Nhật - Trung đột ngột căng thẳng vì tranh chấp biển đảo
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida triệu hồi Đại sứ Trung Quốc Cheng Yonghua để phản đối
Nhật Bản ngày 9/8 cảnh báo Trung Quốc rằng mối quan hệ song phương giữa hai nước đang xấu đi vì tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục khẳng định quần đảo này là lãnh thổ của mình, và kêu gọi đàm phán để giải quyết tranh chấp.
Theo tin từ Reuters, căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á đã liên tục tăng kể từ khi Nhật Bản chứng kiến một số lượng lớn tàu hải cảnh và tàu bè khác của Trung Quốc xuất hiện mấy ngày qua gần khu vực quần đảo tranh chấp mà Tokyo gọi là Senkaku, Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Ngày 9/8, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã triệu hồi Đại sứ Trung Quốc Cheng Yonghua để phản đối. Trong lần gặp này, ông Kishida nói với ông Cheng rằng Trung Quốc đang đơn phương tìm cách thay đổi nguyên trạng - một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nhật cho hay.
Cũng theo tuyên bố trên, ông Kishida nói với ông Cheng rằng môi trường của mối quan hệ Nhật-Trung đang xấu đi đáng kể.
Sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Nhật Bản, Đại sứ Cheng cho biết đã nói với ông Kishida rằng quần đảo Điếu Ngư/Senkaku là một phần không thể tách rời của Trung Quốc, rằng tranh chấp cần được giải quyết thông qua các biện pháp ngoại giao và đối thoại.
“Tôi đã nói với ông ấy rằng, việc tàu Trung Quốc tiến hành hoạt động ở vùng biển đó là điều hoàn toàn tự nhiên”, ông Cheng nói với báo giới. “Tôi cũng nói với ông ấy là hai nước cần đối thoại thông qua các kênh ngoại giao để không khiến mọi thứ trở nên phức tạp và căng thẳng leo thang”.
Việc Ngoại trưởng Nhật Bản triệu hồi Đại sứ Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước gia tăng mạnh sau khi hàng chục tàu Trung Quốc đến gần Senkaku/Điếu Ngư vào mấy ngày vừa qua.
Trước đó, vào hôm thứ Sáu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama cũng đã triệu hồi Đại sứ Trung Quốc để bày tỏ sự phản đối.
Việc tàu Trung Quốc ồ ạt xuất hiện tại khu vực tranh chấp ở Hoa Đông diễn ra sau một thời gian Trung Quốc chịu sức ép lớn về các hoạt động của nước này trên biển Đông, trong đó Trung Quốc cho là Nhật Bản đã can thiệp vào tranh chấp trên biển Đông.
Mỹ, một số nước Đông Nam Á và Nhật Bản đã chỉ trích việc Trung Quốc bồi lấp đảo nhân tạo và xây dựng tại khu vực tranh chấp trên biển Đông. Sự chỉ trích này càng gia tăng sau khi tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague, Hà Lan hồi tháng 7 ra phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông.
Trung Quốc đã từ chối công nhận phán quyết của tòa trọng tài trong vụ kiện biển Đông do Philippines đâm đơn. Trong khi đó, Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ phán quyết, bất chấp Bắc Kinh cảnh báo Tokyo không nên can thiệp vào vấn đề này.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ nhì và thứ ba thế giới, đã và đang chịu nhiều áp lực từ bao gồm tranh chấp lãnh thổ, vấn đề do chiến tranh để lại, và sự đối đầu khu vực.
Theo tin từ Reuters, căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á đã liên tục tăng kể từ khi Nhật Bản chứng kiến một số lượng lớn tàu hải cảnh và tàu bè khác của Trung Quốc xuất hiện mấy ngày qua gần khu vực quần đảo tranh chấp mà Tokyo gọi là Senkaku, Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Ngày 9/8, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã triệu hồi Đại sứ Trung Quốc Cheng Yonghua để phản đối. Trong lần gặp này, ông Kishida nói với ông Cheng rằng Trung Quốc đang đơn phương tìm cách thay đổi nguyên trạng - một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nhật cho hay.
Cũng theo tuyên bố trên, ông Kishida nói với ông Cheng rằng môi trường của mối quan hệ Nhật-Trung đang xấu đi đáng kể.
Sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Nhật Bản, Đại sứ Cheng cho biết đã nói với ông Kishida rằng quần đảo Điếu Ngư/Senkaku là một phần không thể tách rời của Trung Quốc, rằng tranh chấp cần được giải quyết thông qua các biện pháp ngoại giao và đối thoại.
“Tôi đã nói với ông ấy rằng, việc tàu Trung Quốc tiến hành hoạt động ở vùng biển đó là điều hoàn toàn tự nhiên”, ông Cheng nói với báo giới. “Tôi cũng nói với ông ấy là hai nước cần đối thoại thông qua các kênh ngoại giao để không khiến mọi thứ trở nên phức tạp và căng thẳng leo thang”.
Việc Ngoại trưởng Nhật Bản triệu hồi Đại sứ Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước gia tăng mạnh sau khi hàng chục tàu Trung Quốc đến gần Senkaku/Điếu Ngư vào mấy ngày vừa qua.
Trước đó, vào hôm thứ Sáu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama cũng đã triệu hồi Đại sứ Trung Quốc để bày tỏ sự phản đối.
Việc tàu Trung Quốc ồ ạt xuất hiện tại khu vực tranh chấp ở Hoa Đông diễn ra sau một thời gian Trung Quốc chịu sức ép lớn về các hoạt động của nước này trên biển Đông, trong đó Trung Quốc cho là Nhật Bản đã can thiệp vào tranh chấp trên biển Đông.
Mỹ, một số nước Đông Nam Á và Nhật Bản đã chỉ trích việc Trung Quốc bồi lấp đảo nhân tạo và xây dựng tại khu vực tranh chấp trên biển Đông. Sự chỉ trích này càng gia tăng sau khi tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague, Hà Lan hồi tháng 7 ra phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông.
Trung Quốc đã từ chối công nhận phán quyết của tòa trọng tài trong vụ kiện biển Đông do Philippines đâm đơn. Trong khi đó, Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ phán quyết, bất chấp Bắc Kinh cảnh báo Tokyo không nên can thiệp vào vấn đề này.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ nhì và thứ ba thế giới, đã và đang chịu nhiều áp lực từ bao gồm tranh chấp lãnh thổ, vấn đề do chiến tranh để lại, và sự đối đầu khu vực.