Nhìn lại một năm cuộc “hôn nhân” giữa CBA và VIB
Tháng 9/2010, CBA chính thức trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của VIB với tỷ lệ sở hữu 15%
Một năm sau sự kiện Commonwealth Bank of Australia (CBA) - ngân hàng số 1 tại Úc - chính thức trở thành cổ đông chiến lược của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Tế (VIB), câu chuyện này vẫn là đề tài thu hút nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp khi nói về dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) vào Việt Nam.
Sau quãng thời gian bùng nổ năm 2006 - 2007, từ năm 2008, kinh tế Việt Nam bắt đầu chứng kiến sự đảo chiều của dòng vốn FII trước tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Riêng trong hệ thống các ngân hàng thương mại, hàng loạt kế hoạch tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài đến nay vẫn chưa thể hiện thực.
Tuy nhiên, vào tháng 9/2010, CBA chính thức trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của VIB với tỷ lệ sở hữu 15%. Ngay sau đó, kế hoạch gia tăng đầu tư lên 20% cũng đã được thống nhất, mức tối đa theo quy định hiện hành. Đây có thể xem là một trong những khoản đầu tư lớn hiếm hoi trong dòng chảy FII vào lĩnh vực ngân hàng Việt Nam thời gian đó.
Không công bố mức giá cụ thể, nhưng đại diện CBA cho biết họ hài lòng với thương vụ. Đó là sự hài lòng ở việc lựa chọn đúng điểm đến, đáp ứng được những tiêu chí khắt khe trong chiến lược đầu tư của nhà băng đã có trên 100 năm kinh nghiệm này. Và dĩ nhiên, đó phải là một điểm đến tiềm năng.
Ông Hàn Ngọc Vũ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VIB, nói: “Trở thành cổ đông chiến lược, đối tác chiến lược là cơ hội cho cả hai ngân hàng. VIB tự tin ở những giá trị đã khẳng định sau 15 năm hoạt động, ở chiến lược phát triển hợp lý cũng như vị thế hàng đầu trên thị trường hiện nay. CBA là một nhân tố mới cho chiến lược phát triển đó và sẽ góp phần thúc đẩy VIB có những bước tiến nhanh hơn”.
Sự thúc đẩy có thể thấy ngay là năng lực tài chính của VIB được nâng cao. Ngay trong năm 2010, vốn điều lệ của ngân hàng này đã tăng 18% với 4.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tăng tới 56% với 6.573 tỷ đồng. Và đi cùng với kế hoạch nâng tỷ lệ sở hữu của CBA lên 20%, vốn chủ sở hữu của VIB dự kiến sẽ vượt 8.000 tỷ đồng trong năm nay.
Ngay sau khi trở thành cổ đông chiến lược, hai bên đã hợp tác triển khai chương trình “Chuyển giao năng lực” (CTP). Với chương trình này, các chuyên gia CBA sẽ làm việc trực tiếp tại VIB để chuyển giao kiến thức chuyên môn và kỹ năng ngân hàng trong các hoạt động then chốt như: bán lẻ, quản lý rủi ro, nhân lực, công nghệ thông tin, nguồn vốn và tài chính.
Theo bà Dương Thị Mai Hoa, Tổng giám đốc VIB, sự tham gia của CBA có thể xem là một cánh cửa trực tiếp và gần nhất để VIB tiếp cận những chuẩn mực quốc tế trong quản trị, phát triển công nghệ và sản phẩm.
“Qua hợp tác, đích ngắm mà hai bên cùng hướng tới là thúc đẩy một VIB an toàn, vững mạnh và hiệu quả hơn nữa, mà ưu thế vượt trội trên thị trường là những dịch vụ khách hàng hoàn hảo. Tôi rất may mắn có mặt tại VIB và tham gia vào quá trình chuyển giao năng lực, tôi nhận thấy rằng VIB đang từng bước thực hiện thành công tầm nhìn của mình”, ông Richard Harris, Giám đốc Khối Ngân hàng Bán lẻ VIB - người từng có 10 năm kinh nghiệm làm việc tại CBA - nói.
Cũng trong năm 2010 và nửa đầu 2011, VIB cho biết đã thực hiện thành công dự án chuyển đổi cơ cấu tổ chức, chuyển đổi hệ thống chi nhánh (BTR), quản trị hiệu quả làm việc (PMS)... Mảng dịch vụ khách hàng cũng được đầu tư có chiều sâu.
Sau quãng thời gian bùng nổ năm 2006 - 2007, từ năm 2008, kinh tế Việt Nam bắt đầu chứng kiến sự đảo chiều của dòng vốn FII trước tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Riêng trong hệ thống các ngân hàng thương mại, hàng loạt kế hoạch tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài đến nay vẫn chưa thể hiện thực.
Tuy nhiên, vào tháng 9/2010, CBA chính thức trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của VIB với tỷ lệ sở hữu 15%. Ngay sau đó, kế hoạch gia tăng đầu tư lên 20% cũng đã được thống nhất, mức tối đa theo quy định hiện hành. Đây có thể xem là một trong những khoản đầu tư lớn hiếm hoi trong dòng chảy FII vào lĩnh vực ngân hàng Việt Nam thời gian đó.
Không công bố mức giá cụ thể, nhưng đại diện CBA cho biết họ hài lòng với thương vụ. Đó là sự hài lòng ở việc lựa chọn đúng điểm đến, đáp ứng được những tiêu chí khắt khe trong chiến lược đầu tư của nhà băng đã có trên 100 năm kinh nghiệm này. Và dĩ nhiên, đó phải là một điểm đến tiềm năng.
Ông Hàn Ngọc Vũ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VIB, nói: “Trở thành cổ đông chiến lược, đối tác chiến lược là cơ hội cho cả hai ngân hàng. VIB tự tin ở những giá trị đã khẳng định sau 15 năm hoạt động, ở chiến lược phát triển hợp lý cũng như vị thế hàng đầu trên thị trường hiện nay. CBA là một nhân tố mới cho chiến lược phát triển đó và sẽ góp phần thúc đẩy VIB có những bước tiến nhanh hơn”.
Sự thúc đẩy có thể thấy ngay là năng lực tài chính của VIB được nâng cao. Ngay trong năm 2010, vốn điều lệ của ngân hàng này đã tăng 18% với 4.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tăng tới 56% với 6.573 tỷ đồng. Và đi cùng với kế hoạch nâng tỷ lệ sở hữu của CBA lên 20%, vốn chủ sở hữu của VIB dự kiến sẽ vượt 8.000 tỷ đồng trong năm nay.
Ngay sau khi trở thành cổ đông chiến lược, hai bên đã hợp tác triển khai chương trình “Chuyển giao năng lực” (CTP). Với chương trình này, các chuyên gia CBA sẽ làm việc trực tiếp tại VIB để chuyển giao kiến thức chuyên môn và kỹ năng ngân hàng trong các hoạt động then chốt như: bán lẻ, quản lý rủi ro, nhân lực, công nghệ thông tin, nguồn vốn và tài chính.
Theo bà Dương Thị Mai Hoa, Tổng giám đốc VIB, sự tham gia của CBA có thể xem là một cánh cửa trực tiếp và gần nhất để VIB tiếp cận những chuẩn mực quốc tế trong quản trị, phát triển công nghệ và sản phẩm.
“Qua hợp tác, đích ngắm mà hai bên cùng hướng tới là thúc đẩy một VIB an toàn, vững mạnh và hiệu quả hơn nữa, mà ưu thế vượt trội trên thị trường là những dịch vụ khách hàng hoàn hảo. Tôi rất may mắn có mặt tại VIB và tham gia vào quá trình chuyển giao năng lực, tôi nhận thấy rằng VIB đang từng bước thực hiện thành công tầm nhìn của mình”, ông Richard Harris, Giám đốc Khối Ngân hàng Bán lẻ VIB - người từng có 10 năm kinh nghiệm làm việc tại CBA - nói.
Cũng trong năm 2010 và nửa đầu 2011, VIB cho biết đã thực hiện thành công dự án chuyển đổi cơ cấu tổ chức, chuyển đổi hệ thống chi nhánh (BTR), quản trị hiệu quả làm việc (PMS)... Mảng dịch vụ khách hàng cũng được đầu tư có chiều sâu.