Nếu Vedan chây ỳ, bộ sẽ giúp dân khởi kiện
Bộ Tài nguyên và Môi trường nói về việc bồi thường thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng do chất thải của Vedan
Trong trường hợp Công ty Vedan có biểu hiện cố tình chây ỳ, không bồi thường thiệt hại khi đã có đủ căn cứ chứng minh, bộ sẽ hướng dẫn dân khởi kiện.
Khẳng định này được đưa ra tại báo cáo kết quả thực hiện trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội và kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ sáu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thống kê bồi thường thiệt hại quá chậm
Từ kỳ họp Quốc hội thứ năm đến nay, những chất vấn về Vedan luôn trở đi trở lại với Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên. Ngay tại kỳ họp này, nhiều ý kiến cho rằng việc xử lý vi phạm của Vedan chậm trễ và thiếu dứt khoát.
Báo cáo “kiểm điểm lời hứa” của bộ cho biết, bên cạnh việc nộp 127 tỷ đồng tiền phí bảo vệ môi trường truy thu, Vedan cam kết chịu trách nhiệm chi trả bồi thường thiệt hại về kinh tế và môi trường, đồng thời hỗ trợ người dân trong khu vực bị ảnh hưởng do chất thải của công ty gây ra.
Về thống kê bồi thường thiệt hại cho dân, theo báo cáo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu bồi thường cho 1.255 hộ số tiền hơn 53 tỷ đồng. Bộ đã yêu cầu Vedan tạm ứng 10 tỷ đồng để ứng trước cho dân. Tại cuộc họp với bộ và địa phương vào ngày 18/5 công ty đã đưa ra một số nội dung cần tiếp tục làm rõ và đề nghị lùi thời hạn đến 31/5 sẽ chính thức trả lời về mức bồi thường.
45 tỷ đồng là mức mà Tp.HCM đã xác định và chuẩn bị có văn bản yêu cầu Vedan bồi thường. Còn với Đồng Nai thì “ tỉnh chưa có chỉ đạo cho các cơ quan chuyên môn thực hiện” mà do dân tự kê khai và hội nông dân tỉnh tổng hợp.
Bộ đã có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị khẩn trương hoàn thành thống kê thiệt hại, làm cơ sở yêu cầu Vedan bồi thường cho dân.
“Bộ coi đây là vụ việc điển hình, sẽ kiên quyết và phối hợp chặt chẽ với các địa phương để giải quyết theo đúng luật định, đảm bảo giải quyết vụ việc có lý, có tình theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”, báo cáo nêu rõ.
Tuy nhiên, thái độ “kiên quyết” của Bộ chưa làm đại biểu an tâm. Bởi, theo Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên Vũ Quang Hải, việc xử lý vi phạm hành chính kéo dài tới 2 - 3 năm là quá chậm, giảm tính răn đe.
HSV vẫn nhập hạt nix
Tiếp tục theo dõi việc xử lý nix thải của Công ty Huyndai Vinashin (HSV), một cở sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, báo cáo của bộ cho biết, cuối năm 2009, HSV vẫn nhập 20.000 tấn gạt nix để thực hiện việc sửa chữa tàu biển.
Mặc dù, trước đó, bộ đã có yêu cầu HSV tiếp tục không được sử dụng hạt nix trong sửa chữa tàu biển cho đến khi xử lý xong hơn 800.000 tấn nix thải.
Bộ đã thành lập đoàn công tác đến kiểm tra HSV và làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa, yêu cầu HSV lưu giữ lượng hạt nix mới nhập, không được sử dụng hạt nix trong sửa chữa tàu biển cho đến khi xử lý xong lượng nix thải, thúc đẩy việc xây dựng nhà máy xử lý hạt nix, không được để hạt nix đã sử dụng phát tán ra môi trường xung quanh, báo cáo viết.
Tuy nhiên, hiện nay tiến độ xây dựng nhà máy xử lý nix thải Ninh Thủy do Công ty cổ phần khoáng sản luyện kim Hà Nội làm chủ đầu tư rất chậm. Bộ đã yêu cầu công ty này phải có giải trình.
Song, “bãi lưu chứa nix thải vẫn được khu trú an toàn, công tác bảo vệ môi trường đối với bãi chứa nix thải vẫn được duy trì, HSV cam kết lưu chứa an toàn và không sử dụng 20.000 tấn nix mới nhập để sửa chữa tàu biển”, Bộ trưởng Nguyên cho biết.
Khẳng định này được đưa ra tại báo cáo kết quả thực hiện trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội và kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ sáu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thống kê bồi thường thiệt hại quá chậm
Từ kỳ họp Quốc hội thứ năm đến nay, những chất vấn về Vedan luôn trở đi trở lại với Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên. Ngay tại kỳ họp này, nhiều ý kiến cho rằng việc xử lý vi phạm của Vedan chậm trễ và thiếu dứt khoát.
Báo cáo “kiểm điểm lời hứa” của bộ cho biết, bên cạnh việc nộp 127 tỷ đồng tiền phí bảo vệ môi trường truy thu, Vedan cam kết chịu trách nhiệm chi trả bồi thường thiệt hại về kinh tế và môi trường, đồng thời hỗ trợ người dân trong khu vực bị ảnh hưởng do chất thải của công ty gây ra.
Về thống kê bồi thường thiệt hại cho dân, theo báo cáo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu bồi thường cho 1.255 hộ số tiền hơn 53 tỷ đồng. Bộ đã yêu cầu Vedan tạm ứng 10 tỷ đồng để ứng trước cho dân. Tại cuộc họp với bộ và địa phương vào ngày 18/5 công ty đã đưa ra một số nội dung cần tiếp tục làm rõ và đề nghị lùi thời hạn đến 31/5 sẽ chính thức trả lời về mức bồi thường.
45 tỷ đồng là mức mà Tp.HCM đã xác định và chuẩn bị có văn bản yêu cầu Vedan bồi thường. Còn với Đồng Nai thì “ tỉnh chưa có chỉ đạo cho các cơ quan chuyên môn thực hiện” mà do dân tự kê khai và hội nông dân tỉnh tổng hợp.
Bộ đã có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị khẩn trương hoàn thành thống kê thiệt hại, làm cơ sở yêu cầu Vedan bồi thường cho dân.
“Bộ coi đây là vụ việc điển hình, sẽ kiên quyết và phối hợp chặt chẽ với các địa phương để giải quyết theo đúng luật định, đảm bảo giải quyết vụ việc có lý, có tình theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”, báo cáo nêu rõ.
Tuy nhiên, thái độ “kiên quyết” của Bộ chưa làm đại biểu an tâm. Bởi, theo Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên Vũ Quang Hải, việc xử lý vi phạm hành chính kéo dài tới 2 - 3 năm là quá chậm, giảm tính răn đe.
HSV vẫn nhập hạt nix
Tiếp tục theo dõi việc xử lý nix thải của Công ty Huyndai Vinashin (HSV), một cở sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, báo cáo của bộ cho biết, cuối năm 2009, HSV vẫn nhập 20.000 tấn gạt nix để thực hiện việc sửa chữa tàu biển.
Mặc dù, trước đó, bộ đã có yêu cầu HSV tiếp tục không được sử dụng hạt nix trong sửa chữa tàu biển cho đến khi xử lý xong hơn 800.000 tấn nix thải.
Bộ đã thành lập đoàn công tác đến kiểm tra HSV và làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa, yêu cầu HSV lưu giữ lượng hạt nix mới nhập, không được sử dụng hạt nix trong sửa chữa tàu biển cho đến khi xử lý xong lượng nix thải, thúc đẩy việc xây dựng nhà máy xử lý hạt nix, không được để hạt nix đã sử dụng phát tán ra môi trường xung quanh, báo cáo viết.
Tuy nhiên, hiện nay tiến độ xây dựng nhà máy xử lý nix thải Ninh Thủy do Công ty cổ phần khoáng sản luyện kim Hà Nội làm chủ đầu tư rất chậm. Bộ đã yêu cầu công ty này phải có giải trình.
Song, “bãi lưu chứa nix thải vẫn được khu trú an toàn, công tác bảo vệ môi trường đối với bãi chứa nix thải vẫn được duy trì, HSV cam kết lưu chứa an toàn và không sử dụng 20.000 tấn nix mới nhập để sửa chữa tàu biển”, Bộ trưởng Nguyên cho biết.