Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu "ngại" trả phí marketing
Khoản phí cho hoạt động thu thập thông tin thị trường và giá cả, marketing của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam được chi rất hạn chế
Khoản phí cho hoạt động thu thập thông tin thị trường và giá cả, marketing của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam được chi rất hạn chế.
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) vừa công bố Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 – 2012 nhằm đánh giá năng lực xúc tiến xuất khẩu của doanh nghiệp và năng lực của các tổ chức xúc tiến thương mại.
Báo cáo dựa trên kết quả của cuộc điều tra, khảo sát ý kiến do Cục Xúc tiến thương mại (Vietrade) thực hiện trong năm 2011 với khoảng 200 doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, các trung tâm xúc tiến thương mại ở 63 tỉnh thành trên cả nước, các hiệp hội ngành hàng và các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài.
Một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp xuất khẩu là nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thông tin để định hướng thị trường và mặt hàng lại không được các doanh nghiệp chú trọng quan tâm và đầu tư. Theo điều tra của Vietrade, có tới 55% các doanh nghiệp được hỏi cho rằng sẵn sàng mua thông tin hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn dự báo về biến động thị trường. Số còn lại, 45% doanh nghiệp không sẵn sàng chi trả khoản phí này.
Điều đó có nghĩa là gần một nửa các doanh nghiệp xuất khẩu không sẵn sàng trả tiền cho các dự báo tương lai về thị trường để biết trước nhằm đưa ra các kế hoạch và chương trình hành động phù hợp với hoạt động của mỗi doanh nghiệp, Cục Xúc tiến Thương mại nhận xét.
Ngược lại, dưới một góc độ khác cho thấy nhu cầu thông tin của doanh nghiệp lại rất cao. Cụ thể, các đơn vị cập nhật thông tin và giá cả thị trường hàng ngày chiếm 62,65%, có 6,02% cập nhật 2 lần/tuần, 10,84% cập nhật 1 lần/tuần và khoảng 20% còn lại cập nhật dưới 2 lần/tháng.
Từ việc “tiết kiệm”cho các khoản chi cho hoạt động xúc tiến thương mại, nên công cụ marketing tiếp thị sản phẩm ở nước ngoài phản ánh đúng tính chất năng lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu dựa vào các công cụ marketing truyền thống. Đó là ưu tiên lựa chọn và lập một danh sách khách hàng với mức độ sử dụng ưu tiên cao nhất. Những công cụ khác là bán hàng trực tiếp, quảng cáo được xếp ở thứ hạng sau.
Và một trong những hoạt động marketing mà rất ít doanh nghiệp làm là viết bài giới thiệu trên báo chí nước ngoài, chỉ 20% số doanh nghiệp trả lời là có. Các hoạt động làm phóng sự giới thiệu doanh nghiệp hay tài trợ cho các hoạt động xã hội cũng có kết quả chung là khá ảm đạm.
Điều này phản ánh chính sách marketing của doanh nghiệp Việt Nam chỉ chú trọng vào việc thúc đẩy doanh số bán hàng thay vì các hoạt động xây dựng hình ảnh hấp dẫn để thu hút khách hàng. “Ngân sách dành cho hoạt động marketing tại doanh nghiệp xuất khẩu được coi như một khoản chi phí chứ không phải một khoản đầu tư để có thể chiết khấu dòng tiền cho tương lai”, theo nhận xét tại báo cáo.
Xét trên hoạt động của quốc gia, thì sau khi Chính phủ xóa bỏ chính sách thưởng xuất khẩu (ngoại trừ xuất khẩu theo hiệp định), đến nay Việt Nam chỉ còn chương trình xúc tiến thương mại là hoạt động gián tiếp nhằm hỗ trợ và tăng cường năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp.
Thế nhưng, Cục Xúc tiến Thương mại cho rằng tổng chi phí cho ngân sách cho hoạt động này là hạn chế so với quy mô của doanh nghiệp trên toàn quốc nên không khuyến khích tăng trưởng xuất khẩu trong dài hạn.
So với các nước trong khu vực và thế giới, nguồn ngân sách cho các hoạt động này ở Việt Nam vẫn còn thấp. Theo Ngân hàng Thế giới, kinh phí cho hoạt động xúc tiến thương mại trung bình của các quốc gia là 0,11% kim ngạch xuất khẩu. Con số này ở Việt Nam vào năm 2011 là 55 tỷ đồng, bằng 0,0036% kim ngạch xuất khẩu, tương đương 1/30 tỷ lệ trung bình của thế giới và bằng 13,6% nhu cầu hỗ trợ do doanh nghiệp đề xuất.
Con số trên cho thấy ngân sách cho xúc tiến thương mại của Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và thiếu tính cạnh tranh so với các quốc gia khác. “Quốc gia dành ngân sách cho xúc tiến thương mại là một khoản đầu tư cho tương lai chứ không phải là chi phí. Vì hiệu quả của việc chi tiêu, nếu có, sẽ thể hiện ở các hợp đồng trong tương lai chứ không phải ngay lập tức”, đại diện Vietrade chia sẻ.
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) vừa công bố Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 – 2012 nhằm đánh giá năng lực xúc tiến xuất khẩu của doanh nghiệp và năng lực của các tổ chức xúc tiến thương mại.
Báo cáo dựa trên kết quả của cuộc điều tra, khảo sát ý kiến do Cục Xúc tiến thương mại (Vietrade) thực hiện trong năm 2011 với khoảng 200 doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, các trung tâm xúc tiến thương mại ở 63 tỉnh thành trên cả nước, các hiệp hội ngành hàng và các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài.
Một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp xuất khẩu là nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thông tin để định hướng thị trường và mặt hàng lại không được các doanh nghiệp chú trọng quan tâm và đầu tư. Theo điều tra của Vietrade, có tới 55% các doanh nghiệp được hỏi cho rằng sẵn sàng mua thông tin hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn dự báo về biến động thị trường. Số còn lại, 45% doanh nghiệp không sẵn sàng chi trả khoản phí này.
Điều đó có nghĩa là gần một nửa các doanh nghiệp xuất khẩu không sẵn sàng trả tiền cho các dự báo tương lai về thị trường để biết trước nhằm đưa ra các kế hoạch và chương trình hành động phù hợp với hoạt động của mỗi doanh nghiệp, Cục Xúc tiến Thương mại nhận xét.
Ngược lại, dưới một góc độ khác cho thấy nhu cầu thông tin của doanh nghiệp lại rất cao. Cụ thể, các đơn vị cập nhật thông tin và giá cả thị trường hàng ngày chiếm 62,65%, có 6,02% cập nhật 2 lần/tuần, 10,84% cập nhật 1 lần/tuần và khoảng 20% còn lại cập nhật dưới 2 lần/tháng.
Từ việc “tiết kiệm”cho các khoản chi cho hoạt động xúc tiến thương mại, nên công cụ marketing tiếp thị sản phẩm ở nước ngoài phản ánh đúng tính chất năng lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu dựa vào các công cụ marketing truyền thống. Đó là ưu tiên lựa chọn và lập một danh sách khách hàng với mức độ sử dụng ưu tiên cao nhất. Những công cụ khác là bán hàng trực tiếp, quảng cáo được xếp ở thứ hạng sau.
Và một trong những hoạt động marketing mà rất ít doanh nghiệp làm là viết bài giới thiệu trên báo chí nước ngoài, chỉ 20% số doanh nghiệp trả lời là có. Các hoạt động làm phóng sự giới thiệu doanh nghiệp hay tài trợ cho các hoạt động xã hội cũng có kết quả chung là khá ảm đạm.
Điều này phản ánh chính sách marketing của doanh nghiệp Việt Nam chỉ chú trọng vào việc thúc đẩy doanh số bán hàng thay vì các hoạt động xây dựng hình ảnh hấp dẫn để thu hút khách hàng. “Ngân sách dành cho hoạt động marketing tại doanh nghiệp xuất khẩu được coi như một khoản chi phí chứ không phải một khoản đầu tư để có thể chiết khấu dòng tiền cho tương lai”, theo nhận xét tại báo cáo.
Xét trên hoạt động của quốc gia, thì sau khi Chính phủ xóa bỏ chính sách thưởng xuất khẩu (ngoại trừ xuất khẩu theo hiệp định), đến nay Việt Nam chỉ còn chương trình xúc tiến thương mại là hoạt động gián tiếp nhằm hỗ trợ và tăng cường năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp.
Thế nhưng, Cục Xúc tiến Thương mại cho rằng tổng chi phí cho ngân sách cho hoạt động này là hạn chế so với quy mô của doanh nghiệp trên toàn quốc nên không khuyến khích tăng trưởng xuất khẩu trong dài hạn.
So với các nước trong khu vực và thế giới, nguồn ngân sách cho các hoạt động này ở Việt Nam vẫn còn thấp. Theo Ngân hàng Thế giới, kinh phí cho hoạt động xúc tiến thương mại trung bình của các quốc gia là 0,11% kim ngạch xuất khẩu. Con số này ở Việt Nam vào năm 2011 là 55 tỷ đồng, bằng 0,0036% kim ngạch xuất khẩu, tương đương 1/30 tỷ lệ trung bình của thế giới và bằng 13,6% nhu cầu hỗ trợ do doanh nghiệp đề xuất.
Con số trên cho thấy ngân sách cho xúc tiến thương mại của Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và thiếu tính cạnh tranh so với các quốc gia khác. “Quốc gia dành ngân sách cho xúc tiến thương mại là một khoản đầu tư cho tương lai chứ không phải là chi phí. Vì hiệu quả của việc chi tiêu, nếu có, sẽ thể hiện ở các hợp đồng trong tương lai chứ không phải ngay lập tức”, đại diện Vietrade chia sẻ.