Nhật hoàng Akihito phát tín hiệu muốn thoái vị
Công chúng Nhật, đặc biệt là giới trẻ, có vẻ ủng hộ mong muốn thoái vị của Nhật hoàng
Trong một bài phát biểu toàn quốc hiếm hoi ngày 8/8, Nhật hoàng Akihito nói ông lo ngại rằng tuổi tác và tình trạng sức khỏe xấu đi sẽ khiến ông khó tiếp tục vai trò của mình.
Theo hãng tin BBC, đây là bài phát biểu thứ hai được phát sóng trên truyền hình của Nhật hoàng trước dân chúng nước này kể từ khi ông lên ngôi. Dù Nhật hoàng không sử dụng đến từ “thoái vị”, bài phát biểu của ông cho thấy rõ mong muốn được truyền lại ngôi báu.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói Chính phủ của ông sẽ xem xét bài phát biểu của Nhật hoàng một cách nghiêm túc và thảo luận phương hướng hành động cần thiết.
Trong bài phát biểu kéo dài 10 phút được ghi hình từ trước, Nhật hoàng nói ông hy vọng các nhiệm vụ của hoàng đế trên cương vị một biểu tượng của nhà nước Nhật có thể được tiếp tục duy trì mà không có bất kỳ sự ngắt quãng nào.
Nhật hoàng Akihito, người từng trải qua một cuộc phẫu thuật tim và được điều trị ung thư tuyến tiền liệt, đã ngồi trên ngai vàng kể từ năm 1989, sau khi phụ vương của ông là Nhật hoàng Hirohito băng hà.
Nếu Nhật hoàng Akihito thoái vị, đây sẽ là lần đầu tiên một vị Nhật hoàng thoái vị kể từ cuộc thoái vị năm 1817 của Nhật hoàng Kokaku.
Nhật hoàng Akihito nói một khả năng có thể xảy ra khi một vị hoàng đế không thể hoàn thành được nhiệm vụ do tuổi tác hoặc bệnh tật là bổ nhiệm một nhiếp chính.
Tuy nhiên, ông cũng gợi ý rằng đây không phải là giải pháp lý tưởng. “Tôi nghĩ không thể tiếp tục giảm mãi được các nhiệm vụ cho vị hoàng đế trên cương vị biểu tượng của nhà nước”, ông nói.
Con trai trưởng của Nhật hoàng Akihito, thái tử Naruhito, 56 tuổi, là người đầu tiên trong danh sách kế vị ngai vàng của nước Nhật. Tiếp đó là em trai của ông Naruhito, hoàng tử Akishino. Phụ nữ không được phép thừa kế ngai vàng của nước Nhật, nên công chúa Aiko, con gái của thái tử Naruhito, không thể kế nghiệp cha.
Luật của hoàng gia Nhật hiện nay không có quy định về thoái vị, nên luật này cần phải được sửa đổi để Nhật hoàng Akihito có thể thoái vị. Thay đổi này sẽ phải có được sự thông qua của Quốc hội Nhật.
Hiến pháp Nhật quy định Nhật hoàng không được đưa ra bất kỳ một tuyên bố chính trị nào, và mong muốn thoái vị của Nhật hoàng Akihito có thể bị xem là mang tính chính trị.
Tuy nhiên, công chúng Nhật có vẻ ủng hộ mong muốn thoái vị của Nhật hoàng. Đặc biệt, giới trẻ Nhật cho rằng Nhật hoàng nên được nghỉ ngơi lúc về già. Một cuộc thăm dò dư luận gần đây của hãng thông tấn Kyodo cho thấy hơn 85 % người dân Nhật nói nên hợp pháp hóa việc thoái vị.
Vào năm 2006, Nhật Bản đã tranh cãi về việc có nên hay không để một phụ nữ thừa kế ngai vàng, bởi thời điểm đó Nhật hoàng Akihito chưa có cháu trai. Tuy nhiên, cuộc tranh luận này đã bị hoãn lại sau khi vợ chồng hoàng tử Akishino sinh được một bé trai.
Vào năm 2011, hoàng tử Akishino cũng kêu gọi tranh luận về việc có nên đặt ra tuổi nghỉ hưu cho Nhật hoàng, nhưng cuộc tranh luận này đã không dẫn đến sự thay đổi trong luật của hoàng gia Nhật.
Theo hãng tin BBC, đây là bài phát biểu thứ hai được phát sóng trên truyền hình của Nhật hoàng trước dân chúng nước này kể từ khi ông lên ngôi. Dù Nhật hoàng không sử dụng đến từ “thoái vị”, bài phát biểu của ông cho thấy rõ mong muốn được truyền lại ngôi báu.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói Chính phủ của ông sẽ xem xét bài phát biểu của Nhật hoàng một cách nghiêm túc và thảo luận phương hướng hành động cần thiết.
Trong bài phát biểu kéo dài 10 phút được ghi hình từ trước, Nhật hoàng nói ông hy vọng các nhiệm vụ của hoàng đế trên cương vị một biểu tượng của nhà nước Nhật có thể được tiếp tục duy trì mà không có bất kỳ sự ngắt quãng nào.
Nhật hoàng Akihito, người từng trải qua một cuộc phẫu thuật tim và được điều trị ung thư tuyến tiền liệt, đã ngồi trên ngai vàng kể từ năm 1989, sau khi phụ vương của ông là Nhật hoàng Hirohito băng hà.
Nếu Nhật hoàng Akihito thoái vị, đây sẽ là lần đầu tiên một vị Nhật hoàng thoái vị kể từ cuộc thoái vị năm 1817 của Nhật hoàng Kokaku.
Nhật hoàng Akihito nói một khả năng có thể xảy ra khi một vị hoàng đế không thể hoàn thành được nhiệm vụ do tuổi tác hoặc bệnh tật là bổ nhiệm một nhiếp chính.
Tuy nhiên, ông cũng gợi ý rằng đây không phải là giải pháp lý tưởng. “Tôi nghĩ không thể tiếp tục giảm mãi được các nhiệm vụ cho vị hoàng đế trên cương vị biểu tượng của nhà nước”, ông nói.
Con trai trưởng của Nhật hoàng Akihito, thái tử Naruhito, 56 tuổi, là người đầu tiên trong danh sách kế vị ngai vàng của nước Nhật. Tiếp đó là em trai của ông Naruhito, hoàng tử Akishino. Phụ nữ không được phép thừa kế ngai vàng của nước Nhật, nên công chúa Aiko, con gái của thái tử Naruhito, không thể kế nghiệp cha.
Luật của hoàng gia Nhật hiện nay không có quy định về thoái vị, nên luật này cần phải được sửa đổi để Nhật hoàng Akihito có thể thoái vị. Thay đổi này sẽ phải có được sự thông qua của Quốc hội Nhật.
Hiến pháp Nhật quy định Nhật hoàng không được đưa ra bất kỳ một tuyên bố chính trị nào, và mong muốn thoái vị của Nhật hoàng Akihito có thể bị xem là mang tính chính trị.
Tuy nhiên, công chúng Nhật có vẻ ủng hộ mong muốn thoái vị của Nhật hoàng. Đặc biệt, giới trẻ Nhật cho rằng Nhật hoàng nên được nghỉ ngơi lúc về già. Một cuộc thăm dò dư luận gần đây của hãng thông tấn Kyodo cho thấy hơn 85 % người dân Nhật nói nên hợp pháp hóa việc thoái vị.
Vào năm 2006, Nhật Bản đã tranh cãi về việc có nên hay không để một phụ nữ thừa kế ngai vàng, bởi thời điểm đó Nhật hoàng Akihito chưa có cháu trai. Tuy nhiên, cuộc tranh luận này đã bị hoãn lại sau khi vợ chồng hoàng tử Akishino sinh được một bé trai.
Vào năm 2011, hoàng tử Akishino cũng kêu gọi tranh luận về việc có nên đặt ra tuổi nghỉ hưu cho Nhật hoàng, nhưng cuộc tranh luận này đã không dẫn đến sự thay đổi trong luật của hoàng gia Nhật.