tới tầm cao hơn trước thời điểm xảy ra sự cố.
Tờ Washington Post hôm 10/3 dẫn lời Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cam kết xây dựng “một đất nước Nhật Bản mới". Ông Noda cho hay, “mục đích của chúng tôi không đơn thuần chỉ tái thiết Nhật Bản như trước ngày 11/3/2011, mà sẽ xây dựng một nước Nhật Bản mới".
Và để thế giới thấy được đó không phải là lời nói suông, Thủ tướng Nhật khẳng định "chúng tôi quyết tâm vượt qua thách thức lịch sử này". Theo ông, Nhật Bản đã có tiến bộ đáng kể trong 12 tháng qua và tin rằng giai đoạn khó khăn này đánh dấu sự hồi sinh mạnh mẽ của Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật cam đoan rằng, đất nước ông có ý chí tập thể để khắc phục những vấn đề gây sức ép lớn nhất phát sinh sau thảm họa kép, như xây dựng lại các khu vực bị ảnh hưởng, loại bỏ hoàn toàn nhà máy Fukushima số 1, "tẩy xạ" cho các vùng, cũng như làm hồi sinh nền kinh tế.
Thủ tướng Noda cũng cho rằng, người dân Nhật Bản cần sử dụng thế mạnh của nền kinh tế, tìm kiếm hợp tác với các đối tác quốc tế và khai thác những lĩnh vực mới. Chính phủ sẽ hỗ trợ tăng đầu tư quốc tế vào các lĩnh vực kinh doanh nội địa truyền thống, cũng như ngành du lịch.
"Năng lượng, môi trường, y tế có tiềm năng đáng kể như những ngành tăng trưởng hàng đầu, giúp Nhật có thể khai thác những ý tưởng sáng tạo và đầu tư từ các khu vực tư nhân, bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài, và đưa đất nước tới vị trí dẫn đầu trên toàn cầu", ông Noda tuyên bố.
Và như để minh chứng cho những tuyên bố mạnh mẽ và đầy quyết tâm của Thủ tướng Yoshihiko Noda, trước đó nhiều ngày, các hãng tin quốc tế đã đua nhau công bố những bộ ảnh theo dòng thời gian về những vùng đất từng bị hủy diệt, cho thấy sự hồi sinh thần kỳ đã và đang diễn ra.
Nạn nhân Yuko Sugimoto trên tờ National Post một năm trước đây (ảnh trái) và hiện tại (ảnh phải).
Ofunato, tỉnh Iwate đã hồi sinh và có vẻ còn đẹp hơn trước khi có thảm họa.
Một cặp ảnh "theo dòng thời gian" khác thể hiện sự hồi phục nhanh chóng ở Ofunato.
Thuyền đã được trả lại cho biển, còn con đường đã được cải tạo.
Những cảnh đổ nát đã lùi vào quá khứ.
Một con đường đã trở lại trạng thái yên bình.
Đường ray đã được nối lại và đoàn tàu lại tiến về phía trước.
Xe cộ lại làm chủ mặt đường.
Cảnh tượng lầy lội một năm trước dường như chưa bao giờ tồn tại.