11:07 20/01/2017

Những dấu hiệu nguy hiểm khi mang bầu, mẹ cần thận trọng!

PV

Thời kỳ mang thai của người phụ nữ được chia làm 3 giai đoạn đó là 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Ở mỗi giai đoạn mẹ đều có những biến đổi khác so với lúc bình thường, trong đó có những dấu hiệu bất thường nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều mẹ do chưa có kiến thức đầy đủ về chuẩn bị chăm sóc trước khi có thai, trong khi mang thai và sinh nở nên đã bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo đến sức khỏe.

Những dấu hiệu nguy hiểm khi mang bầu, mẹ cần thận trọng! - Ảnh 1

Mẹ cần cảnh giác những dấu hiệu bất thường để thăm khám bác sĩ kịp thời

Chảy máu âm đạo Xuất huyết “vùng kín” ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ đều là dấu hiệu nguy hiểm. Thai phụ cần đến gặp bác sĩ ngay khi thấy hiện tượng ra máu bất thường. Trong 3 tháng đầu, nếu mẹ bầu ra máu nhiều, đau bụng dưới giống như trong kỳ kinh nguyệt kèm theo choáng, chóng mặt thì đó có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung.  Bên cạnh đó, chảy máu âm đạo cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai. Trong trường hợp này, bạn cần uống thuốc giữ thai theo chỉ định của bác sĩ và nằm nghỉ ngơi trên giường. Chỉ cần máu ngừng chảy ở âm đạo thì đó là tín hiệu tốt. Ra máu cùng với co thắt vùng bụng trong giai đoạn đầu hoặc đầu giai đoạn hai còn là dấu hiệu “dọa sảy”. Ngược lại, chảy máu kèm đau bụng trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể là triệu chứng của bong nhau thai non. Trong trường hợp này, bạn cần kịp thời đến bệnh viện để kiểm tra nhịp tim thai nhi, nếu nhịp tim yếu hơn thì rất có khả năng phải can thiệp bằng phẫu thuật để đảm bảo an toàn cho người mẹ. Ngứa Ngứa toàn thân và đặc biệt là ngứa ở vùng bụng, lòng bàn tay hay ngón chân kết hợp với da bị vàng là dấu hiệu cảnh báo hội chứng ứ mật trong gan. Hội chứng này có thể gây ra ngạt thai, sinh non, thai lưu, băng huyết sau sinh… Vì vậy, các bác sĩ khuyên bạn không nên chủ quan xem thường cảm giác ngứa khi mang thai. Ra nước ối Khi thai phụ cảm thấy có dòng chất lỏng chảy xuống hai chân nhưng không có cảm giác buồn tiểu, đó có thể là do bị rò ối. Tuy nhiên, cũng có trường hợp do tử cung quá lớn đè lên bàng quang khiến nước tiểu són ra. Để kiểm tra xem hiện tượng của mình thuộc trường hợp nào, mẹ bầu hãy vào nhà vệ sinh và tiểu cho đến khi sạch bàng quang. Nếu nước vẫn tiếp tục chảy nghĩa là nước ối đang bị rò rỉ. Lúc này, thai phụ cần được chuyển đến bệnh viện ngay.

Những dấu hiệu nguy hiểm khi mang bầu, mẹ cần thận trọng! - Ảnh 2

Khi đau, co cứng bụng có thể là dấu hiệu của bong nhau thai non Nôn ói liên tục Nôn ói là hiện tượng thường xảy ra khi mang thai, đặc biệt là trong những tháng đầu. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu nôn ói liên tục đến mức không còn gì trong dạ dày thì đó là triệu chứng nghiêm trọng. Nôn ói nhiều thường dẫn đến chán ăn hoặc sợ đồ ăn, khiến mẹ bầu có nguy cơ suy dinh dưỡng, mất nước và thậm chí gây ra biến chứng như sinh non, sảy thai. Khi nôn ói nhiều, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được kê thuốc và tư vấn thay đổi chế độ dinh dưỡng. Thai nhi có dấu hiệu bất thường Em bé trong bụng vốn rất hiếu động, cử động nhiều lại đột ngột “ngoan ngoãn” có thể là cảnh báo của việc bé không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng. Để kiểm tra xem em bé có gặp vấn đề gì không, mẹ bầu có thể thử ăn hoặc uống gì đó lạnh rồi nằm nghiêng về một phía xem con có cử động không. Tuy chưa có con số cụ thể về việc bé đạp bao nhiều lần là tốt nhưng theo chuyên gia, 10 cú đạp trong vòng 2 giờ là bình thường. Nếu em bé đạp ít hơn số đó, mẹ nên đi kiểm tra. Các cơ co bóp ngay đầu giai đoạn 3 Các cơn co thắt có thể là dấu hiệu của sinh non. Tuy nhiên, nhiều người lần đầu sinh con có thể nhầm lẫn giữa co bóp báo sinh thật và co bóp giả. Các cơn co bóp giả thường diễn ra bất thường, không theo chu kỳ và không tăng cường độ. Chúng thường lắng xuống sau một giờ hoặc khi được truyền dịch.  Ngược lại, cơn co thắt báo sinh thật diễn ra đều đặn khoảng 10 phút một lần và càng đau càng dữ dội hơn. Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện các cơn co bóp trong 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Rối loạn thị giác, nhức đầu dai dẳng, đau bụng, phù nề  Đây là những triệu chứng thường thấy của bệnh tiền sản giật trong giai đoạn 3 của thai kỳ. Tiền sản giật rất nguy hiểm và có thể gây tử vong. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thai phụ bị cao huyết áp và thừa protein trong tử cung, thường xảy ra sau tuần 20 của thai kỳ. Phụ nữ lớn tuổi mang thai lần đầu có nguy cơ bị cao huyết áp gấp 5 lần so với những phụ nữ trẻ hơn. Cao huyết áp thường khiến mẹ bầu bị trướng gan, chức năng gan bất thường và luôn ở trang thái ý thức mơ hồ… 

Những dấu hiệu nguy hiểm khi mang bầu, mẹ cần thận trọng! - Ảnh 3

Tiền sản giật trong thai kỳ rất nguy hiểm Chóng mặt, choáng váng Biểu hiện này có thể do bạn chưa nạp đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Nó cũng là dấu hiệu của chứng huyết áp thấp. Khá nhiều bà bầu có cảm giác đầu óc lâng lâng khi mang thai. Nếu bạn thấy chóng mặt nghiêm trọng, nên trao đổi với bác sĩ để kiểm tra nguyên nhân. Các triệu chứng cúm Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai cần được tiêm ngừa cúm vì khi bị cúm rất dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và con. Nhưng khi bị cúm, mẹ bầu không nên vội vàng đến bệnh viện để tránh lây cúm cho những thai phụ khác. Tốt nhất bạn nên gọi điện cho bác sĩ để được tư vấn. Chiều cao của tử cung phát triển bất thường Theo dõi chiều cao của tử cung có thể xác định kích thước của thai nhi có phát triển bình thường không. Tuần 21 – 34 của thai kỳ, chiều cao của tử cung phát triển tương đối nhanh, trung bình tăng 1 cm/tuần. Sau tuần thứ 34, tốc độ phát triển của chiều cao tử cung chậm hơn một chút, chỉ còn khoảng 0,65 cm/tuần. Nếu tốc độ phát triển của tử cung thấp/ lớn hơn nhiều so với các con số kể trên, rất có khả năng thai nhi phát triển chậm/ to hơn chuẩn. Tiểu ít hoặc không buồn tiểu Đây có thể là dấu hiệu của chứng mất nước hay tiểu đường thai kỳ. Tình trạng này tương đối nguy hiểm với sức khỏe người mẹ và em bé. Mẹ mất cảm giác căng tức ngực Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, gây tăng lưu lượng máu và những thay đổi trong các mô ở tuyến ngực khiến ngực của mẹ bầu bị sưng, đau, căng cứng, nhạy cảm hơn rất nhiều so với trước. Bước sang tuần từ 4 - 6 tuần, núm ti của người mẹ cũng lớn lên và xuất hiện màu nâu sẫm, kéo dài trong suốt 3 tháng. Sang đến tuần thứ 8, bầu ngực bắt đầu lớn lên và tiếp tục cho đến cuối thai kỳ, đi kèm với cảm giác ngứa da ngực và xuất hiện vết rạn trên ngực. Nếu thấy những cảm giác này mất đi, áo ngực xộc xệch thì có khả năng hoại tử villous đã xảy ra, phôi thai có thể đang teo đi hoặc đã chết. Dịch âm đạo bất thường Dịch âm đạo nếu có mùi và màu bất thường trong thời gian thai kỳ, mẹ cần phải được điều trị nếu không thai nhi khi sổ thai qua ngã âm đạo có thể bị viêm niêm mạc miệng hoặc viêm da do nấm. Nếu chất lỏng âm đạo xuất hiện đồng thời cùng với những cơn co thắt trước tuần thứ 37 thì rất có thể bạn sinh non.

Diệu Huyền (TH)