Nhiều ngân hàng rục rịch dời một phần khỏi Anh
Khi Anh không còn thuộc EU, các ngân hàng có trụ sở tại Anh sẽ mất quyền tự do hoạt động trong EU
Một số ngân hàng đã bắt đầu tính việc chuyển một phần hoạt động của họ ra khỏi Anh, sau khi cử tri nước này chọn phương án Brexit - tức rời khỏi Liên minh Châu Âu - trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6 vừa qua.
Lý do, theo tờ Financial Times, là khi Anh không còn thuộc EU, các ngân hàng có trụ sở tại Anh sẽ mất quyền tự do hoạt động trong EU.
Đại diện của nhiều tổ chức tài chính lớn đã đến gặp cơ quan quản lý ngành ngân hàng tại Anh để hỏi về giấy phép cũng như các thủ tục chuyển địa điểm, Financial Times cho biết.
Hiện nhóm ngân hàng hàng đầu của Mỹ bao gồm JP Morgan Chase, Goldman Sachs, Bank of America, Citigroup và Morgan Stanley đang có hàng chục nghìn nhân viên tại Anh.
Nhưng sau sự kiện Brexit, các ngân hàng này đã lên kế hoạch chuyển một số hoạt động sang Dublin, Paris hay Frankfurt. Như vậy, ít nhất hàng nghìn việc làm sẽ ra đi theo.
Sau khi Brexit được công bố, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp, ông Villeroy de Galhau, cũng đã lên tiếng cảnh báo Anh về thời kỳ khó khăn sắp đến của ngành dịch vụ tài chính nước này.
Đối với trường hợp của London - một trong những trung tâm tài chính toàn cầu, ông Galhau cho rằng rất vô lý nếu cho phép thủ đô của nước Anh hoạt động theo ưu đãi chỉ dành cho thành viên của EU, trong khi Anh không còn thuộc EU nữa.
“Chúng tôi sẽ cố gắng thích nghi với thực tế mới. Chúng tôi đã lên kế hoạch cử thêm người đến các văn phòng hiện tại ở châu Âu nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh thông suốt. Tất cả các vấn đề giấy tờ và thủ tục sẽ khá mất thời gian, chính vì thế chúng tôi phải hành động nhanh chóng để phục vụ tốt nhất cho các khách hàng của mình”, quản lý cao cấp tại một ngân hàng lớn của Mỹ có hoạt động tại Anh cho biết.
Lý do, theo tờ Financial Times, là khi Anh không còn thuộc EU, các ngân hàng có trụ sở tại Anh sẽ mất quyền tự do hoạt động trong EU.
Đại diện của nhiều tổ chức tài chính lớn đã đến gặp cơ quan quản lý ngành ngân hàng tại Anh để hỏi về giấy phép cũng như các thủ tục chuyển địa điểm, Financial Times cho biết.
Hiện nhóm ngân hàng hàng đầu của Mỹ bao gồm JP Morgan Chase, Goldman Sachs, Bank of America, Citigroup và Morgan Stanley đang có hàng chục nghìn nhân viên tại Anh.
Nhưng sau sự kiện Brexit, các ngân hàng này đã lên kế hoạch chuyển một số hoạt động sang Dublin, Paris hay Frankfurt. Như vậy, ít nhất hàng nghìn việc làm sẽ ra đi theo.
Sau khi Brexit được công bố, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp, ông Villeroy de Galhau, cũng đã lên tiếng cảnh báo Anh về thời kỳ khó khăn sắp đến của ngành dịch vụ tài chính nước này.
Đối với trường hợp của London - một trong những trung tâm tài chính toàn cầu, ông Galhau cho rằng rất vô lý nếu cho phép thủ đô của nước Anh hoạt động theo ưu đãi chỉ dành cho thành viên của EU, trong khi Anh không còn thuộc EU nữa.
“Chúng tôi sẽ cố gắng thích nghi với thực tế mới. Chúng tôi đã lên kế hoạch cử thêm người đến các văn phòng hiện tại ở châu Âu nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh thông suốt. Tất cả các vấn đề giấy tờ và thủ tục sẽ khá mất thời gian, chính vì thế chúng tôi phải hành động nhanh chóng để phục vụ tốt nhất cho các khách hàng của mình”, quản lý cao cấp tại một ngân hàng lớn của Mỹ có hoạt động tại Anh cho biết.