Những điểm nhấn trong diễn văn “chia tay” đầy cảm xúc của Obama
Vị Tổng thống sắp mãn nhiệm ngầm chỉ trích một số chính sách mà Tổng thống đắc cử đưa ra
“Chúng ta, với tư cách là những công dân, cần cảnh giác trước sự gây hấn ở bên ngoài, nhưng cũng cần chống lại sự suy yếu những giá trị vốn có vai trò quyết định chúng ta là ai”, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói trong bài diễn văn cuối cùng trên cương vị người đứng đầu Nhà Trắng, tối 10/1.
Trước đám đông 18.000 người ở thành phố Chicago, thông điệp này được ông Obama, người đã lãnh đạo nước Mỹ 8 năm qua, gửi đi khi chỉ còn 10 ngày nữa là ông Donald Trump chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Chicago cũng là nơi Obama ăn mừng chiến thắng khi trúng cử vào năm 2008, trở thành vị Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Mỹ.
Theo hãng tin Reuters, thông qua bài phát biểu được đánh giá là đầy cảm xúc, Obama đã gửi lời cảm ơn tới gia đình và nói rằng quãng thời gian làm Tổng thống là vinh dự của cuộc đời ông.
Vị Tổng thống sắp mãn nhiệm cũng khéo léo kêu gọi người dân theo đuổi tầm nhìn tiến bộ của ông, trong khi ngầm chỉ trích một số chính sách mà ông Trump đưa ra trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, ông Trump, người sẽ nhậm chức vào ngày 20/1, đã đề xuất tạm thời cấm người Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ, xây một bức tường ngăn giữ biên giới Mỹ và Mexico, rút khỏi thỏa thuận chống biến đổi khí hậu, và xóa bỏ đạo luật cải tổ y tế Obamacare.
Trong những bài phát biểu vận động tranh cử cho ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton, Obama đã thể hiện rõ lập trường phản đối những chủ trương trên. Tuy nhiên, sau khi Trump đắc cử, Obama đã thể hiện một thái độ mềm mỏng hơn với người kế nhiệm.
Mặc dù vậy, bài phát biểu từ biệt của Obama nói rõ rằng lập trường của ông không hề thay đổi, và nỗ lực của ông nhằm chấm dứt sử dụng các biện pháp tra tấn trong nhà tù và đóng cửa nhà tù của Mỹ tại vịnh Guatanamo là một phần trong nỗ lực lớn nhằm duy trì các “giá trị Mỹ”.
“Đó là lý do vì sao tôi phản đối việc phân biệt đối xử đối với tất cả người Mỹ theo đạo Hồi”, Obama nói, ngầm ám chỉ đến chủ trương của Trump. Phát biểu này của ông nhận được tràng pháo tay hưởng ứng từ phía khán giả.
Obama cũng nói, nước Mỹ cần hành động mạnh mẽ để chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu.
Đồng thời, “nếu một ai đó có thể vạch ra một kế hoạch tốt hơn những tiến bộ mà chúng ta đã đạt được trong hệ thống y tế, những tiến bộ giúp nhiều người được bảo hiểm hơn với chi phí thấp hơn, thì tôi sẽ công khai ủng hộ”, ông nói như một sự ngầm thách thức đối với Donald Trump.
8 năm trước, vị Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ lên cầm quyền giữa những kỳ vọng lớn lao rằng việc ông trúng cử sẽ giúp hàn gắn sự chia rẽ sắc tộc lịch sử ở Mỹ. Tuy vậy, 8 năm sau, ông thừa nhận rằng đó vẫn là một mục tiêu chưa thể đạt được.
“Sau khi tôi trúng cử, mọi người đã nói về một nước Mỹ không còn phân biệt sắc tộc”, Obama nói. “Dù được mong đợi, nhưng tầm nhìn đó đã không trở thành sự thật. Phân biệt sắc tộc vẫn là một lực lượng mạnh và gây chia rẽ trong xã hội của chúng ta”.
Tuy nhiên, Obama nói ông vẫn hy vọng về những gì mà một thế hệ người Mỹ trẻ hơn sẽ làm. “Vâng, chúng ta có thể”.
Trong một đoạn gián tiếp nói về công việc chính trị mà Đảng Dân chủ sẽ phải làm để khôi phục lại vị thế sau thất bại của bà Clinton, Obama kêu gọi các cộng đồng sắc tộc theo đuổi công lý không chỉ cho bản thân mà cũng cho “những người da trắng trung niên, những người nhìn từ bên ngoài có vẻ như có lợi thế, nhưng bản thân họ lại nhận thấy thế giới của họ đang bị đảo lộn bởi những thay đổi về kinh tế, văn hóa và công nghệ”.
Chiến thắng của ông Donald Trump có được trong cuộc bầu cử vừa qua một phần là nhờ sức hấp dẫn của ông đối với tầng lớp người lao động da trắng.
Đệ nhất phu nhân Michelle Obama, Phó tổng thống Joe Biden cùng phu nhân Jill Biden, và nhiều quan chức đương nhiệm và cựu quan chức Nhà Trắng đã có mặt trong buỗi lễ phát biểu của ông Obama. Tổng thống sắp mãn nhiệm đã rớm lệ khi nói về vợ và bày tỏ sự cảm ơn đối với người đồng tranh cử.
Chuyến đi tới Chicago là hành trình cuối cùng của ông Obama trên cương vị Tổng thống Mỹ, và cũng là chuyến bay cuối cùng của ông trên chuyên cơ Không lực 1. Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cho biết đây là chuyến bay thứ 445 của ông Obama trên chiếc chuyên cơ dành riêng cho Tổng thống Mỹ, với hơn 2.800 giờ bay, tương đương 116 ngày.
Gia đình ông Obama dự kiến sẽ ở lại Washington trong hai năm tới, cho tới khi con gái út Sasha tốt nghiệp phổ thông trung học.
Đáng chú ý, cũng trong bài diễn văn, Obama đã phát tín hiệu rằng ông sẽ dành cho ông Trump khoảng không gian như người tiền nhiệm George W. Bush đã dành cho ông sau khi rời Nhà Trắng, bằng cách không xuất hiện nhiều trước công chúng.
Trước đám đông 18.000 người ở thành phố Chicago, thông điệp này được ông Obama, người đã lãnh đạo nước Mỹ 8 năm qua, gửi đi khi chỉ còn 10 ngày nữa là ông Donald Trump chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Chicago cũng là nơi Obama ăn mừng chiến thắng khi trúng cử vào năm 2008, trở thành vị Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Mỹ.
Theo hãng tin Reuters, thông qua bài phát biểu được đánh giá là đầy cảm xúc, Obama đã gửi lời cảm ơn tới gia đình và nói rằng quãng thời gian làm Tổng thống là vinh dự của cuộc đời ông.
Vị Tổng thống sắp mãn nhiệm cũng khéo léo kêu gọi người dân theo đuổi tầm nhìn tiến bộ của ông, trong khi ngầm chỉ trích một số chính sách mà ông Trump đưa ra trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, ông Trump, người sẽ nhậm chức vào ngày 20/1, đã đề xuất tạm thời cấm người Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ, xây một bức tường ngăn giữ biên giới Mỹ và Mexico, rút khỏi thỏa thuận chống biến đổi khí hậu, và xóa bỏ đạo luật cải tổ y tế Obamacare.
Trong những bài phát biểu vận động tranh cử cho ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton, Obama đã thể hiện rõ lập trường phản đối những chủ trương trên. Tuy nhiên, sau khi Trump đắc cử, Obama đã thể hiện một thái độ mềm mỏng hơn với người kế nhiệm.
Mặc dù vậy, bài phát biểu từ biệt của Obama nói rõ rằng lập trường của ông không hề thay đổi, và nỗ lực của ông nhằm chấm dứt sử dụng các biện pháp tra tấn trong nhà tù và đóng cửa nhà tù của Mỹ tại vịnh Guatanamo là một phần trong nỗ lực lớn nhằm duy trì các “giá trị Mỹ”.
“Đó là lý do vì sao tôi phản đối việc phân biệt đối xử đối với tất cả người Mỹ theo đạo Hồi”, Obama nói, ngầm ám chỉ đến chủ trương của Trump. Phát biểu này của ông nhận được tràng pháo tay hưởng ứng từ phía khán giả.
Obama cũng nói, nước Mỹ cần hành động mạnh mẽ để chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu.
Đồng thời, “nếu một ai đó có thể vạch ra một kế hoạch tốt hơn những tiến bộ mà chúng ta đã đạt được trong hệ thống y tế, những tiến bộ giúp nhiều người được bảo hiểm hơn với chi phí thấp hơn, thì tôi sẽ công khai ủng hộ”, ông nói như một sự ngầm thách thức đối với Donald Trump.
8 năm trước, vị Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ lên cầm quyền giữa những kỳ vọng lớn lao rằng việc ông trúng cử sẽ giúp hàn gắn sự chia rẽ sắc tộc lịch sử ở Mỹ. Tuy vậy, 8 năm sau, ông thừa nhận rằng đó vẫn là một mục tiêu chưa thể đạt được.
“Sau khi tôi trúng cử, mọi người đã nói về một nước Mỹ không còn phân biệt sắc tộc”, Obama nói. “Dù được mong đợi, nhưng tầm nhìn đó đã không trở thành sự thật. Phân biệt sắc tộc vẫn là một lực lượng mạnh và gây chia rẽ trong xã hội của chúng ta”.
Tuy nhiên, Obama nói ông vẫn hy vọng về những gì mà một thế hệ người Mỹ trẻ hơn sẽ làm. “Vâng, chúng ta có thể”.
Trong một đoạn gián tiếp nói về công việc chính trị mà Đảng Dân chủ sẽ phải làm để khôi phục lại vị thế sau thất bại của bà Clinton, Obama kêu gọi các cộng đồng sắc tộc theo đuổi công lý không chỉ cho bản thân mà cũng cho “những người da trắng trung niên, những người nhìn từ bên ngoài có vẻ như có lợi thế, nhưng bản thân họ lại nhận thấy thế giới của họ đang bị đảo lộn bởi những thay đổi về kinh tế, văn hóa và công nghệ”.
Chiến thắng của ông Donald Trump có được trong cuộc bầu cử vừa qua một phần là nhờ sức hấp dẫn của ông đối với tầng lớp người lao động da trắng.
Đệ nhất phu nhân Michelle Obama, Phó tổng thống Joe Biden cùng phu nhân Jill Biden, và nhiều quan chức đương nhiệm và cựu quan chức Nhà Trắng đã có mặt trong buỗi lễ phát biểu của ông Obama. Tổng thống sắp mãn nhiệm đã rớm lệ khi nói về vợ và bày tỏ sự cảm ơn đối với người đồng tranh cử.
Chuyến đi tới Chicago là hành trình cuối cùng của ông Obama trên cương vị Tổng thống Mỹ, và cũng là chuyến bay cuối cùng của ông trên chuyên cơ Không lực 1. Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cho biết đây là chuyến bay thứ 445 của ông Obama trên chiếc chuyên cơ dành riêng cho Tổng thống Mỹ, với hơn 2.800 giờ bay, tương đương 116 ngày.
Gia đình ông Obama dự kiến sẽ ở lại Washington trong hai năm tới, cho tới khi con gái út Sasha tốt nghiệp phổ thông trung học.
Đáng chú ý, cũng trong bài diễn văn, Obama đã phát tín hiệu rằng ông sẽ dành cho ông Trump khoảng không gian như người tiền nhiệm George W. Bush đã dành cho ông sau khi rời Nhà Trắng, bằng cách không xuất hiện nhiều trước công chúng.