Các quốc gia dầu lửa Trung Đông vay nhiều chưa từng thấy
Hoạt động vay nợ gia tăng này diễn ra trong đợt suy giảm kéo dài suốt 3 năm của giá dầu thế giới
Saudi Arabia vừa có vụ phát hành trái phiếu lớn nhất kể từ đầu năm đến nay của một chính phủ nền kinh tế mới nổi, theo đó nâng mức vay nợ của khu vực nhiều dầu lửa Trung Đông lên kỷ lục.
Theo tờ Financial Times, trong đợt vay nợ này, Saudi Arabia - quốc gia xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới - phát hành trái phiếu kỳ hạn 30 năm cùng một số kỳ hạn khác nhằm huy động 12,5 tỷ USD. Trước đó, vào tháng 10 năm ngoái, Saudi Arabia đã có đợt phát hành trái phiếu lớn kỷ lục, vay 17,5 tỷ USD từ giới đầu tư.
Hoạt động vay nợ gia tăng của Saudi Arabia diễn ra trong đợt suy giảm kéo dài suốt 3 năm của giá dầu thế giới. Chịu sức ép về ngân sách khi nguồn thu từ xuất khẩu dầu giảm sút, Saudi Arabia đã phải rút tiền từ dự trữ tài chính tích lũy được từ những năm giá dầu trên 100 USD/thùng để bù đắp cho thâm thủng ngân sách.
Bên cạnh việc đặt mục tiêu cân bằng ngân sách vào năm 2020, Saudi Arabia cũng đang vạch ra một loạt cải cách rộng lớn nhằm đẩy mạnh các hoạt động kinh tế tư nhân, đa dạng hóa nguồn thu của Chính phủ, theo đó giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu lửa.
Thái tử Mohammed bin Salman của Saudi Arabia đã vạch ra một kế hoạch cải tổ nền kinh tế đầy tham vọng, bao gồm chương trình bán 200 tỷ USD cổ phần các doanh nghiệp quốc doanh. Trong chương trình này có kế hoạch bán 5% cổ phần của tập đoàn dầu lửa quốc doanh Saudi Aramco - vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) được cho sẽ là lớn chưa từng có trên thế giới.
Các vụ phát hành trái phiếu của các nước Trung Đông khá “đắt hàng” nhờ giới đầu tư toàn cầu đang ở trong một làn sóng nhu cầu mua nợ từ các thị trường mới nổi. Nhu cầu này gia tăng khi lãi suất thấp ở các nền kinh tế phát triển lớn buộc các nhà đầu tư phải tìm kiếm lợi nhuận cao hơn ở nơi khác.
Theo số liệu từ Dealogic, từ đầu năm đến nay, các nước Trung Đông đã vay 47,9 tỷ USD từ thị trường trái phiếu, một mức cao chưa từng thấy, so với mức vay 37 tỷ USD trong cả năm ngoái.
Hồi tháng 8, Iraq có đợt phát hành trái phiếu độc lập đầu tiên trong hơn một thập kỷ, trị giá 1 tỷ USD, nhưng mức đặt mua của các nhà đầu tư lên tới 6,6 tỷ USD. Đầu tháng này, Bahrain thu hút lượng cầu 15 tỷ USD cho đợt phát hành trái phiếu 3 tỷ USD. Một loạt nước xuất khẩu dầu mỏ khác trong khu vực như Jordan, Oman và Kuwait đều đã vay nợ từ thị trường trái phiếu trong năm nay.
Trước đợt phát hành vừa qua, Saudi Arabia đã vay 9 tỷ USD từ thị trường trái phiếu Hồi giáo vào tháng 4 năm nay. Từ đầu năm, nước này đã vay 19 tỷ USD thông qua phát hành trái phiếu Hồi giáo.
Việc giá dầu vững lên trong thời gian gần đây và các biện pháp thắt chặt chi tiêu đã giúp Saudi Arabia kiểm soát được thâm hụt ngân sách. Mới đây, Bộ Tài chính nước này nói rằng mức thâm hụt của 6 tháng đầu năm có thể đã giảm về 19,4 tỷ USD. Trước đó, cơ quan này dự báo mức thâm hụt ngân sách của cả năm 2017 là 53 tỷ USD.
Theo tờ Financial Times, trong đợt vay nợ này, Saudi Arabia - quốc gia xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới - phát hành trái phiếu kỳ hạn 30 năm cùng một số kỳ hạn khác nhằm huy động 12,5 tỷ USD. Trước đó, vào tháng 10 năm ngoái, Saudi Arabia đã có đợt phát hành trái phiếu lớn kỷ lục, vay 17,5 tỷ USD từ giới đầu tư.
Hoạt động vay nợ gia tăng của Saudi Arabia diễn ra trong đợt suy giảm kéo dài suốt 3 năm của giá dầu thế giới. Chịu sức ép về ngân sách khi nguồn thu từ xuất khẩu dầu giảm sút, Saudi Arabia đã phải rút tiền từ dự trữ tài chính tích lũy được từ những năm giá dầu trên 100 USD/thùng để bù đắp cho thâm thủng ngân sách.
Bên cạnh việc đặt mục tiêu cân bằng ngân sách vào năm 2020, Saudi Arabia cũng đang vạch ra một loạt cải cách rộng lớn nhằm đẩy mạnh các hoạt động kinh tế tư nhân, đa dạng hóa nguồn thu của Chính phủ, theo đó giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu lửa.
Thái tử Mohammed bin Salman của Saudi Arabia đã vạch ra một kế hoạch cải tổ nền kinh tế đầy tham vọng, bao gồm chương trình bán 200 tỷ USD cổ phần các doanh nghiệp quốc doanh. Trong chương trình này có kế hoạch bán 5% cổ phần của tập đoàn dầu lửa quốc doanh Saudi Aramco - vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) được cho sẽ là lớn chưa từng có trên thế giới.
Các vụ phát hành trái phiếu của các nước Trung Đông khá “đắt hàng” nhờ giới đầu tư toàn cầu đang ở trong một làn sóng nhu cầu mua nợ từ các thị trường mới nổi. Nhu cầu này gia tăng khi lãi suất thấp ở các nền kinh tế phát triển lớn buộc các nhà đầu tư phải tìm kiếm lợi nhuận cao hơn ở nơi khác.
Theo số liệu từ Dealogic, từ đầu năm đến nay, các nước Trung Đông đã vay 47,9 tỷ USD từ thị trường trái phiếu, một mức cao chưa từng thấy, so với mức vay 37 tỷ USD trong cả năm ngoái.
Hồi tháng 8, Iraq có đợt phát hành trái phiếu độc lập đầu tiên trong hơn một thập kỷ, trị giá 1 tỷ USD, nhưng mức đặt mua của các nhà đầu tư lên tới 6,6 tỷ USD. Đầu tháng này, Bahrain thu hút lượng cầu 15 tỷ USD cho đợt phát hành trái phiếu 3 tỷ USD. Một loạt nước xuất khẩu dầu mỏ khác trong khu vực như Jordan, Oman và Kuwait đều đã vay nợ từ thị trường trái phiếu trong năm nay.
Trước đợt phát hành vừa qua, Saudi Arabia đã vay 9 tỷ USD từ thị trường trái phiếu Hồi giáo vào tháng 4 năm nay. Từ đầu năm, nước này đã vay 19 tỷ USD thông qua phát hành trái phiếu Hồi giáo.
Việc giá dầu vững lên trong thời gian gần đây và các biện pháp thắt chặt chi tiêu đã giúp Saudi Arabia kiểm soát được thâm hụt ngân sách. Mới đây, Bộ Tài chính nước này nói rằng mức thâm hụt của 6 tháng đầu năm có thể đã giảm về 19,4 tỷ USD. Trước đó, cơ quan này dự báo mức thâm hụt ngân sách của cả năm 2017 là 53 tỷ USD.