“Nhạt” với Mỹ, Saudi Arabia ngày càng thân Nga
Nhà vua Salman của Saudi Arabia có chuyến thăm lịch sử tới Nga giữa lúc ảnh hưởng của Mỹ ở vùng Vịnh suy giảm
Nước Nga đang trải thảm đỏ đón chuyến thăm diễn ra trong tuần này của người trị vì Saudi Arabia, nhà vua Salman. Theo dự kiến, loạt thỏa thuận trị giá nhiều tỷ USD sẽ được ký kết giữa hai nước trong chuyến thăm được đánh giá là có ý nghĩa lịch sử.
Theo hãng tin CNBC, đây là lần đầu tiên một vị vua Saudi Arabia có chuyến thăm cấp nhà nước tới Moscow. Sau khi hạ cánh xuống thủ đô Nga và di chuyển tới trung tâm thành phố, vua Salman đã được chào mừng bằng vô số băng rôn, khẩu hiệu in hình ông, viết bằng cả tiếng Nga và tiếng Arab.
Điện Kremlin cho biết vua Salman sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày thứ Năm và “hai nhà lãnh đạo sẽ bàn thảo các bước đi chung nhằm phát triển hơn nữa sự hợp tác song phương về thương mại, kinh tế, đầu tư và văn hóa-nhân đạo”. Ngoài ra, những vấn đề quốc tế bao gồm các cuộc xung đột ở Trung Đông cũng sẽ là một chủ đề thảo luận trong cuộc gặp.
Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ ký số thỏa thuận trị giá hơn 3 tỷ USD vào ngày thứ Năm, bao gồm một thỏa thuận 1,1 tỷ USD để tập đoàn hóa dầu Nga Sibur xây một nhà máy ở Saudi Arabia.
Chuyến thăm là dấu hiệu mới nhất cho thấy mối quan hệ ngày càng thân mật, cả về kinh tế và chính trị, giữa hai cường quốc dầu lửa. Nga và Saudi Arabia bắt đầu xích lại gần nhau vào năm ngoái khi Moscow và Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), nhóm 14 thành viên mà Saudi Arabia là “anh cả”, ký một thỏa thuận cắt giảm sản lượng nhằm hỗ trợ giá dầu.
Kể từ đó, hàng tỷ USD thỏa thuận về vũ khí và năng lượng đã được hai bên công bố, mới nhất là một quỹ đầu tư năng lượng chung trị giá 1 tỷ USD. Tháng 5 năm nay, Thái tử Mohammed Bin Salman của Saudi Arabia đã thăm Nga, gặp Tổng thống Putin và cam kết rót 10 tỷ USD vào quỹ đầu tư trực tiếp của Nga.
Trong chuyến thăm của vua Salman, hai bên có thể sẽ thảo luận về việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu sau khi thỏa thuận này hết hạn vào tháng 3/2018. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng phải đến cuộc họp chính thức tiếp theo của OPEC vào ngày 30/11, quyết định về vấn đề này mới được đưa ra.
Giới chuyên gia cho rằng sự gần gũi gia tăng của Nga và Saudi Arabia xuất phát từ mong muốn của cả hai bên về thiết lập một liên minh chiến lược vượt khỏi lĩnh vực năng lượng, trong đó hợp tác kinh tế và chính trị có thể diễn ra song song cùng với các thỏa thuận về dầu lửa.
“Đây được cho là phái đoàn nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay từng đặt chân đến Moscow. Saudi Arabia rất quan tâm đến mối quan hệ với Nga… Chuyến thăm này có ý nghĩa lớn với Saudi Arabia, vì họ đang cần đa dạng hóa nền kinh tế và tăng cường vị thế trong nền kinh tế toàn cầu”, chuyên gia Chris Weafer thuộc Macro-Advisory phát biểu.
Ông Weafer nhấn mạnh không chỉ có tầm quan trọng như vậy, chuyến thăm của vua Salman còn diễn ra trong bối cảnh ảnh hưởng của Mỹ ở vùng Vịnh suy giảm. Nga đã chớp lấy cơ hội này dưới danh nghĩa hợp tác năng lượng. Ngoài ra, chuyến thăm cũng diễn ra giữa lúc cả Nga và Saudi Arabia “không vui” trước việc Mỹ đẩy mạnh khai thác dầu đá phiến, một nguyên nhân quan trọng khiến giá dầu lao dốc mấy năm gần đây.
Tuy nhiên, không phải chuyên gia nào cũng tin rằng cuộc gặp giữa người trị vì Saudi và ông chủ điện Kremlin sẽ báo hiệu một kỷ nguyên mới về hợp tác toàn diện và hài hòa trong quan hệ giữa hai quốc gia. Một lý do phải kể đến là tình hình địa chính trị ngổn ngang ở Trung Đông hiện nay, trong đó Nga và Saudi Arabi đối đầu vì Tổng thống Syria Bashar al-Assad và vai trò của Iran trong khu vực.
“Sau khi Nga can thiệp vào Syria, điện Kremlin đang cố gắng phát triển một mối quan hệ tổng thể hơn với tất cả các cường quốc chính ở Trung Đông nhằm nỗ lực quản lý căng thẳng giữa các nước đối thủ tại khu vực này. Saudi Arabia có lẽ sẽ nhận ra rằng không giống như Mỹ, Nga có thể đóng một vai trò quan trọng trong hòa giải với Iran”, các chuyên gia thuộc Eurasia Group nhận định trong một báo cáo ra ngày 4/10.
“Về vấn đề Syria, Saudi Arabia giờ đây đã chấp nhận sự vô ích của những nỗ lực quân sự nhằm lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad và sẽ giải quyết những bất đồng với Moscow về vấn đề này. Ngoài ra, Saudi Arabia đang tìm kiếm sự đảm bảo của Nga rằng ảnh hưởng của Iran đối với Syria sẽ được kiềm chế”, báo cáo nhận định.
“Mối lo lớn hơn đối với lãnh đạo Saudi Arabia hiện nay là vấn đề Yemen, nơi Riyadh đang bắt đầu tìm giải pháp mới để thu hẹp mạnh sự can thiệp quân sự của họ. Có thể Saudi Arabia sẽ tìm kiếm sự hợp tác của Nga để đảm bảo rằng cán cân quyền lực cuối cùng ở Yemen sẽ không nghiêng về Iran”.
Theo hãng tin CNBC, đây là lần đầu tiên một vị vua Saudi Arabia có chuyến thăm cấp nhà nước tới Moscow. Sau khi hạ cánh xuống thủ đô Nga và di chuyển tới trung tâm thành phố, vua Salman đã được chào mừng bằng vô số băng rôn, khẩu hiệu in hình ông, viết bằng cả tiếng Nga và tiếng Arab.
Điện Kremlin cho biết vua Salman sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày thứ Năm và “hai nhà lãnh đạo sẽ bàn thảo các bước đi chung nhằm phát triển hơn nữa sự hợp tác song phương về thương mại, kinh tế, đầu tư và văn hóa-nhân đạo”. Ngoài ra, những vấn đề quốc tế bao gồm các cuộc xung đột ở Trung Đông cũng sẽ là một chủ đề thảo luận trong cuộc gặp.
Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ ký số thỏa thuận trị giá hơn 3 tỷ USD vào ngày thứ Năm, bao gồm một thỏa thuận 1,1 tỷ USD để tập đoàn hóa dầu Nga Sibur xây một nhà máy ở Saudi Arabia.
Chuyến thăm là dấu hiệu mới nhất cho thấy mối quan hệ ngày càng thân mật, cả về kinh tế và chính trị, giữa hai cường quốc dầu lửa. Nga và Saudi Arabia bắt đầu xích lại gần nhau vào năm ngoái khi Moscow và Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), nhóm 14 thành viên mà Saudi Arabia là “anh cả”, ký một thỏa thuận cắt giảm sản lượng nhằm hỗ trợ giá dầu.
Kể từ đó, hàng tỷ USD thỏa thuận về vũ khí và năng lượng đã được hai bên công bố, mới nhất là một quỹ đầu tư năng lượng chung trị giá 1 tỷ USD. Tháng 5 năm nay, Thái tử Mohammed Bin Salman của Saudi Arabia đã thăm Nga, gặp Tổng thống Putin và cam kết rót 10 tỷ USD vào quỹ đầu tư trực tiếp của Nga.
Trong chuyến thăm của vua Salman, hai bên có thể sẽ thảo luận về việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu sau khi thỏa thuận này hết hạn vào tháng 3/2018. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng phải đến cuộc họp chính thức tiếp theo của OPEC vào ngày 30/11, quyết định về vấn đề này mới được đưa ra.
Giới chuyên gia cho rằng sự gần gũi gia tăng của Nga và Saudi Arabia xuất phát từ mong muốn của cả hai bên về thiết lập một liên minh chiến lược vượt khỏi lĩnh vực năng lượng, trong đó hợp tác kinh tế và chính trị có thể diễn ra song song cùng với các thỏa thuận về dầu lửa.
“Đây được cho là phái đoàn nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay từng đặt chân đến Moscow. Saudi Arabia rất quan tâm đến mối quan hệ với Nga… Chuyến thăm này có ý nghĩa lớn với Saudi Arabia, vì họ đang cần đa dạng hóa nền kinh tế và tăng cường vị thế trong nền kinh tế toàn cầu”, chuyên gia Chris Weafer thuộc Macro-Advisory phát biểu.
Ông Weafer nhấn mạnh không chỉ có tầm quan trọng như vậy, chuyến thăm của vua Salman còn diễn ra trong bối cảnh ảnh hưởng của Mỹ ở vùng Vịnh suy giảm. Nga đã chớp lấy cơ hội này dưới danh nghĩa hợp tác năng lượng. Ngoài ra, chuyến thăm cũng diễn ra giữa lúc cả Nga và Saudi Arabia “không vui” trước việc Mỹ đẩy mạnh khai thác dầu đá phiến, một nguyên nhân quan trọng khiến giá dầu lao dốc mấy năm gần đây.
Tuy nhiên, không phải chuyên gia nào cũng tin rằng cuộc gặp giữa người trị vì Saudi và ông chủ điện Kremlin sẽ báo hiệu một kỷ nguyên mới về hợp tác toàn diện và hài hòa trong quan hệ giữa hai quốc gia. Một lý do phải kể đến là tình hình địa chính trị ngổn ngang ở Trung Đông hiện nay, trong đó Nga và Saudi Arabi đối đầu vì Tổng thống Syria Bashar al-Assad và vai trò của Iran trong khu vực.
“Sau khi Nga can thiệp vào Syria, điện Kremlin đang cố gắng phát triển một mối quan hệ tổng thể hơn với tất cả các cường quốc chính ở Trung Đông nhằm nỗ lực quản lý căng thẳng giữa các nước đối thủ tại khu vực này. Saudi Arabia có lẽ sẽ nhận ra rằng không giống như Mỹ, Nga có thể đóng một vai trò quan trọng trong hòa giải với Iran”, các chuyên gia thuộc Eurasia Group nhận định trong một báo cáo ra ngày 4/10.
“Về vấn đề Syria, Saudi Arabia giờ đây đã chấp nhận sự vô ích của những nỗ lực quân sự nhằm lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad và sẽ giải quyết những bất đồng với Moscow về vấn đề này. Ngoài ra, Saudi Arabia đang tìm kiếm sự đảm bảo của Nga rằng ảnh hưởng của Iran đối với Syria sẽ được kiềm chế”, báo cáo nhận định.
“Mối lo lớn hơn đối với lãnh đạo Saudi Arabia hiện nay là vấn đề Yemen, nơi Riyadh đang bắt đầu tìm giải pháp mới để thu hẹp mạnh sự can thiệp quân sự của họ. Có thể Saudi Arabia sẽ tìm kiếm sự hợp tác của Nga để đảm bảo rằng cán cân quyền lực cuối cùng ở Yemen sẽ không nghiêng về Iran”.