Những cổ phiếu ngược dòng
Trong bối cảnh thị trường chung èo uột, vẫn có một dòng vốn đầu cơ cần mẫn tìm kiếm lợi nhuận
Xu hướng chung của thị trường thường chi phối mạnh đến biến động giá của các cổ phiếu riêng lẻ. Tuy nhiên cũng không vì thị trường èo uột mà dòng tiền thông minh nằm nghỉ.
Ba phiên giao dịch gần đây thị trường đã có những chuyển biến khởi sắc bất ngờ. Từ góc độ thị trường, dòng tiền thông minh luôn tìm đến sớm tại những nơi có khả năng sinh lời cao nhất và đó là nguyên nhân khiến các cổ phiếu trong “tầm ngắm” thường giảm ít hơn mức độ chung cũng như khi tăng có độ bật xuất phát cao hơn.
Một yếu tố khác là tính đầu cơ có thể tạo ra sức bật mạnh cho các cổ phiếu. Các cổ phiếu được đầu cơ tuy có rủi ro cao nhưng cũng có triển vọng đem lại lợi nhuận cao.
Theo thống kê trên sàn HOSE, trong 3 phiên vừa qua, VN-Index tăng 3,64% tính theo giá đóng cửa nhưng có tới 24 mã tăng trên 5%. Đặc biệt, 6 mã tăng trên 9% bao gồm: CMT (15,12%), AGR (14,82%), BVH (14,55%), VIC (10,17%), VTF (9,79%), DCC (9,31%).
Tại sàn HNX, cũng có 13 cổ phiếu trong 3 phiên vừa qua đạt tỉ suất lợi nhuận trên 10% nhờ biên độ dao động tại sàn này lớn hơn HOSE. Trong số này, 6 cổ phiếu tăng trên 13% bao gồm: C92 (17,15%), QTC (15,84%), CJC (14,75%), PJC (14,68%), CVN (13,08%), SPP (13,08%).
Mặc dù không thể nói đây là các mã có khả năng đem lại lợi nhuận cao hơn thị trường trong thời gian tới, nhưng rõ ràng đó là các mã có tốc độ xuất phát mạnh hơn tất cả các cổ phiếu còn lại. Một số mã cá biệt đã bộc lộ sức mạnh ngay trong lúc Index còn trong xu hướng giảm. Chẳng hạn QTC trên sàn HNX đã tăng gần 44% trong tháng 9, khi HNX-Index giảm 11,6% và VN-Index giảm 4,33%. BVH tháng 9 cũng đã tăng 12,2%.
Ở phía ngược lại, một số cổ phiếu có độ bật rất mạnh sau khi đã giảm sâu hơn thị trường. Điều này có thể xuất phát từ suy nghĩ “rẻ” trong con mắt của nhà đầu cơ, nhất là sau khi cổ phiếu đó đã trả lại thị trường toàn bộ mức tăng trước đó. CJC sàn HNX trong tháng 9 đã bất ngờ tăng gần 40% trong 9 phiên, từ 24.800đ/cổ phiếu lên 34.600 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên ngay sau đó CJC đã trả lại thị trường xấp xỉ 30% giá tính từ đỉnh và quay lại điểm xuất phát. CMT, AGR trên sàn HOSE cũng đã trải qua một đợt giảm rất mạnh trước đó.
Từ góc độ phân tích cơ bản, những cổ phiếu có độ bật cao không hẳn là những cổ phiếu có chỉ số đẹp. C92 là ví dụ khi P/E vào khoảng 18 lần, một mức cao so với bình quân chung của sàn Hà Nội (10,8 lần). Hai quý đầu năm C92 đạt lợi nhuận 2,2 tỉ đồng trên tổng vốn 24 tỉ đồng. Tuy nhiên, rất có thể khối lượng lưu hành 2,4 triệu cổ phiếu và thanh khoản bình quân 20 ngày trước thời điểm bùng nổ chỉ ở mức trên dưới 20.000 đơn vị mỗi phiên đủ để dòng vốn đầu cơ chú ý.
Trong nhiều trường hợp của thị trường, yếu tố đầu cơ đã chi phối các biến động giá, hơn là yếu tố cơ bản. Điều đó càng dễ xảy ra trong bối cảnh thanh khoản yếu và lực đẩy trên bình diện chung không đủ để tạo nên xu hướng rõ rệt.
Ba phiên giao dịch gần đây thị trường đã có những chuyển biến khởi sắc bất ngờ. Từ góc độ thị trường, dòng tiền thông minh luôn tìm đến sớm tại những nơi có khả năng sinh lời cao nhất và đó là nguyên nhân khiến các cổ phiếu trong “tầm ngắm” thường giảm ít hơn mức độ chung cũng như khi tăng có độ bật xuất phát cao hơn.
Một yếu tố khác là tính đầu cơ có thể tạo ra sức bật mạnh cho các cổ phiếu. Các cổ phiếu được đầu cơ tuy có rủi ro cao nhưng cũng có triển vọng đem lại lợi nhuận cao.
Theo thống kê trên sàn HOSE, trong 3 phiên vừa qua, VN-Index tăng 3,64% tính theo giá đóng cửa nhưng có tới 24 mã tăng trên 5%. Đặc biệt, 6 mã tăng trên 9% bao gồm: CMT (15,12%), AGR (14,82%), BVH (14,55%), VIC (10,17%), VTF (9,79%), DCC (9,31%).
Tại sàn HNX, cũng có 13 cổ phiếu trong 3 phiên vừa qua đạt tỉ suất lợi nhuận trên 10% nhờ biên độ dao động tại sàn này lớn hơn HOSE. Trong số này, 6 cổ phiếu tăng trên 13% bao gồm: C92 (17,15%), QTC (15,84%), CJC (14,75%), PJC (14,68%), CVN (13,08%), SPP (13,08%).
Mặc dù không thể nói đây là các mã có khả năng đem lại lợi nhuận cao hơn thị trường trong thời gian tới, nhưng rõ ràng đó là các mã có tốc độ xuất phát mạnh hơn tất cả các cổ phiếu còn lại. Một số mã cá biệt đã bộc lộ sức mạnh ngay trong lúc Index còn trong xu hướng giảm. Chẳng hạn QTC trên sàn HNX đã tăng gần 44% trong tháng 9, khi HNX-Index giảm 11,6% và VN-Index giảm 4,33%. BVH tháng 9 cũng đã tăng 12,2%.
Ở phía ngược lại, một số cổ phiếu có độ bật rất mạnh sau khi đã giảm sâu hơn thị trường. Điều này có thể xuất phát từ suy nghĩ “rẻ” trong con mắt của nhà đầu cơ, nhất là sau khi cổ phiếu đó đã trả lại thị trường toàn bộ mức tăng trước đó. CJC sàn HNX trong tháng 9 đã bất ngờ tăng gần 40% trong 9 phiên, từ 24.800đ/cổ phiếu lên 34.600 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên ngay sau đó CJC đã trả lại thị trường xấp xỉ 30% giá tính từ đỉnh và quay lại điểm xuất phát. CMT, AGR trên sàn HOSE cũng đã trải qua một đợt giảm rất mạnh trước đó.
Từ góc độ phân tích cơ bản, những cổ phiếu có độ bật cao không hẳn là những cổ phiếu có chỉ số đẹp. C92 là ví dụ khi P/E vào khoảng 18 lần, một mức cao so với bình quân chung của sàn Hà Nội (10,8 lần). Hai quý đầu năm C92 đạt lợi nhuận 2,2 tỉ đồng trên tổng vốn 24 tỉ đồng. Tuy nhiên, rất có thể khối lượng lưu hành 2,4 triệu cổ phiếu và thanh khoản bình quân 20 ngày trước thời điểm bùng nổ chỉ ở mức trên dưới 20.000 đơn vị mỗi phiên đủ để dòng vốn đầu cơ chú ý.
Trong nhiều trường hợp của thị trường, yếu tố đầu cơ đã chi phối các biến động giá, hơn là yếu tố cơ bản. Điều đó càng dễ xảy ra trong bối cảnh thanh khoản yếu và lực đẩy trên bình diện chung không đủ để tạo nên xu hướng rõ rệt.