Nhật chính thức giành dự án đường sắt cao tốc Ấn Độ
Ấn Độ đã chính thức chọn Nhật Bản làm nhà thầu xây dựng dự án đường sắt cao tốc đầu tiên ở nước này
Ấn Độ đã chính thức chọn Nhật Bản làm nhà thầu xây dựng dự án đường sắt cao tốc đầu tiên ở nước này, hãng tin Bloomberg cho hay. Đây được xem là một chiến thắng của Nhật Bản trước Trung Quốc - nước cũng tham gia đấu thầu dự án.
Thỏa thuận trị giá 15 tỷ USD được ký kết sau 3 năm đàm phán và phản ánh mối quan hệ ngày càng gần gũi giữa Nhật Bản và Ấn Độ. Sự thắt chặt quan hệ song phương Tokyo-New Delhi một phần xuất phát từ mối quan hệ cá nhân thân thiết giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi.
Ngoài ra, giới quan sát cho rằng, việc Nhật Bản và Ấn Độ cùng chia sẻ những mục tiêu đầu tư và mối lo ngại về sự bành trướng của Trung Quốc đã đưa hai quốc gia này xích lại gần nhau hơn.
Dự án đường sắt cao tốc đầu tiên của Ấn Độ là một tuyến dài 505 km, nối giữa thủ đô tài chính Mumbai với Ahmedabad - một trung tâm kinh tế và công nghiệp ở bang quê nhà Gurajat của Thủ tướng Modi.
Tại một cuộc họp báo tại New Delhi ngày 12/12, ông Modi cho biết Nhật Bản đã đưa ra “những điều khoản dễ chịu” cho khoản vay 12 tỷ USD danh cho dự án trị giá 980 tỷ Rupee, tương đương 14,6 tỷ USD.
Nhật Bản trúng thầu đường sắt cao tốc ở Ấn Độ sau khi để mất một dự án đường sắt cao tốc trị giá 5 tỷ USD ở Indonesia vào tay Trung Quốc hồi tháng 10 vừa qua. Năm ngoái, Nhật còn bị Trung Quốc “qua mặt” trong một dự án đường sắt cao tốc ở Thái Lan.
Hồi tháng 5 năm nay, Trung Quốc và Ấn Độ đã ký một thỏa thuận về hợp tác đường sắt. Kể từ đó, Trung Quốc đã ra sức tìm cách giành dự bán Mumbai-Admedabad, nhưng cuối cùng đã thất bại.
Thỏa thuận được ký nhân chuyến thăm Ấn của Thủ tướng Nhật Abe. Ngoài dự án đường sắt cao tốc, hai bên còn ký các thỏa thuận về hợp tác năng lượng hạt nhân và chuyển giao thiết bị quốc phòng.
“Nhật Bản không muốn mất thỏa thuận này”, giáo sư chính trị và chính sách đối ngoại Purnendra Jain thuộc Đại học Adelaide của Mỹ nhận định. “Thỏa thuận cũng là một tuyên bố của ông Modi rằng Ấn Độ đang hiện đại hóa”.
Hôm 2/12, Bộ trưởng Bộ Đường sắt Ấn Độ Monoj Shinha phát biểu trước Quốc hội nói rằng không ai cung cấp nhiều hỗ trợ tài chính cho dự án này như Nhật Bản.
Thỏa thuận trị giá 15 tỷ USD được ký kết sau 3 năm đàm phán và phản ánh mối quan hệ ngày càng gần gũi giữa Nhật Bản và Ấn Độ. Sự thắt chặt quan hệ song phương Tokyo-New Delhi một phần xuất phát từ mối quan hệ cá nhân thân thiết giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi.
Ngoài ra, giới quan sát cho rằng, việc Nhật Bản và Ấn Độ cùng chia sẻ những mục tiêu đầu tư và mối lo ngại về sự bành trướng của Trung Quốc đã đưa hai quốc gia này xích lại gần nhau hơn.
Dự án đường sắt cao tốc đầu tiên của Ấn Độ là một tuyến dài 505 km, nối giữa thủ đô tài chính Mumbai với Ahmedabad - một trung tâm kinh tế và công nghiệp ở bang quê nhà Gurajat của Thủ tướng Modi.
Tại một cuộc họp báo tại New Delhi ngày 12/12, ông Modi cho biết Nhật Bản đã đưa ra “những điều khoản dễ chịu” cho khoản vay 12 tỷ USD danh cho dự án trị giá 980 tỷ Rupee, tương đương 14,6 tỷ USD.
Nhật Bản trúng thầu đường sắt cao tốc ở Ấn Độ sau khi để mất một dự án đường sắt cao tốc trị giá 5 tỷ USD ở Indonesia vào tay Trung Quốc hồi tháng 10 vừa qua. Năm ngoái, Nhật còn bị Trung Quốc “qua mặt” trong một dự án đường sắt cao tốc ở Thái Lan.
Hồi tháng 5 năm nay, Trung Quốc và Ấn Độ đã ký một thỏa thuận về hợp tác đường sắt. Kể từ đó, Trung Quốc đã ra sức tìm cách giành dự bán Mumbai-Admedabad, nhưng cuối cùng đã thất bại.
Thỏa thuận được ký nhân chuyến thăm Ấn của Thủ tướng Nhật Abe. Ngoài dự án đường sắt cao tốc, hai bên còn ký các thỏa thuận về hợp tác năng lượng hạt nhân và chuyển giao thiết bị quốc phòng.
“Nhật Bản không muốn mất thỏa thuận này”, giáo sư chính trị và chính sách đối ngoại Purnendra Jain thuộc Đại học Adelaide của Mỹ nhận định. “Thỏa thuận cũng là một tuyên bố của ông Modi rằng Ấn Độ đang hiện đại hóa”.
Hôm 2/12, Bộ trưởng Bộ Đường sắt Ấn Độ Monoj Shinha phát biểu trước Quốc hội nói rằng không ai cung cấp nhiều hỗ trợ tài chính cho dự án này như Nhật Bản.