Nhiều cảnh báo cho thị trường bất động sản trong 2017
Nguồn cung thứ cấp bung ra ồ ạt, nguồn cung sơ cấp liên tục tăng là nguyên nhân khiến bất động sản dễ rơi vào thực trạng thừa cung
“Có thể nói đây là thời điểm bất động sản đẻ trứng vàng sau thời gian dài ngủ đông khi mà giao dịch bất động sản trong một quý tại Việt Nam bằng cả năm Singapore”.
Nhận xét trên được Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài GS. Nguyễn Mại đưa ra tại Hội thảo triển vọng thị trường bất động sản 2017 do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VnRea), tổ chức ngày 20/12.
Lệch pha cung - cầu
Theo GS. Nguyễn Mại, trong bối cảnh tình hình kinh tế tương đối ổn định, nhu cầu nhà ở đang trên đà tăng trưởng bền vững, tín dụng đổ vào bất động sản được điều tiết tốt, thị trường 2017 hứa hẹn trở thành bức tranh với nhiều gam màu sáng và sôi động.
Tuy vậy, chuyên gia này cũng cho rằng, thị trường đã xuất hiện lo ngại khi số lượng lớn căn hộ cao cấp tăng quá nhanh làm lệch cán cân cung - cầu có thể dẫn đến những bất lợi cho thị trường.
Đặc biệt, thị trường vẫn còn nhiều điều cần phải lưu ý để tránh nguy cơ gây “bong bóng”, bởi theo thống kê của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, mặc dù tín dụng bất động sản năm nay chỉ tăng 12% so với mức 28% của năm 2015, nhưng tín dụng tiêu dùng năm nay tăng gần 40% thì phân nửa số này có liên quan đến mua nhà ở, các căn hộ.
Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản Nguyễn Mạnh Hà cho hay, mặc dù thị trường đang phát triển tốt, xu hướng mua bán “bầy đàn” đã hạn chế, song thị trường bất động sản trong năm qua ghi nhận sự bùng nổ nguồn cung, nhất là phân khúc nhà ở cao cấp.
Đáng quan ngại nhất là số lượng dự án cao cấp hạng sang dòng sản phẩm du lịch, nghỉ dưỡng đã vượt quá nhu cầu của hiện tại. Hiện nay thị trường đang dư thừa nguồn cung cao cấp và thiếu đi nguồn cung nhà cho người thu nhập thấp.
Trong khi các chủ đầu tư quá tập trung vào phát triển hàng hóa cao cấp thì 70% nhu cầu của thị trường lại tập trung vào phân khúc nhà ở trung bình trở xuống. Ông Hà khẳng định, hiện phân khúc nhà ở thương mại có giá khoảng 15 triệu/m2 đang khá hiếm trên thị trường.
“Biên độ lợi nhuận không cao là một trong những yếu tố khiến doanh nghiệp không mấy mặn mà với các dự án nhà bình dân. Thị trường ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ của giới đầu cơ, đầu tư thứ cấp”, ông Hà nói.
Vị Phó chủ tịch VnRea cũng cảnh báo, nếu năm 2015, xu hướng đầu tư dài hạn để cho thuê chiếm đa số, thì hiện tại phần lớn nhà đầu tư mua đi bán lại để kiếm lời, nhất là trong thời điểm phân khúc bất động sản cao cấp nở rộ.
“Theo số liệu chúng tôi khảo sát được, có đến 50% hoặc thậm chí nhiều hơn khoảng 70-80% là tỷ lệ nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp. Nguồn cung thứ cấp bung ra ồ ạt, nguồn cung sơ cấp liên tục tăng là nguyên nhân khiến bất động sản dễ rơi vào thực trạng thừa cung”, ông Hà cung cấp thêm.
Tuy nhiên, một đại diện của Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoRea) lại trấn an rằng, năm 2017 thị trường bất động sản sẽ vẫn còn nằm trong chu kỳ tăng trưởng nhưng có thể sẽ tiếp tục xu thế chững lại của năm 2016, sẽ có sự điều chỉnh lớn để giải quyết sự lệch pha cung - cầu hiện đang có xu thế lệch về phía phân khúc bất động sản cao cấp, bao gồm cả bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.
Do đó, khó có thể xảy ra bong bóng bất động sản trong năm tới, đại diện HoRea nhận định.
Thị trường sẽ “đi ngang” trong 2017
Bình luận về triển vọng năm 2017, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Trần Kim Chung cho rằng thị trường bất động sản sẽ giảm nhiệt, quy mô sẽ giảm khá nhiều do việc đầu cơ suy giảm.
Theo chuyên gia này, bất động sản trong năm tới sẽ phân hóa mạnh, chỉ một số dự án cục bộ có ưu thế tài chính, sản phẩm mới có thể tiêu thụ thuận lợi. Một số dự án đã triển khai vẫn sẽ được hoàn thành, song với số dự án chuẩn bị khởi công nhiều khả năng sẽ phải đình hoãn.
Nguyên nhân là do nguồn tín dụng từ hệ thống ngân hàng cho thị trường sẽ bị thu hẹp bởi các ngân hàng thương mại hầu như không còn dư địa về nguồn vốn ngắn hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước áp dụng ngay từ đầu 2017. Cùng với đó, áp lực xử lý nợ xấu dự tính vào khoảng 100.000 tỷ đồng nợ xấu cũng sẽ làm cho dòng vốn vào bất động sản trở nên hẹp cửa hơn.
Chính vì vậy, ông theo ông Chung, một kịch bản thị trường tốt hơn năm 2016 dù được không ít người mong đợi nhưng nhiều khả năng sẽ không xảy ra.
Thay vào đó, thị trường rất có thể sẽ “đi ngang”, trong đó có một số phân mảng sẽ điều chỉnh giảm, tăng.
Còn nếu bị tác động tiêu cực từ chính sách, từ kinh tế bên ngoài, thì thị trường có thể suy giảm, trầm lắng.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nhìn nhận, nhu cầu về nhà ở tại Việt Nam còn rất lớn và tiềm năng, triển vọng vẫn còn hiện hữu. Cùng với đó là sự quan tâm của giới đầu tư quốc tế đối với bất động sản Việt Nam đang ngày càng tăng mạnh.
Tuy nhiên, theo ông Nam, thị trường bất động sản trong năm 2017 vẫn sẽ tiếp tục như năm 2016 và chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Nhưng giai đoạn này sẽ có sự đột phá về phân khúc nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở xã hội. Trong khi đó với những cảnh báo liên tiếp, các chủ đầu tư phân khúc cao cấp cũng sẽ phải có sự điểu chỉnh giảm nếu không muốn lâm khủng hoảng.
Nhận xét trên được Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài GS. Nguyễn Mại đưa ra tại Hội thảo triển vọng thị trường bất động sản 2017 do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VnRea), tổ chức ngày 20/12.
Lệch pha cung - cầu
Theo GS. Nguyễn Mại, trong bối cảnh tình hình kinh tế tương đối ổn định, nhu cầu nhà ở đang trên đà tăng trưởng bền vững, tín dụng đổ vào bất động sản được điều tiết tốt, thị trường 2017 hứa hẹn trở thành bức tranh với nhiều gam màu sáng và sôi động.
Tuy vậy, chuyên gia này cũng cho rằng, thị trường đã xuất hiện lo ngại khi số lượng lớn căn hộ cao cấp tăng quá nhanh làm lệch cán cân cung - cầu có thể dẫn đến những bất lợi cho thị trường.
Đặc biệt, thị trường vẫn còn nhiều điều cần phải lưu ý để tránh nguy cơ gây “bong bóng”, bởi theo thống kê của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, mặc dù tín dụng bất động sản năm nay chỉ tăng 12% so với mức 28% của năm 2015, nhưng tín dụng tiêu dùng năm nay tăng gần 40% thì phân nửa số này có liên quan đến mua nhà ở, các căn hộ.
Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản Nguyễn Mạnh Hà cho hay, mặc dù thị trường đang phát triển tốt, xu hướng mua bán “bầy đàn” đã hạn chế, song thị trường bất động sản trong năm qua ghi nhận sự bùng nổ nguồn cung, nhất là phân khúc nhà ở cao cấp.
Đáng quan ngại nhất là số lượng dự án cao cấp hạng sang dòng sản phẩm du lịch, nghỉ dưỡng đã vượt quá nhu cầu của hiện tại. Hiện nay thị trường đang dư thừa nguồn cung cao cấp và thiếu đi nguồn cung nhà cho người thu nhập thấp.
Trong khi các chủ đầu tư quá tập trung vào phát triển hàng hóa cao cấp thì 70% nhu cầu của thị trường lại tập trung vào phân khúc nhà ở trung bình trở xuống. Ông Hà khẳng định, hiện phân khúc nhà ở thương mại có giá khoảng 15 triệu/m2 đang khá hiếm trên thị trường.
“Biên độ lợi nhuận không cao là một trong những yếu tố khiến doanh nghiệp không mấy mặn mà với các dự án nhà bình dân. Thị trường ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ của giới đầu cơ, đầu tư thứ cấp”, ông Hà nói.
Vị Phó chủ tịch VnRea cũng cảnh báo, nếu năm 2015, xu hướng đầu tư dài hạn để cho thuê chiếm đa số, thì hiện tại phần lớn nhà đầu tư mua đi bán lại để kiếm lời, nhất là trong thời điểm phân khúc bất động sản cao cấp nở rộ.
“Theo số liệu chúng tôi khảo sát được, có đến 50% hoặc thậm chí nhiều hơn khoảng 70-80% là tỷ lệ nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp. Nguồn cung thứ cấp bung ra ồ ạt, nguồn cung sơ cấp liên tục tăng là nguyên nhân khiến bất động sản dễ rơi vào thực trạng thừa cung”, ông Hà cung cấp thêm.
Tuy nhiên, một đại diện của Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoRea) lại trấn an rằng, năm 2017 thị trường bất động sản sẽ vẫn còn nằm trong chu kỳ tăng trưởng nhưng có thể sẽ tiếp tục xu thế chững lại của năm 2016, sẽ có sự điều chỉnh lớn để giải quyết sự lệch pha cung - cầu hiện đang có xu thế lệch về phía phân khúc bất động sản cao cấp, bao gồm cả bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.
Do đó, khó có thể xảy ra bong bóng bất động sản trong năm tới, đại diện HoRea nhận định.
Thị trường sẽ “đi ngang” trong 2017
Bình luận về triển vọng năm 2017, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Trần Kim Chung cho rằng thị trường bất động sản sẽ giảm nhiệt, quy mô sẽ giảm khá nhiều do việc đầu cơ suy giảm.
Theo chuyên gia này, bất động sản trong năm tới sẽ phân hóa mạnh, chỉ một số dự án cục bộ có ưu thế tài chính, sản phẩm mới có thể tiêu thụ thuận lợi. Một số dự án đã triển khai vẫn sẽ được hoàn thành, song với số dự án chuẩn bị khởi công nhiều khả năng sẽ phải đình hoãn.
Nguyên nhân là do nguồn tín dụng từ hệ thống ngân hàng cho thị trường sẽ bị thu hẹp bởi các ngân hàng thương mại hầu như không còn dư địa về nguồn vốn ngắn hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước áp dụng ngay từ đầu 2017. Cùng với đó, áp lực xử lý nợ xấu dự tính vào khoảng 100.000 tỷ đồng nợ xấu cũng sẽ làm cho dòng vốn vào bất động sản trở nên hẹp cửa hơn.
Chính vì vậy, ông theo ông Chung, một kịch bản thị trường tốt hơn năm 2016 dù được không ít người mong đợi nhưng nhiều khả năng sẽ không xảy ra.
Thay vào đó, thị trường rất có thể sẽ “đi ngang”, trong đó có một số phân mảng sẽ điều chỉnh giảm, tăng.
Còn nếu bị tác động tiêu cực từ chính sách, từ kinh tế bên ngoài, thì thị trường có thể suy giảm, trầm lắng.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nhìn nhận, nhu cầu về nhà ở tại Việt Nam còn rất lớn và tiềm năng, triển vọng vẫn còn hiện hữu. Cùng với đó là sự quan tâm của giới đầu tư quốc tế đối với bất động sản Việt Nam đang ngày càng tăng mạnh.
Tuy nhiên, theo ông Nam, thị trường bất động sản trong năm 2017 vẫn sẽ tiếp tục như năm 2016 và chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Nhưng giai đoạn này sẽ có sự đột phá về phân khúc nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở xã hội. Trong khi đó với những cảnh báo liên tiếp, các chủ đầu tư phân khúc cao cấp cũng sẽ phải có sự điểu chỉnh giảm nếu không muốn lâm khủng hoảng.