Nhiều đại sứ quán ở Triều Tiên không tin sẽ có tấn công
Anh, Thụy Điển và Ba Lan xác nhận đại sứ quán của họ ở Triều Tiên được các quan chức Bình Nhưỡng “ghé thăm”
Triều Tiên đã đề nghị nhiều đại sứ quán nước ngoài ở Bình Nhưỡng lên kế hoạch rút toàn bộ nhân viên do nguy cơ xảy ra xung đột trên bán đảo liên Triều. Tuy nhiên, diễn biến này chỉ bị xem như động thái mới nhất của Triều Tiên nhằm duy trì căng thẳng ở mức cao với mục tiêu giành được sự nhượng bộ của Hàn Quốc và Mỹ.
Tờ Wall Street Journal cho biết, vào ngày 5/4, Anh, Thụy Điển và Ba Lan đã xác nhận việc họ là ba trong số các đại sứ quán nước ngoài ở Triều Tiên được các quan chức Bình Nhưỡng “ghé thăm”.
Quan chức của ba nước này nói rằng, họ đã được phía Triều Tiên hỏi liệu có cần sự giúp đỡ để đưa nhân viên rời đi, trước cái mà Bình Nhưỡng gọi là nguy cơ hiển hiện xảy ra một cuộc tấn công vào nước này.
Tuy nhiên, các quan chức của ba nước cho biết, họ không hề có kế hoạch sẽ sơ tán nhân viên khỏi Triều Tiên.
Một phát ngôn viên của Đại sứ quán Nga tại Bình Nhưỡng nói, một quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã đưa ra đề xuất rằng, phía Nga nên “cân nhắc vấn đề rút nhân viên do tình hình căng thẳng gia tăng”, nhưng phía Nga không có kế hoạch rút nhân viên khỏi đại sứ quán này.
Bộ Ngoại giao Ba Lan thì xem đề xuất này của phía Triều Tiên như một lời đe dọa “suông” khác. “Cũng giống như các đại sứ quán khác, chúng tôi đã nhận được câu hỏi từ phía Triều Tiên là liệu chúng tôi có muốn sơ tán nhân viên do có thể xảy ra một cuộc tấn công từ Mỹ. Chúng tôi xem câu hỏi này là một nhân tố không phù hợp nhằm đẩy căng thẳng gia tăng” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ba Lan Marcin Bosacki nói. “Quan điểm của chúng tôi là, đương nhiên, không có rủi ro Triều Tiên bị tấn công”.
Phía Anh cho hay, Đại sứ quán nước này ở Bình Nhưỡng đã được phía Triều Tiên thông báo rằng, Bình Nhưỡng sẽ không thể đảm bảo sự an toàn của các đại sứ quán và các tổ chức quốc tế ở Triều Tiên trong bối cảnh có thể xảy ra xung đột từ ngày 10/4, tức là ngày thứ Tư tuần tới.
Mức độ quan trọng của thời hạn này hiện còn chưa rõ. Tuy nhiên, trong tuần này, Triều Tiên đã di chuyển một tên lửa tầm trung tới bờ biển phía Đông. Theo giới phân tích, động thái này có thể là sự chuẩn bị cho một vụ phóng thử.
Năm ngoái, Triều Tiên đã thất bại trong một vụ thử tên lửa tầm xa vào hôm 13/4, ngay trước kỳ nghỉ lễ 15/4 kỷ niệm ngày sinh của nhà cố lãnh đạo Kim Nhật Thành.
Hiện truyền thông nhà nước Triều Tiên chưa đề cập gì đến những đề xuất mà Bình Nhưỡng đưa ra cho các đại sứ quán.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên vẫn đang ở mức cao. Các quan chức Hàn Quốc và Mỹ nói rằng, họ chưa nhận thấy tín hiệu nào về việc Triều Tiên đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công, cho dù Bình Nhưỡng đã liên tục phát đi những lời hăm dọa trong mấy tuần gần đây.
Cứ vào thời gian này hàng năm, Triều Tiên thường phản ứng mạnh trước các cuộc tập trận quân sự của Hàn Quốc. Tuy nhiên, sự đe dọa năm nay từ Bình Nhưỡng gia tăng do chính quyền ông Kim Jong Un còn thể hiện sự bất bình trước những lệnh trừng phạt sau vụ thử hạt nhân trong lòng đất hôm 12/2.
Các nhà phân tích đánh giá rằng, khó có khả năng Triều Tiên sẽ thực hiện tấn công, và thay vào đó sẽ chỉ tìm cách duy trì mức độ căng thẳng cao để khiến Hàn Quốc và Mỹ lo ngại và nhượng bộ về các vấn đề như viện trợ về an ninh.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Moscow thường xuyên liên lạc với Mỹ và các quốc gia khác về tình hình trên bán đảo Triều Tiên.
Mấy tuần gần đây, Bình Nhưỡng đã đe dọa tấn công vào các phần của nước Mỹ trên Thái Bình Dương cũng như vào Hàn Quốc và Nhật Bản. Thậm chí, Triều Tiên còn dọa tấn công đại lục Mỹ bằng vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Bình Nhưỡng chưa có khả năng chế tạo được đầu đạn hạt nhân để gắn lên tên lửa hay có tên lửa chạm tới được đại lục Mỹ. Mặc dù vậy, chuyên gia cho rằng, tên lửa của Triều Tiên có thể vươn tới Hàn Quốc hoặc Nhật.
Mỹ và Triều Tiên đã đáp trả những lời đe dọa của Bình Nhưỡng bằng cách công khai việc sử dụng những vũ khí quân sự tân tiến như máy bay ném bom tàng hình B-2 trong các cuộc tập trận trung, đồng thời tuyên bố sẽ triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa.
Mấy ngày gần đây, Washington chọn cách hạn chế phô trương lực lượng do lo ngại những động thái như vậy có thể khiến Triều Tiên hạ quyết định tấn công.
Tờ Wall Street Journal cho biết, vào ngày 5/4, Anh, Thụy Điển và Ba Lan đã xác nhận việc họ là ba trong số các đại sứ quán nước ngoài ở Triều Tiên được các quan chức Bình Nhưỡng “ghé thăm”.
Quan chức của ba nước này nói rằng, họ đã được phía Triều Tiên hỏi liệu có cần sự giúp đỡ để đưa nhân viên rời đi, trước cái mà Bình Nhưỡng gọi là nguy cơ hiển hiện xảy ra một cuộc tấn công vào nước này.
Tuy nhiên, các quan chức của ba nước cho biết, họ không hề có kế hoạch sẽ sơ tán nhân viên khỏi Triều Tiên.
Một phát ngôn viên của Đại sứ quán Nga tại Bình Nhưỡng nói, một quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã đưa ra đề xuất rằng, phía Nga nên “cân nhắc vấn đề rút nhân viên do tình hình căng thẳng gia tăng”, nhưng phía Nga không có kế hoạch rút nhân viên khỏi đại sứ quán này.
Bộ Ngoại giao Ba Lan thì xem đề xuất này của phía Triều Tiên như một lời đe dọa “suông” khác. “Cũng giống như các đại sứ quán khác, chúng tôi đã nhận được câu hỏi từ phía Triều Tiên là liệu chúng tôi có muốn sơ tán nhân viên do có thể xảy ra một cuộc tấn công từ Mỹ. Chúng tôi xem câu hỏi này là một nhân tố không phù hợp nhằm đẩy căng thẳng gia tăng” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ba Lan Marcin Bosacki nói. “Quan điểm của chúng tôi là, đương nhiên, không có rủi ro Triều Tiên bị tấn công”.
Phía Anh cho hay, Đại sứ quán nước này ở Bình Nhưỡng đã được phía Triều Tiên thông báo rằng, Bình Nhưỡng sẽ không thể đảm bảo sự an toàn của các đại sứ quán và các tổ chức quốc tế ở Triều Tiên trong bối cảnh có thể xảy ra xung đột từ ngày 10/4, tức là ngày thứ Tư tuần tới.
Mức độ quan trọng của thời hạn này hiện còn chưa rõ. Tuy nhiên, trong tuần này, Triều Tiên đã di chuyển một tên lửa tầm trung tới bờ biển phía Đông. Theo giới phân tích, động thái này có thể là sự chuẩn bị cho một vụ phóng thử.
Năm ngoái, Triều Tiên đã thất bại trong một vụ thử tên lửa tầm xa vào hôm 13/4, ngay trước kỳ nghỉ lễ 15/4 kỷ niệm ngày sinh của nhà cố lãnh đạo Kim Nhật Thành.
Hiện truyền thông nhà nước Triều Tiên chưa đề cập gì đến những đề xuất mà Bình Nhưỡng đưa ra cho các đại sứ quán.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên vẫn đang ở mức cao. Các quan chức Hàn Quốc và Mỹ nói rằng, họ chưa nhận thấy tín hiệu nào về việc Triều Tiên đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công, cho dù Bình Nhưỡng đã liên tục phát đi những lời hăm dọa trong mấy tuần gần đây.
Cứ vào thời gian này hàng năm, Triều Tiên thường phản ứng mạnh trước các cuộc tập trận quân sự của Hàn Quốc. Tuy nhiên, sự đe dọa năm nay từ Bình Nhưỡng gia tăng do chính quyền ông Kim Jong Un còn thể hiện sự bất bình trước những lệnh trừng phạt sau vụ thử hạt nhân trong lòng đất hôm 12/2.
Các nhà phân tích đánh giá rằng, khó có khả năng Triều Tiên sẽ thực hiện tấn công, và thay vào đó sẽ chỉ tìm cách duy trì mức độ căng thẳng cao để khiến Hàn Quốc và Mỹ lo ngại và nhượng bộ về các vấn đề như viện trợ về an ninh.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Moscow thường xuyên liên lạc với Mỹ và các quốc gia khác về tình hình trên bán đảo Triều Tiên.
Mấy tuần gần đây, Bình Nhưỡng đã đe dọa tấn công vào các phần của nước Mỹ trên Thái Bình Dương cũng như vào Hàn Quốc và Nhật Bản. Thậm chí, Triều Tiên còn dọa tấn công đại lục Mỹ bằng vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Bình Nhưỡng chưa có khả năng chế tạo được đầu đạn hạt nhân để gắn lên tên lửa hay có tên lửa chạm tới được đại lục Mỹ. Mặc dù vậy, chuyên gia cho rằng, tên lửa của Triều Tiên có thể vươn tới Hàn Quốc hoặc Nhật.
Mỹ và Triều Tiên đã đáp trả những lời đe dọa của Bình Nhưỡng bằng cách công khai việc sử dụng những vũ khí quân sự tân tiến như máy bay ném bom tàng hình B-2 trong các cuộc tập trận trung, đồng thời tuyên bố sẽ triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa.
Mấy ngày gần đây, Washington chọn cách hạn chế phô trương lực lượng do lo ngại những động thái như vậy có thể khiến Triều Tiên hạ quyết định tấn công.