Nhựa Tân Tiến chào bán cổ phiếu: Hấp dẫn và rủi ro
Công ty Cổ phần Bao bì Nhựa Tân Tiến (mã chứng khoán là TTP) vừa được phép chào bán 4,345 triệu cổ phiếu
Công ty Cổ phần Bao bì Nhựa Tân Tiến (mã chứng khoán là TTP) vừa được phép chào bán 4,345 triệu cổ phiếu.
Trong đó, TTP sẽ bán cho cổ đông hiện hữu và cán bộ công nhân viên chủ chốt với giá bằng mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu) và bán riêng lẻ cho nhà đầu tư lớn với giá tối thiểu bằng giá bảo lãnh phát hành. Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn là nhà tư vấn, bảo lãnh phát hành.
Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, cổ phiếu TTP luôn được giao dịch với khối lượng khá lớn (hơn 100.000 cổ phiếu/phiên), trong đó, nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều, chiếm đến 50-70% lượng khớp lệnh trong mỗi phiên, hiện họ đã sở hữu trên 42% TTP, giá giao dịch TTP đã đạt mức trên 120.000 đồng/cổ phiếu.
Năm 2006, Nhựa Tân Tiến đạt doanh thu 759,069 tỷ đồng, tăng 10,62%, lợi nhuận sau thuế 55,411 tỷ đồng, tăng rất cao, tới 60,12% so năm 2005, các chỉ tiêu tài chính cũng khá hấp dẫn: Hiện EPS là 5,12, P/E là 22,27.
Theo điều tra của Tân Tiến thì hiện nay cả nước có khoảng trên 60 cơ sở sản xuất và gia công bán thành phẩm bao bì mềm. Năng lực sản xuất đáp ứng được phần lớn nhu cầu tiêu dùng trong nước và tham gia xuất khẩu.
Nếu xét về năng lực sản xuất thì Tân Tiến đứng đầu trong số các doanh nghiệp sản xuất bao bì phức hợp cả nước. Được đánh giá là một trong những đơn vị đầu ngành bao bì mềm của Việt Nam, Tân Tiến luôn đi tiên phong trong việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và đầu tư, đổi mới công nghệ.
Trong những năm qua, với tốc độ tăng trưởng bình quân 25-30%/năm, ngành bao bì mềm đã có những đóng góp tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế. Với triển vọng phát triển của nền kinh tế, của ngành công nghiệp nhựa nói chung và ngành bao bì mềm nói riêng, theo đánh giá của các chuyên gia thì thị trường bao bì mềm đang là một thị trường đầy hứa hẹn và tiềm năng của Việt Nam ít nhất là trong 10 năm tới.
Tuy nhiên, Nhựa Tân Tiến cũng có thể gặp không ít rủi ro trong những năm tới: Nhựa Tân Tiến là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia công bán thành sản phẩm làm tư liệu sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất khác nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tân Tiến phụ thuộc hoàn toàn vào hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này.
Đồng thời sự phát triển của các doanh nghiệp này lại phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế, do đó sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ gây ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Trên 90% nguyên vật liệu sản xuất chính của Nhựa Tân Tiến phải nhập khẩu từ nước ngoài, chiếm khoảng từ 50%-70% giá thành sản xuất của công ty. Do đó, khi giá nguyên vật liệu biến động theo hướng tăng lên và biến động về tỷ giá hối đoái sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến giá nhập khẩu nguyên vật liệu và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhựa Tân Tiến.
Cụ thể, khi đồng Việt Nam mất giá so với ngoại tệ mạnh (tỷ giá đồng Việt Nam/ngoại tệ trên thị trường tăng) và giá nguyên vật liệu trên thế giới tăng sẽ làm cho giá thành nhập khẩu nguyên vật liệu của Nhựa Tân Tiến tăng cao, giá thành thành phẩm cũng sẽ tăng mạnh trong khi giá bán (đầu ra) không thể tăng cùng tốc độ (do ngày càng có cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành sản xuất bao bì nhựa), do đó sẽ làm cho lợi nhuận của Nhựa Tân Tiến giảm sút.
Hiện nay, phần lớn nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm của Nhựa Tân Tiến (màng nhựa, hạt nhựa PE...) phải nhập khẩu từ nước ngoài. Trong thời gian vừa qua, nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu nhựa tăng mạnh, nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu nhựa của các quốc gia lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan tăng cao cùng với việc giá dầu thô trên thế giới tăng cao làm giá của các loại nguyên vật liệu nhập khẩu tăng mạnh gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhựa Tân Tiến.
Hầu hết các nguyên liệu nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ và phần lớn (55%-65%) có xuất xứ từ các nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới như Iran, Iraq, Kuwait, Ả rập Saudi...
Những năm vừa qua, tình hình biến động về kinh tế, chính trị tại các quốc gia này thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng rất lớn đến giá cả nguyên liệu nhựa trên thị trường thế giới do đó ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh chung của toàn ngành nhựa và Công ty Nhựa Tân Tiến.
Trong đó, TTP sẽ bán cho cổ đông hiện hữu và cán bộ công nhân viên chủ chốt với giá bằng mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu) và bán riêng lẻ cho nhà đầu tư lớn với giá tối thiểu bằng giá bảo lãnh phát hành. Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn là nhà tư vấn, bảo lãnh phát hành.
Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, cổ phiếu TTP luôn được giao dịch với khối lượng khá lớn (hơn 100.000 cổ phiếu/phiên), trong đó, nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều, chiếm đến 50-70% lượng khớp lệnh trong mỗi phiên, hiện họ đã sở hữu trên 42% TTP, giá giao dịch TTP đã đạt mức trên 120.000 đồng/cổ phiếu.
Năm 2006, Nhựa Tân Tiến đạt doanh thu 759,069 tỷ đồng, tăng 10,62%, lợi nhuận sau thuế 55,411 tỷ đồng, tăng rất cao, tới 60,12% so năm 2005, các chỉ tiêu tài chính cũng khá hấp dẫn: Hiện EPS là 5,12, P/E là 22,27.
Theo điều tra của Tân Tiến thì hiện nay cả nước có khoảng trên 60 cơ sở sản xuất và gia công bán thành phẩm bao bì mềm. Năng lực sản xuất đáp ứng được phần lớn nhu cầu tiêu dùng trong nước và tham gia xuất khẩu.
Nếu xét về năng lực sản xuất thì Tân Tiến đứng đầu trong số các doanh nghiệp sản xuất bao bì phức hợp cả nước. Được đánh giá là một trong những đơn vị đầu ngành bao bì mềm của Việt Nam, Tân Tiến luôn đi tiên phong trong việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và đầu tư, đổi mới công nghệ.
Trong những năm qua, với tốc độ tăng trưởng bình quân 25-30%/năm, ngành bao bì mềm đã có những đóng góp tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế. Với triển vọng phát triển của nền kinh tế, của ngành công nghiệp nhựa nói chung và ngành bao bì mềm nói riêng, theo đánh giá của các chuyên gia thì thị trường bao bì mềm đang là một thị trường đầy hứa hẹn và tiềm năng của Việt Nam ít nhất là trong 10 năm tới.
Tuy nhiên, Nhựa Tân Tiến cũng có thể gặp không ít rủi ro trong những năm tới: Nhựa Tân Tiến là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia công bán thành sản phẩm làm tư liệu sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất khác nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tân Tiến phụ thuộc hoàn toàn vào hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này.
Đồng thời sự phát triển của các doanh nghiệp này lại phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế, do đó sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ gây ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Trên 90% nguyên vật liệu sản xuất chính của Nhựa Tân Tiến phải nhập khẩu từ nước ngoài, chiếm khoảng từ 50%-70% giá thành sản xuất của công ty. Do đó, khi giá nguyên vật liệu biến động theo hướng tăng lên và biến động về tỷ giá hối đoái sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến giá nhập khẩu nguyên vật liệu và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhựa Tân Tiến.
Cụ thể, khi đồng Việt Nam mất giá so với ngoại tệ mạnh (tỷ giá đồng Việt Nam/ngoại tệ trên thị trường tăng) và giá nguyên vật liệu trên thế giới tăng sẽ làm cho giá thành nhập khẩu nguyên vật liệu của Nhựa Tân Tiến tăng cao, giá thành thành phẩm cũng sẽ tăng mạnh trong khi giá bán (đầu ra) không thể tăng cùng tốc độ (do ngày càng có cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành sản xuất bao bì nhựa), do đó sẽ làm cho lợi nhuận của Nhựa Tân Tiến giảm sút.
Hiện nay, phần lớn nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm của Nhựa Tân Tiến (màng nhựa, hạt nhựa PE...) phải nhập khẩu từ nước ngoài. Trong thời gian vừa qua, nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu nhựa tăng mạnh, nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu nhựa của các quốc gia lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan tăng cao cùng với việc giá dầu thô trên thế giới tăng cao làm giá của các loại nguyên vật liệu nhập khẩu tăng mạnh gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhựa Tân Tiến.
Hầu hết các nguyên liệu nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ và phần lớn (55%-65%) có xuất xứ từ các nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới như Iran, Iraq, Kuwait, Ả rập Saudi...
Những năm vừa qua, tình hình biến động về kinh tế, chính trị tại các quốc gia này thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng rất lớn đến giá cả nguyên liệu nhựa trên thị trường thế giới do đó ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh chung của toàn ngành nhựa và Công ty Nhựa Tân Tiến.