Nhật, Trung cùng điều chiến đấu cơ tới biển Hoa Đông
Những diễn biến gần đây trên biển Hoa Đông cho thấy mối quan hệ lạnh giá giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á
Nhật Bản ngày 25/9 đã điều máy bay chiến đấu tới một eo biển có tầm quan trọng chiến lược gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Động thái này diễn ra sau khi một nhóm máy bay của Trung Quốc thực hiện bay gần khu vực này.
Hãng tin Bloomberg dẫn một tuyên bố ngày 26/9 của Bộ Quốc phòng Nhật cho biết, đội chiến đấu cơ của Nhật được điều tới khu vực trên sau khi 8 máy bay Trung Quốc di chuyển qua lại phía trên vùng biển giữa đảo chính của quần đảo Okinawa và đảo Miyako-jima gần Đài Loan. Trong số 8 máy bay Trung Quốc, có hai máy bay được cho là chiến đấu cơ.
Trong một cuộc họp báo tại Tokyo, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói các máy bay của Trung Quốc không xâm phạm không phận Nhật Bản, nhưng đây là lần đầu tiên Nhật Bản chứng kiến máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay gần eo biển Miyako. Ông Suga cũng tiếp tục khẳng định quan điểm của Tokyo phản đối vùng nhận diện phòng không (ADIZ) bao gồm khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc thiết lập ở Hoa Đông.
“Chúng tôi không thể chấp nhận việc cho rằng không phận phía trên quần đảo Senkaku, một phần lãnh thổ của chúng tôi, thuộc về Trung Quốc”, ông Suga nói.
Trong một tuyên bố ngày 26/9, quân đội Trung Quốc tuyên bố lực lượng không quân nước này đã cử một đội gồm 40 máy bay - trong đó có máy bay ném bom H-6K, chiến đấu cơ Su-30, và máy bay tiếp nhiên liệu - thực hiện tập trận “thường kỳ” qua eo biển Miyako khi trên đường tới tập trận ở phía Tây Thái Bình Dương.
Tuyên bố trên dẫn lời phát ngôn viên không quân Trung Quốc Shen Jinke nói rằng đội máy bay trên đã diễn tập bay do thám, tấn công bất ngờ, và tiếp nhiên liệu trên không, cũng như “tuần tra cảnh báo định kỳ” ở ADIZ của Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Các hoạt động tập trận này xuất phát từ nhu cầu “bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, duy trì phát triển hòa bình”, ông Shen nói.
Hồi tháng 5/2015, không quân Trung Quốc tuyên bố đã cho máy bay bay qua eo biển Miyako để tới Tây Thái Bình Dương tập trận.
Theo ông Xu Guangyu, nhà tư vấn cấp cao thuộc Hiệp hội Giải trừ và kiểm soát vũ khí Trung Quốc, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở ở Bắc Kinh, quy mô của đội máy bay Trung Quốc đi qua eo biển Miyako vào cuối tuần vừa rồi là hiếm gặp.
“Chưa bao giờ thấy một đội máy bay như vậy đi qua eo Miyako trước đây”, ông Xu, một tướng quân đội Trung Quốc về hưu phát biểu. “Cuộc tập trận này nhằm tăng cường khả năng chiến đấu trên biển, và là một phần trong cải cách của quân đội Trung Quốc nhằm để binh sỹ làm quen với môi trường chiến đấu. Mỹ và Nga cũng thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận như vậy”.
Những diễn biến gần đây trên biển Hoa Đông cho thấy mối quan hệ lạnh giá giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á. Một trong những vấn đề gai góc nhất trong quan hệ Trung-Nhật chính là tranh chấp kéo dài xung quanh chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trong một bài phát biểu ở Washington hồi đầu tháng này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada đã chỉ trích những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc cả ở biển Đông và biển Hoa Đông, đặc biệt là hoạt động bồi lấp đảo nhân tạo ở biển Đông. Bà Inada cũng ủng hộ các cuộc tuần tra tự do hàng hải của Mỹ trên vùng biển này.
Hãng tin Bloomberg dẫn một tuyên bố ngày 26/9 của Bộ Quốc phòng Nhật cho biết, đội chiến đấu cơ của Nhật được điều tới khu vực trên sau khi 8 máy bay Trung Quốc di chuyển qua lại phía trên vùng biển giữa đảo chính của quần đảo Okinawa và đảo Miyako-jima gần Đài Loan. Trong số 8 máy bay Trung Quốc, có hai máy bay được cho là chiến đấu cơ.
Trong một cuộc họp báo tại Tokyo, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói các máy bay của Trung Quốc không xâm phạm không phận Nhật Bản, nhưng đây là lần đầu tiên Nhật Bản chứng kiến máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay gần eo biển Miyako. Ông Suga cũng tiếp tục khẳng định quan điểm của Tokyo phản đối vùng nhận diện phòng không (ADIZ) bao gồm khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc thiết lập ở Hoa Đông.
“Chúng tôi không thể chấp nhận việc cho rằng không phận phía trên quần đảo Senkaku, một phần lãnh thổ của chúng tôi, thuộc về Trung Quốc”, ông Suga nói.
Trong một tuyên bố ngày 26/9, quân đội Trung Quốc tuyên bố lực lượng không quân nước này đã cử một đội gồm 40 máy bay - trong đó có máy bay ném bom H-6K, chiến đấu cơ Su-30, và máy bay tiếp nhiên liệu - thực hiện tập trận “thường kỳ” qua eo biển Miyako khi trên đường tới tập trận ở phía Tây Thái Bình Dương.
Tuyên bố trên dẫn lời phát ngôn viên không quân Trung Quốc Shen Jinke nói rằng đội máy bay trên đã diễn tập bay do thám, tấn công bất ngờ, và tiếp nhiên liệu trên không, cũng như “tuần tra cảnh báo định kỳ” ở ADIZ của Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Các hoạt động tập trận này xuất phát từ nhu cầu “bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, duy trì phát triển hòa bình”, ông Shen nói.
Hồi tháng 5/2015, không quân Trung Quốc tuyên bố đã cho máy bay bay qua eo biển Miyako để tới Tây Thái Bình Dương tập trận.
Theo ông Xu Guangyu, nhà tư vấn cấp cao thuộc Hiệp hội Giải trừ và kiểm soát vũ khí Trung Quốc, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở ở Bắc Kinh, quy mô của đội máy bay Trung Quốc đi qua eo biển Miyako vào cuối tuần vừa rồi là hiếm gặp.
“Chưa bao giờ thấy một đội máy bay như vậy đi qua eo Miyako trước đây”, ông Xu, một tướng quân đội Trung Quốc về hưu phát biểu. “Cuộc tập trận này nhằm tăng cường khả năng chiến đấu trên biển, và là một phần trong cải cách của quân đội Trung Quốc nhằm để binh sỹ làm quen với môi trường chiến đấu. Mỹ và Nga cũng thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận như vậy”.
Những diễn biến gần đây trên biển Hoa Đông cho thấy mối quan hệ lạnh giá giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á. Một trong những vấn đề gai góc nhất trong quan hệ Trung-Nhật chính là tranh chấp kéo dài xung quanh chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trong một bài phát biểu ở Washington hồi đầu tháng này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada đã chỉ trích những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc cả ở biển Đông và biển Hoa Đông, đặc biệt là hoạt động bồi lấp đảo nhân tạo ở biển Đông. Bà Inada cũng ủng hộ các cuộc tuần tra tự do hàng hải của Mỹ trên vùng biển này.