Nhiều siêu thị nói không với sản phẩm của Vedan
Bắt đầu từ hôm qua (5/8), một số siêu thị ở cả hai miền Nam Bắc đã bắt đầu ngừng bán sản phẩm của Vedan
Trước việc Vedan Việt Nam chậm trễ bồi thường cho người dân bị thiệt hại vì hành vi gây ô nhiễm môi trường của công ty này, nhiều siêu thị trên toàn quốc đã chính thức ngừng bán sản phẩm của Vedan.
Ngày 5/8, Saigon Co.opMart ngừng kinh doanh sản phẩm bột ngọt, hạt nêm mang nhãn hiệu Vedan trên toàn hệ thống.
“Từ hôm qua, tất cả các siêu thị của Big C trên toàn quốc cũng bắt đầu dừng bán các sản phẩm của Vedan”, bà Nguyễn Thanh Huyền, cán bộ phụ trách truyền thông của Big C cho biết.
Và hôm nay (6/8), các siêu thị thuộc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cũng đã di chuyển toàn bộ số hàng hóa mang nhãn hiệu Vedan được bày trên các kệ vào trong kho và tạm dừng bán ra.
Thời điểm này, tại các siêu thị Fivimart của Công ty Cổ phần Nhất Nam sản phẩm của Vedan vẫn được bày bán như thường lệ. “Nhưng những ngày tới nếu các siêu thị đều ngừng bán sản phẩm của công ty này, Fivimart cũng sẽ hưởng ứng”, bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc Fivimart cho hay.
Khi nào các sản phẩm của Vedan sẽ được bày bán trở lại, thì chưa siêu thị nào có câu trả lời chính thức.
Theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, việc ngừng bán này chỉ là biện pháp tình thế, do vậy không nên kéo dài lâu. Song đây cũng là hồi chuông cảnh báo đối với cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp sản xuất về vấn đề bảo vệ môi trường. Trước đây, chúng ta đã quá quan tâm đến tăng trưởng mà chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này, nếu vấn đề môi trường tiếp tục bị buông lỏng, cái giá phải trả sẽ rất lớn.
Đồng tình với quan điểm trên, Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, ông Đỗ Gia Phan cũng cho rằng, việc ngừng bán sản phẩm của Vedan chỉ là để bày tỏ thái độ đối với hành vi của Vedan, còn quan điểm chung đều không muốn Vedan phải ngừng sản xuất.
Về phía người tiêu dùng, “Vedan đã vi phạm nghiêm trọng các quy định về xử lý môi trường tại Việt Nam, rất có thể chất lượng sản phẩm của công này cũng có “vấn đề”. Do vậy việc ngừng bán sản phẩm của họ là điều cần thiết”, chị Vũ Thúy Ngân (Láng Hạ - Hà Nội), nói.
Còn chị Hoàng Lan (Thanh Xuân - Hà Nội) cho hay, trên thị trường hiện nay có khá nhiều sản phẩm có thể thay thế sản phẩm của Vedan. Vì thế nếu Vedan không đền bù thỏa đáng cho những người bị nông dân bị ảnh hưởng trực tiếp do việc xả thải, người tiêu dùng hoàn toàn có thể lựa chọn sản phẩm khác.
Sau khi bị phát hiện xả trộm nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải, bên cạnh việc nộp 127 tỷ đồng tiền phí bảo vệ môi trường truy thu, Vedan đã cam kết chịu trách nhiệm chi trả bồi thường thiệt hại về kinh tế và môi trường. Đồng thời hỗ trợ người dân trong khu vực bị ảnh hưởng do chất thải của công ty gây ra.
Nhưng đến nay, theo báo cáo của lãnh đạo 3 địa phương nói trên thì giữa Vedan và đại diện các hộ nông dân vẫn chưa đạt được thỏa thuận về số tiền đền bù. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quyết định sẽ xử lý vụ việc này bằng “lý”.
Ngày 5/8, Saigon Co.opMart ngừng kinh doanh sản phẩm bột ngọt, hạt nêm mang nhãn hiệu Vedan trên toàn hệ thống.
“Từ hôm qua, tất cả các siêu thị của Big C trên toàn quốc cũng bắt đầu dừng bán các sản phẩm của Vedan”, bà Nguyễn Thanh Huyền, cán bộ phụ trách truyền thông của Big C cho biết.
Và hôm nay (6/8), các siêu thị thuộc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cũng đã di chuyển toàn bộ số hàng hóa mang nhãn hiệu Vedan được bày trên các kệ vào trong kho và tạm dừng bán ra.
Thời điểm này, tại các siêu thị Fivimart của Công ty Cổ phần Nhất Nam sản phẩm của Vedan vẫn được bày bán như thường lệ. “Nhưng những ngày tới nếu các siêu thị đều ngừng bán sản phẩm của công ty này, Fivimart cũng sẽ hưởng ứng”, bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc Fivimart cho hay.
Khi nào các sản phẩm của Vedan sẽ được bày bán trở lại, thì chưa siêu thị nào có câu trả lời chính thức.
Theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, việc ngừng bán này chỉ là biện pháp tình thế, do vậy không nên kéo dài lâu. Song đây cũng là hồi chuông cảnh báo đối với cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp sản xuất về vấn đề bảo vệ môi trường. Trước đây, chúng ta đã quá quan tâm đến tăng trưởng mà chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này, nếu vấn đề môi trường tiếp tục bị buông lỏng, cái giá phải trả sẽ rất lớn.
Đồng tình với quan điểm trên, Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, ông Đỗ Gia Phan cũng cho rằng, việc ngừng bán sản phẩm của Vedan chỉ là để bày tỏ thái độ đối với hành vi của Vedan, còn quan điểm chung đều không muốn Vedan phải ngừng sản xuất.
Về phía người tiêu dùng, “Vedan đã vi phạm nghiêm trọng các quy định về xử lý môi trường tại Việt Nam, rất có thể chất lượng sản phẩm của công này cũng có “vấn đề”. Do vậy việc ngừng bán sản phẩm của họ là điều cần thiết”, chị Vũ Thúy Ngân (Láng Hạ - Hà Nội), nói.
Còn chị Hoàng Lan (Thanh Xuân - Hà Nội) cho hay, trên thị trường hiện nay có khá nhiều sản phẩm có thể thay thế sản phẩm của Vedan. Vì thế nếu Vedan không đền bù thỏa đáng cho những người bị nông dân bị ảnh hưởng trực tiếp do việc xả thải, người tiêu dùng hoàn toàn có thể lựa chọn sản phẩm khác.
Sau khi bị phát hiện xả trộm nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải, bên cạnh việc nộp 127 tỷ đồng tiền phí bảo vệ môi trường truy thu, Vedan đã cam kết chịu trách nhiệm chi trả bồi thường thiệt hại về kinh tế và môi trường. Đồng thời hỗ trợ người dân trong khu vực bị ảnh hưởng do chất thải của công ty gây ra.
Nhưng đến nay, theo báo cáo của lãnh đạo 3 địa phương nói trên thì giữa Vedan và đại diện các hộ nông dân vẫn chưa đạt được thỏa thuận về số tiền đền bù. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quyết định sẽ xử lý vụ việc này bằng “lý”.