Nhật, Trung đua nhau đổ tiền vào Campuchia
Nhật Bản và Trung Quốc đều đang là những đối tác hàng đầu của Campuchia
Hôm 21/3, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Campuchia Ho Namhong và Đại sứ Nhật Bản tại Campuchia Yuji Kumamaru đã ký thỏa thuận về việc Tokyo viện trợ 34 triệu USD, giúp Phnom Penh nâng cấp hạ tầng kinh tế - xã hội.
Theo thỏa thuận trên, 14 triệu USD sẽ được chi để nâng cấp bệnh viện ở tỉnh Sihanoukville ở phía tây nam của Campuchia và khoảng 13 triệu USD được dùng cho việc xây dựng một nhà máy thủy điện ở tỉnh Rattanakiri ở phía bắc. Số còn lại sẽ chi cho việc hiện đại hóa cơ sở làm việc của Viện Công nghệ Campuchia tại thủ đô Phnom Penh.
Kể từ năm 1990 cho tới nay, Nhật Bản là một trong những quốc gia viện trợ hàng đầu cho Campuchia, với khoảng 150 triệu USD/năm. Tại buổi lễ ký thỏa thuận nói trên, ông Ho Namhong cho biết, viện trợ của Nhật Bản đóng góp một phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống người dân, cũng như quá trình phát triển đất nước Campuchia.
Thời gian gần đây, Campuchia đã liên tiếp nhận được nhiều khoản tài chính hỗ trợ phát triển với quy mô lớn từ các đối tác nước ngoài. Báo cáo chính thức mới đây của Bộ Giao thông Campuchia cho biết, Trung Quốc đã cho Phnom Penh vay gần 1 tỷ USD để hỗ trợ quá trình cải tạo, nâng cấp và làm hệ thống cầu đường mới ở quốc gia này.
Bộ Giao thông Campuchia cho biết, khoản tiền trên được dùng vào 21 dự án cầu đường, với độ dài của các con đường lên tới 1.465,75 km. Đến nay, 8 trong các dự án này đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Ngoài ra, Trung Quốc còn cho Campuchia vay 28 triệu USD để xây dựng cảng container trên sông Mekong ở ngoại ô Phnom Penh.
Những con đường do Trung Quốc cho vay vốn để nâng cấp hoặc làm mới gồm các quốc lộ 3762 (dài 26,45 km từ Senmonorom đến Dak Dam, giáp tỉnh Đắc Nông của Việt Nam), 62, 57B, 59... Theo ước tính, trong 5 năm trở lại đây, Trung Quốc đã cho Campuchia vay 2 tỷ USD mà theo Thủ tướng Hun Sen là “không kèm điều kiện nào”.
Về đầu tư của Trung Quốc vào Campuchia, theo báo cáo của Hội đồng Phát triển Campuchia được công bố hôm 5/3 tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Chiết Giang - Campuchia, Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất tại Campuchia với mức 9,17 tỷ USD từ năm 1994 - 2012. Có khoảng 400 công ty Trung Quốc đang đầu tư tại Campuchia.
Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia, ông Pan Guangxue cho hay trong năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Campuchia đạt 2,9 tỷ USD, tăng 16% so với năm trước. Lãnh đạo Campuchia và Trung Quốc đã cam kết phấn đấu đưa mức trao đổi thương mại hai chiều giữa hai nước đạt mức 5 tỷ USD vào năm 2017.
Hiện các doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc đang hoạt động rất mạnh ở quốc gia Đông Nam Á này. Huawei Technologies đã đầu tư nhiều trăm triệu USD để phát triển mạng điện thoại di động của Campuchia. Các công ty Trung Quốc cũng tham gia ngành công nghiệp may mặc và các nguồn năng lượng mới trên lãnh thổ Campuchia.
Đình đám nhất là vụ đầu năm nay, hai công ty của Trung Quốc là Cambodia Iron and Steel Mining Industry Group và China Railway Group đã giành được các hợp đồng có tổng giá trị lên tới 11,2 tỷ USD cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở Campuchia, đây là mức đầu tư doanh nghiệp nước ngoài lớn chưa từng có đổ vào nước này.
Tổng giám đốc một tập đoàn trong lĩnh vực sắt, thép, hầm mỏ Campuchia cho hay, các hợp đồng gồm một nhà máy luyện thép ở miền bắc, một cảng lớn tại đảo Koh Kong ở miền nam và tuyến đường sắt dài 400 km nối liền hai khu vực nói trên. Tuyến đường sắt tốn 9,6 tỷ, nhà máy thép 1,6 tỷ USD. Các dự án sẽ khởi động trong 2013 và hoàn tất sau 4 năm.
Không chỉ có Nhật Bản, Trung Quốc, hôm 11/3 vừa qua, Chính phủ Pháp thông qua Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) cũng cung cấp khoản vay trị giá 47,7 triệu USD cho Campuchia để hỗ trợ phát triển kinh tế và xã hội. Thỏa thuận được ký dưới sự chứng kiến của Tổng Giám đốc AFD Dov Zerah và Phó Thủ tướng Campuchia Keat Chhon.
Khoản viện trợ của Pháp sẽ dùng để triển khai các công trình thủy lợi, y tế và các dự án kinh tế, xã hội khác tại Campuchia. Trong đó, dự án phát triển hệ thống nước sạch sinh hoạt cho cư dân tại Phnom Penh trị giá 39 triệu USD. Từ 1993 tới nay, Pháp đã hỗ trợ Campuchia 351 triệu USD, trong đó 151 triệu USD là viện trợ không hoàn lại.
Theo thỏa thuận trên, 14 triệu USD sẽ được chi để nâng cấp bệnh viện ở tỉnh Sihanoukville ở phía tây nam của Campuchia và khoảng 13 triệu USD được dùng cho việc xây dựng một nhà máy thủy điện ở tỉnh Rattanakiri ở phía bắc. Số còn lại sẽ chi cho việc hiện đại hóa cơ sở làm việc của Viện Công nghệ Campuchia tại thủ đô Phnom Penh.
Kể từ năm 1990 cho tới nay, Nhật Bản là một trong những quốc gia viện trợ hàng đầu cho Campuchia, với khoảng 150 triệu USD/năm. Tại buổi lễ ký thỏa thuận nói trên, ông Ho Namhong cho biết, viện trợ của Nhật Bản đóng góp một phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống người dân, cũng như quá trình phát triển đất nước Campuchia.
Thời gian gần đây, Campuchia đã liên tiếp nhận được nhiều khoản tài chính hỗ trợ phát triển với quy mô lớn từ các đối tác nước ngoài. Báo cáo chính thức mới đây của Bộ Giao thông Campuchia cho biết, Trung Quốc đã cho Phnom Penh vay gần 1 tỷ USD để hỗ trợ quá trình cải tạo, nâng cấp và làm hệ thống cầu đường mới ở quốc gia này.
Bộ Giao thông Campuchia cho biết, khoản tiền trên được dùng vào 21 dự án cầu đường, với độ dài của các con đường lên tới 1.465,75 km. Đến nay, 8 trong các dự án này đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Ngoài ra, Trung Quốc còn cho Campuchia vay 28 triệu USD để xây dựng cảng container trên sông Mekong ở ngoại ô Phnom Penh.
Những con đường do Trung Quốc cho vay vốn để nâng cấp hoặc làm mới gồm các quốc lộ 3762 (dài 26,45 km từ Senmonorom đến Dak Dam, giáp tỉnh Đắc Nông của Việt Nam), 62, 57B, 59... Theo ước tính, trong 5 năm trở lại đây, Trung Quốc đã cho Campuchia vay 2 tỷ USD mà theo Thủ tướng Hun Sen là “không kèm điều kiện nào”.
Về đầu tư của Trung Quốc vào Campuchia, theo báo cáo của Hội đồng Phát triển Campuchia được công bố hôm 5/3 tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Chiết Giang - Campuchia, Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất tại Campuchia với mức 9,17 tỷ USD từ năm 1994 - 2012. Có khoảng 400 công ty Trung Quốc đang đầu tư tại Campuchia.
Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia, ông Pan Guangxue cho hay trong năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Campuchia đạt 2,9 tỷ USD, tăng 16% so với năm trước. Lãnh đạo Campuchia và Trung Quốc đã cam kết phấn đấu đưa mức trao đổi thương mại hai chiều giữa hai nước đạt mức 5 tỷ USD vào năm 2017.
Hiện các doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc đang hoạt động rất mạnh ở quốc gia Đông Nam Á này. Huawei Technologies đã đầu tư nhiều trăm triệu USD để phát triển mạng điện thoại di động của Campuchia. Các công ty Trung Quốc cũng tham gia ngành công nghiệp may mặc và các nguồn năng lượng mới trên lãnh thổ Campuchia.
Đình đám nhất là vụ đầu năm nay, hai công ty của Trung Quốc là Cambodia Iron and Steel Mining Industry Group và China Railway Group đã giành được các hợp đồng có tổng giá trị lên tới 11,2 tỷ USD cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở Campuchia, đây là mức đầu tư doanh nghiệp nước ngoài lớn chưa từng có đổ vào nước này.
Tổng giám đốc một tập đoàn trong lĩnh vực sắt, thép, hầm mỏ Campuchia cho hay, các hợp đồng gồm một nhà máy luyện thép ở miền bắc, một cảng lớn tại đảo Koh Kong ở miền nam và tuyến đường sắt dài 400 km nối liền hai khu vực nói trên. Tuyến đường sắt tốn 9,6 tỷ, nhà máy thép 1,6 tỷ USD. Các dự án sẽ khởi động trong 2013 và hoàn tất sau 4 năm.
Không chỉ có Nhật Bản, Trung Quốc, hôm 11/3 vừa qua, Chính phủ Pháp thông qua Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) cũng cung cấp khoản vay trị giá 47,7 triệu USD cho Campuchia để hỗ trợ phát triển kinh tế và xã hội. Thỏa thuận được ký dưới sự chứng kiến của Tổng Giám đốc AFD Dov Zerah và Phó Thủ tướng Campuchia Keat Chhon.
Khoản viện trợ của Pháp sẽ dùng để triển khai các công trình thủy lợi, y tế và các dự án kinh tế, xã hội khác tại Campuchia. Trong đó, dự án phát triển hệ thống nước sạch sinh hoạt cho cư dân tại Phnom Penh trị giá 39 triệu USD. Từ 1993 tới nay, Pháp đã hỗ trợ Campuchia 351 triệu USD, trong đó 151 triệu USD là viện trợ không hoàn lại.