Những lợi ích từ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đã được áp dụng phổ biến tại nhiều nước trên thế giới nhưng vẫn chưa xuất hiện tại Việt Nam
Các hình thức hỗ trợ xuất khẩu tại Việt Nam những năm qua chủ yếu là các biện pháp hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm, còn mang tính bao cấp, vì vậy nếu áp dụng lâu dài sẽ không khuyến khích tính chủ động và sáng tạo của doanh nghiệp, đồng thời không phù hợp với các quy định của WTO.
Có một hình thức khá phổ biến đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng là bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (export credit insurance): bảo hiểm cho các loại rủi ro mà nhà xuất khẩu có thể gặp phải lại chưa được áp dụng tại Việt Nam.
Để có thể sớm đưa hình thức này vào hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính vừa qua đã phối hợp tổ chức một hội thảo quốc tế về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu với sự tham gia của nhiều chuyên gia bảo hiểm trong và ngoài nước. Chúng tôi lược ghi một số ý kiến tham luận tại hội thảo.
"Nhiều cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp"
(Ông Phạm Thế Dũng, Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương)
"Kể từ khi gia nhập WTO, các chính sách trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam như thưởng thành tích xuất khẩu, thưởng vượt kim ngạch xuất khẩu, trợ cấp thay thế nhập khẩu hay chính sách tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu do Quỹ Hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam) thực hiện từ năm 2001 dưới hình thức cho vay lãi suất ưu đãi, theo quy định của WTO, đã không còn được thực hiện.
Để phù hợp với các cam kết khi gia nhập WTO, Chính phủ đã tiến hành đổi mới cơ chế hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp theo hướng tham khảo và áp dụng các cơ chế hỗ trợ tín dụng cho xuất khẩu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) được WTO công nhận.
Các cơ chế và chính sách hỗ trợ xuất khẩu hiện đang được áp dụng là: hỗ trợ về xúc tiến thương mại, hỗ trợ về xây dựng thương hiệu, hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp và hỗ trợ tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Các biện pháp hỗ trợ tín dụng này tập trung vào các công cụ cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư; cho vay xuất khẩu (cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu vay), bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên những hỗ trợ này được đánh giá là chưa đáp ứng yêu cầu, nhu cầu của doanh nghiệp trong việc phát triển mặt hàng xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong tình hình mới, Bộ Công Thương hiện đang chủ trì, phối hợp cùng Bộ Tài chính và các bộ, ngành nghiên cứu phát triển thêm một số hình thức hỗ trợ xuất khẩu mới, phù hợp với các quy định của WTO, mà một trong những hình thức đó là bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Đây là hình thức khá phổ biến trên thế giới, nhưng lại chưa được áp dụng tại Việt Nam.
Hoạt động bảo hiểm này phát triển mạnh tại châu Âu, chiếm 80% thị phần doanh số thu phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu toàn thế giới, đặc biệt như ở Pháp, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng được các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ áp dụng có hiệu quả để giúp doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu.
Hiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp là tất yếu và phải cạnh tranh khốc liệt hơn với các doanh nghiệp nước ngoài. Do vậy, nhu cầu về hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là cần thiết cho doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, phát triển mặt hàng và thị trường xuất khẩu, yên tâm hơn khi thâm nhập các thị trường xuất khẩu nhiều rủi ro."
"Chúng tôi an tâm hơn trước các rủi ro"
(Bà Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam)
"Cao su là một trong ba mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong nhiều năm qua ở Việt Nam. Trước tình hình giá cả thường xuyên biến động lớn, nhằm giúp hội viên giảm thiểu rủi ro về giá, Hiệp hội cao su Việt Nam đã thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng cao su từ tháng 12/2006. Nguồn thu của Quỹ là từ 1% doanh thu xuất khẩu của các hội viên tham gia vào Quỹ.
Quỹ đã thu được 50 tỷ đồng năm 2007 và dự kiến năm 2008 là 56 tỷ đồng. Mục đích của Quỹ là khắc phục và hạn chế rủi ro trong xuất khẩu cao su do thay đổi giá, thị trường mới chưa ổn định, rủi ro trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu. Quỹ còn hỗ trợ cho hội viên vay trung và ngắn hạn để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu cao su, cũng như hoạt động xúc tiến thương mại. Hiện nay, do giá cả thuận lợi nên Quỹ chưa sử dụng cho trường hợp rủi ro về giá mà chủ yếu hỗ trợ Hội viên chịu rủi ro do thiên tai làm hư hại vườn cây, gây ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu.
Hiện ngành cao su có khoảng 100 doanh nghiệp xuất khẩu đến hơn 45 quốc gia, trong đó có 10 doanh nghiệp xuất khẩu lớn. Trong tương lai, sản lượng cao su Việt Nam xuất khẩu được dự kiến tăng gấp đôi, từ 600-700 ngàn tấn lên đến 1-1,2 triệu tấn vào năm 2020. Vì vậy, nhu cầu mở rộng thị trường mới và nguồn khách hàng mới rất cần thiết bên cạnh thị trường truyền thống.
Hiện thị trường Trung Quốc phát triển nhanh và thị trường Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ, châu Phi có nhiều tiềm năng tăng trưởng do các nhà sản xuất ô tô, lốp xe chuyển dần sang vì nhân công dồi dào và giá cạnh tranh. Nhưng nhiều doanh nghiệp còn ngại mở rộng sang các thị trường mới này vì tính rủi ro cao trong thanh toán.
Ngành cao su cần bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vì đây là hình thức khuyến khích các nhà nhập khẩu nước ngoài mua sản phẩm Việt Nam khi Việt Nam muốn giới thiệu sản phẩm vào thị trường mới. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng cần cho các nhà đầu tư ra nước ngoài vì hiện nay ngành cao su đầu tư rất nhiều vào các nước Lào và Campuchia. Cho nên, bên cạnh việc nhận được tín dụng từ các ngân hàng, các nhà đầu tư cũng cần bảo hiểm tối thiểu trong vòng 3 năm để không bị rủi ro về vốn."
"Bảo hiểm tín dụng Nhà nước và bảo hiểm tín dụng thương mại"
(Ông Jef Vincent - Trưởng phụ trách khu vực châu Á, Công ty Hermes (Đức)
Sự khác nhau giữa bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có Nhà nước bảo trợ và thương mại thể hiện ở nhiều mặt. Trước hết, cơ quan bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được Nhà nước bảo trợ (ECA) có phạm vi hoạt động ở tầm quốc gia và mang tính bổ trợ. Nhà nước chỉ bảo hiểm khi các công ty bảo hiểm với trách nhiệm của mình không thể hoặc không muốn cấp loại bảo hiểm đó.
Trong khi đó, cơ quan bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thương mại trong thập niên qua chủ yếu là các tập đoàn quốc tế Euler Hermes, Coface, Atradius. Loại hình này cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho bất kỳ rủi ro nào được cho là sẽ thu lợi nhuận trong thời gian dài.
Trên thế giới, các nước thuộc OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) có thoả thuận những nguyên tắc hướng dẫn về phạm vi bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được Nhà nước bảo trợ với thời hạn tín dụng từ 2 năm trở lên. Các nguyên tắc này nhằm tạo môi trường bình đẳng trong cạnh tranh quốc tế.
Ví dụ, tỷ lệ phí bảo hiểm khác biệt dựa trên tiêu chí loại quốc gia và thời gian cấp tín dụng tối đa với những sản phẩm nhất định. Còn nhà bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thương mại không thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh theo tiêu chí thời gian cấp tín dụng vượt quá 2 năm. Họ cũng không bị ảnh hưởng bởi sự đồng thuận của tổ chức OECD và không có thoả thuận tương tự giữa các nhà bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thương mại.
Đối với mô hình hoạt động của Euler Hermes, trong lịch sử, năm 1926, Chính phủ Đức đã muốn khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên, các nhà bảo hiểm tín dụng tư nhân chưa thể đối phó với những rủi ro về chính trị có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu sang các nước kém phát triển. Trước tình hình này, Hermes được giao nhiệm vụ bảo hiểm xuất khẩu trên toàn lãnh thổ Đức với tư cách là nhà tái bảo hiểm 100% đối với các rủi ro chính trị và thảm hoạ.
Từ 1949, chúng tôi đã và đang quản lý cơ chế đảm bảo xuất khẩu chính thức thay mặt và bảo đảm lợi ích cho Cộng hoà Liên bang Đức. Hiện, EH quản lý và bảo hiểm rủi ro tín dụng đối với các khoản phải thu thương mại, các giao dịch từ doanh nghiệp-doanh nghiệp, bảo hiểm rủi ro tín dụng ngắn hạn."
8 hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của KEIC
(Ông Lee Seok Jin, Trưởng văn phòng đại diện tại Tp.HCM, Công ty Bảo hiểm xuất khẩu Hàn Quốc)
"Công ty Bảo hiểm xuất khẩu Hàn Quốc (KEIC - Korea Export Insurance Corporation) là một doanh nghiệp nhà nước, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Hàn Quốc. Hiện nay, KEIC có các hình thức bảo hiểm sau đây:
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn hạn: Áp dụng cho các giao dịch xuất khẩu có thời hạn thanh toán 2 năm. Các giao dịch giữa công ty mẹ và các chi nhánh không được tính vào phạm vi bảo hiểm tín dụng ngắn hạn.
Đối với loại hợp đồng bảo hiểm cụ thể, người được bảo hiểm chọn giao dịch có liên quan trên cơ sở từng vụ việc và KEIC sẽ xem xét khả năng bảo hiểm. Đối với loại hợp đồng bảo hiểm toàn bộ: KEIC bảo hiểm toàn bộ các giao dịch của người được bảo hiểm theo một thỏa thuận đặc biệt giữa hai bên. Cho dù số tiền bảo hiểm lớn đến mức nào, thì KEIC cũng đặt ra mức bồi thường tối đa và nhà xuất khẩu phải tự quản lý các rủi ro của mình.
Bảo lãnh ngân hàng tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng: Trong trường hợp một định chế tài chính mở rộng phạm vi tài trợ xuất khẩu cho một nhà xuất khẩu với điều kiện là nhận được chứng từ vận chuyển hoặc hóa đơn xuất khẩu. KEIC hỗ trợ việc đàm phán vay nợ của người xuất khẩu, bằng cách cung cấp cho ngân hàng chứng thư bảo đảm thanh toán lại của nhà xuất khẩu.
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nông thủy sản: Trong trường hợp không có khả năng xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản, tình trạng không thanh toán hoặc thiệt hại do việc thực hiện trách nhiệm xuất khẩu bất chấp rủi ro về giá sau khi kết thúc hợp đồng xuất khẩu, KEIC bảo hiểm các rủi ro này cho nhà xuất khẩu.
Các loại rủi ro được bảo hiểm gồm có giá sản phẩm tăng, mất khả năng xuất khẩu, người mua không thanh toán.
Bảo hiểm xúc tiến thị trường nước ngoài: KEIC bảo hiểm cho một sự thiệt hại khi thu nhập của nhà xuất khẩu từ các hoạt động xúc tiến ở nước ngoài không tương xứng với các chi phí bỏ ra cho các hoạt động này. Ví dụ, hoạt động triển lãm hoặc hội chợ ở nước ngoài do các cơ quan nhà nước và hội nghề nghiệp tổ chức. Các hoạt động triển lãm bán hàng được sự tài trợ của các quỹ thuộc cơ quan nhà nước hoặc các hội nghề nghiệp.
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trung và dài hạn: Trước khi giao hàng, KEIC bảo hiểm cho sự thất bại của nhà xuất khẩu đối với hàng xuất khẩu lớn, như nhà máy công nghiệp, máy móc và tàu bè do các rủi ro chính trị và thưong mại trong qúa trình sản xuất. Đối với các giao dịch trả chậm trung và dài hạn, KEIC bảo hiểm việc người mua hoặc người vay không thanh toán lại sau khi ngân hàng Hàn Quốc hoặc ngân hàng nước ngoài đã cho người mua, hoặc ngân hàng của người mua vay trong thời hạn hơn 2 năm.
Bảo hiểm đầu tư nước ngoài: KEIC bảo vệ nhà đầu tư đối với các thiệt hại do việc ngưng lại các dự án đầu tư ở nước ngoài của nhà đầu tư, vì các nguyên do chính trị hay chiến tranh, hạn chế chuyển nhượng, hoặc vi phạm hợp đồng của chính phủ nước chủ nhà. Các khoản thiệt hại này bao gồm việc không có khả năng thu hồi vốn, lãi, hoặc cổ tức và trách nhiệm bảo lãnh. Các hình thức đầu tư nước ngoài được bảo hiểm bao gồm: chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, trách nhiệm bảo lãnh, quyền sở hữu bất động sản...
Bảo hiểm công trình xây dựng ở nước ngoài: KEIC bảo hiểm các thiệt hại do không có khả năng tiếp tục việc xuất khẩu thiết bị xây dựng theo kế hoạch sau khi đã ký hợp đồng với công trình ở nước ngoài; hoặc không nhận được tiền thanh toán cho công trình đã hoàn thành, mất quyền sở hữu tài sản với các thiết bị đã mang vào địa điểm xây dựng. Các giao dịch được bảo hiểm bao gồm: công trình xây dựng ở nước ngoài, các dự án thiết kế kỹ thuật ở nước ngoài, xuất khẩu kỹ thuật, xuất khẩu tích hợp hệ thống...
Bảo hiểm rủi ro ngoại hối: KEIC bồi thường hoặc thu hồi khoản nợ còn lại so với mức tỷ giá ngoại hối được bảo hiểm với mức được định ra lúc xuất khẩu hàng hóa hoặc đấu thầu nhập khẩu nguyên liệu thô cho xuất khẩu..."
"Giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước"
(Ông Trịnh Thanh Hoan, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm, Bộ Tài chính)
"Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là loại bảo hiểm cho khoản thanh toán chậm trả trong một thời gian của nhà nhập khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ nước ngoài. Mô hình tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại các nước có khác nhau, tùy thuộc vai trò của nhà nước.
Nhà nước vừa nắm sở hữu vừa thực hiện kinh doanh (như tại các nước Indonesia, Moroco, Hy Lạp, Hàn Quốc...); Nhà nước nắm sở hữu, một phần hoạt động kinh doanh được chuyển cho tư nhân (như tại Pháp, Đức, Ba Lan...); Nhà nước chỉ nắm vai trò sở hữu, còn toàn bộ hoạt động kinh doanh do tư nhân thực hiện (tại Trung Quốc, Slovenia, Cộng hòa Séc...); nhà nước chỉ là một trong những cổ đông, kinh doanh hoàn toàn theo nguyên tắc thương mại (tại Tây Ban Nha, Na Uy...).
Vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng được xác định là để thúc đẩy các hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Cụ thể là đối với doanh nghiệp: bảo vệ tài chính cho nhà xuất khẩu; tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế và phát triển kỹ năng tài chính cho nhà xuất khẩu. Đối với quốc gia xuất khẩu: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán và tạo công việc làm cho người lao động.
Hiện nay tại Việt Nam, theo các quy định pháp luật hiện hành thì bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một trong bảy nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được chủ động trong việc triển khai sản phẩm bảo hiểm (theo Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007); chỉ cần đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí sản phẩm bảo hiểm với Bộ Tài chính trước khi áp dụng (theo Nghị định 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001).
Thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Việt Nam còn rất lớn. Hiện nay các doanh nghiệp mới chỉ triển khai bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu ở mức thấp, ước khoảng 5% hàng xuất.
Đã đến lúc cần thiết triển khai loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam, nhằm cung cấp bảo đảm tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu, thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu, định hướng các ngành hàng, dịch vụ xuất khẩu; thông qua việc đánh giá rủi ro thương mại, rủi ro chính trị để tư vấn, định hướng cho doanh nghiệp xuất khẩu các loại hàng hóa, dịch vụ phù hợp; đồng thời giảm bớt rủi ro gánh nặng cho ngân sách nhà nước phát sinh từ bảo lãnh Chính phủ cho nhập khẩu.
Tuy nhiên trước mắt còn một số vấn đề cần được nghiên cứu làm rõ, như: thành lập một tổ chức mới để cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, hay coi đây là một trong các nghiệp vụ bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm? Vai trò của Nhà nước và sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho doanh nghiệp?"
"Cần kỹ năng chuyên môn cao"
(Ông Nguyễn Kim Phú, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt)
"Kinh nghiệm quốc tế cho thấy bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chịu sự điều hành trực tiếp của một cơ quan thuộc Chính phủ quản lý và chịu sự điều chỉnh theo các quy định pháp lý kinh doanh bảo hiểm thương mại dù hoạt động theo nguyên tắc thị trường và quy luật cung cầu.
Vì liên quan tới hoạt động giao thương toàn cầu với giá trị giao dịch lớn nên yêu cầu về vốn, năng lực điều hành và chuyên môn đối với tổ chức bảo hiểm tín dụng rất cao. Quy trình đánh giá, phân tích rủi ro nhận bảo hiểm, kiểm soát quản lý rủi ro, xử lý khiếu nại và thu hồi nợ trên phạm vi rộng.
Vì vậy, tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phải có kỹ năng chuyên môn cao, sử dụng công nghệ tiên tiến để tiếp cận hệ thống thông tin kinh doanh, tài chính minh bạch và tin cậy. Ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cung cấp dịch vụ gia tăng như cập nhật thông tin doanh nghiệp theo các nhóm ngành hàng của từng quốc gia, phân tích rủi ro quốc gia...
Đối với các nước đang phát triển, hoạt động của tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong giai đoạn đầu luôn những trở ngại. Cụ thể là thiếu cơ chế thông tin đầy đủ và minh bạch về tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. Luật pháp về đăng ký và quản trị doanh nghiệp chưa đồng bộ, thiếu sự giám sát theo dõi và quản lý thi hành luật tập trung.
Quá trình giải quyết tranh chấp, xử lý thi hành án chậm chạp, chưa minh bạch, gây khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ. Hệ thống dịch vụ kiểm toán chưa đủ tin cậy, việc thực thi chuyên môn chưa đáp ứng chuẩn mực kiểm toán quốc tế nên thông tin tài chính về doanh nghiệp có thể sai lệch. Thiếu hệ thống các công ty thu hồi nợ và hoạt động thu hồi nợ kém hiệu quả. Thiếu nguồn nhân lực có khả năng điều hành và kinh nghiệm chuyên môn.
Theo chúng tôi, Chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý và kinh doanh trên nguyên tắc WTO song song với nghiên cứu hoàn thiện mô hình của tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
Trong điều kiện hiện tại, cần thiết phát huy nội lực về tổ chức quản lý điều hành và chuyên môn, quan hệ quốc tế của hệ thống doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Đồng thời hợp tác với các tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu quốc tế để từ đó thiết lập cơ cấu chấp nhận và chuyển giao rủi ro bảo hiểm tín dụng phù hợp.
Có nhiều hình thức hoạt động đối với cơ quan tín dụng xuất khẩu (ECA) có thể được tài trợ bởi nhà nước. Cụ thể như một Bộ của Chính phủ, một cơ quan chính phủ, hoặc một cơ quan chính phủ độc lập, một công ty cổ phần bán công, một công ty tư nhân hoạt động theo hợp đồng với nhà nước và theo trách nhiệm của nhà nước, một cơ quan tư nhân hoạt động theo một hợp đồng với nhà nước và được nhà nước tái bảo hiểm toàn bộ."
Có một hình thức khá phổ biến đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng là bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (export credit insurance): bảo hiểm cho các loại rủi ro mà nhà xuất khẩu có thể gặp phải lại chưa được áp dụng tại Việt Nam.
Để có thể sớm đưa hình thức này vào hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính vừa qua đã phối hợp tổ chức một hội thảo quốc tế về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu với sự tham gia của nhiều chuyên gia bảo hiểm trong và ngoài nước. Chúng tôi lược ghi một số ý kiến tham luận tại hội thảo.
"Nhiều cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp"
(Ông Phạm Thế Dũng, Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương)
"Kể từ khi gia nhập WTO, các chính sách trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam như thưởng thành tích xuất khẩu, thưởng vượt kim ngạch xuất khẩu, trợ cấp thay thế nhập khẩu hay chính sách tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu do Quỹ Hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam) thực hiện từ năm 2001 dưới hình thức cho vay lãi suất ưu đãi, theo quy định của WTO, đã không còn được thực hiện.
Để phù hợp với các cam kết khi gia nhập WTO, Chính phủ đã tiến hành đổi mới cơ chế hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp theo hướng tham khảo và áp dụng các cơ chế hỗ trợ tín dụng cho xuất khẩu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) được WTO công nhận.
Các cơ chế và chính sách hỗ trợ xuất khẩu hiện đang được áp dụng là: hỗ trợ về xúc tiến thương mại, hỗ trợ về xây dựng thương hiệu, hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp và hỗ trợ tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Các biện pháp hỗ trợ tín dụng này tập trung vào các công cụ cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư; cho vay xuất khẩu (cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu vay), bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên những hỗ trợ này được đánh giá là chưa đáp ứng yêu cầu, nhu cầu của doanh nghiệp trong việc phát triển mặt hàng xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong tình hình mới, Bộ Công Thương hiện đang chủ trì, phối hợp cùng Bộ Tài chính và các bộ, ngành nghiên cứu phát triển thêm một số hình thức hỗ trợ xuất khẩu mới, phù hợp với các quy định của WTO, mà một trong những hình thức đó là bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Đây là hình thức khá phổ biến trên thế giới, nhưng lại chưa được áp dụng tại Việt Nam.
Hoạt động bảo hiểm này phát triển mạnh tại châu Âu, chiếm 80% thị phần doanh số thu phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu toàn thế giới, đặc biệt như ở Pháp, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng được các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ áp dụng có hiệu quả để giúp doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu.
Hiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp là tất yếu và phải cạnh tranh khốc liệt hơn với các doanh nghiệp nước ngoài. Do vậy, nhu cầu về hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là cần thiết cho doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, phát triển mặt hàng và thị trường xuất khẩu, yên tâm hơn khi thâm nhập các thị trường xuất khẩu nhiều rủi ro."
"Chúng tôi an tâm hơn trước các rủi ro"
(Bà Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam)
"Cao su là một trong ba mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong nhiều năm qua ở Việt Nam. Trước tình hình giá cả thường xuyên biến động lớn, nhằm giúp hội viên giảm thiểu rủi ro về giá, Hiệp hội cao su Việt Nam đã thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng cao su từ tháng 12/2006. Nguồn thu của Quỹ là từ 1% doanh thu xuất khẩu của các hội viên tham gia vào Quỹ.
Quỹ đã thu được 50 tỷ đồng năm 2007 và dự kiến năm 2008 là 56 tỷ đồng. Mục đích của Quỹ là khắc phục và hạn chế rủi ro trong xuất khẩu cao su do thay đổi giá, thị trường mới chưa ổn định, rủi ro trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu. Quỹ còn hỗ trợ cho hội viên vay trung và ngắn hạn để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu cao su, cũng như hoạt động xúc tiến thương mại. Hiện nay, do giá cả thuận lợi nên Quỹ chưa sử dụng cho trường hợp rủi ro về giá mà chủ yếu hỗ trợ Hội viên chịu rủi ro do thiên tai làm hư hại vườn cây, gây ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu.
Hiện ngành cao su có khoảng 100 doanh nghiệp xuất khẩu đến hơn 45 quốc gia, trong đó có 10 doanh nghiệp xuất khẩu lớn. Trong tương lai, sản lượng cao su Việt Nam xuất khẩu được dự kiến tăng gấp đôi, từ 600-700 ngàn tấn lên đến 1-1,2 triệu tấn vào năm 2020. Vì vậy, nhu cầu mở rộng thị trường mới và nguồn khách hàng mới rất cần thiết bên cạnh thị trường truyền thống.
Hiện thị trường Trung Quốc phát triển nhanh và thị trường Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ, châu Phi có nhiều tiềm năng tăng trưởng do các nhà sản xuất ô tô, lốp xe chuyển dần sang vì nhân công dồi dào và giá cạnh tranh. Nhưng nhiều doanh nghiệp còn ngại mở rộng sang các thị trường mới này vì tính rủi ro cao trong thanh toán.
Ngành cao su cần bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vì đây là hình thức khuyến khích các nhà nhập khẩu nước ngoài mua sản phẩm Việt Nam khi Việt Nam muốn giới thiệu sản phẩm vào thị trường mới. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng cần cho các nhà đầu tư ra nước ngoài vì hiện nay ngành cao su đầu tư rất nhiều vào các nước Lào và Campuchia. Cho nên, bên cạnh việc nhận được tín dụng từ các ngân hàng, các nhà đầu tư cũng cần bảo hiểm tối thiểu trong vòng 3 năm để không bị rủi ro về vốn."
"Bảo hiểm tín dụng Nhà nước và bảo hiểm tín dụng thương mại"
(Ông Jef Vincent - Trưởng phụ trách khu vực châu Á, Công ty Hermes (Đức)
Sự khác nhau giữa bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có Nhà nước bảo trợ và thương mại thể hiện ở nhiều mặt. Trước hết, cơ quan bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được Nhà nước bảo trợ (ECA) có phạm vi hoạt động ở tầm quốc gia và mang tính bổ trợ. Nhà nước chỉ bảo hiểm khi các công ty bảo hiểm với trách nhiệm của mình không thể hoặc không muốn cấp loại bảo hiểm đó.
Trong khi đó, cơ quan bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thương mại trong thập niên qua chủ yếu là các tập đoàn quốc tế Euler Hermes, Coface, Atradius. Loại hình này cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho bất kỳ rủi ro nào được cho là sẽ thu lợi nhuận trong thời gian dài.
Trên thế giới, các nước thuộc OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) có thoả thuận những nguyên tắc hướng dẫn về phạm vi bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được Nhà nước bảo trợ với thời hạn tín dụng từ 2 năm trở lên. Các nguyên tắc này nhằm tạo môi trường bình đẳng trong cạnh tranh quốc tế.
Ví dụ, tỷ lệ phí bảo hiểm khác biệt dựa trên tiêu chí loại quốc gia và thời gian cấp tín dụng tối đa với những sản phẩm nhất định. Còn nhà bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thương mại không thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh theo tiêu chí thời gian cấp tín dụng vượt quá 2 năm. Họ cũng không bị ảnh hưởng bởi sự đồng thuận của tổ chức OECD và không có thoả thuận tương tự giữa các nhà bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thương mại.
Đối với mô hình hoạt động của Euler Hermes, trong lịch sử, năm 1926, Chính phủ Đức đã muốn khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên, các nhà bảo hiểm tín dụng tư nhân chưa thể đối phó với những rủi ro về chính trị có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu sang các nước kém phát triển. Trước tình hình này, Hermes được giao nhiệm vụ bảo hiểm xuất khẩu trên toàn lãnh thổ Đức với tư cách là nhà tái bảo hiểm 100% đối với các rủi ro chính trị và thảm hoạ.
Từ 1949, chúng tôi đã và đang quản lý cơ chế đảm bảo xuất khẩu chính thức thay mặt và bảo đảm lợi ích cho Cộng hoà Liên bang Đức. Hiện, EH quản lý và bảo hiểm rủi ro tín dụng đối với các khoản phải thu thương mại, các giao dịch từ doanh nghiệp-doanh nghiệp, bảo hiểm rủi ro tín dụng ngắn hạn."
8 hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của KEIC
(Ông Lee Seok Jin, Trưởng văn phòng đại diện tại Tp.HCM, Công ty Bảo hiểm xuất khẩu Hàn Quốc)
"Công ty Bảo hiểm xuất khẩu Hàn Quốc (KEIC - Korea Export Insurance Corporation) là một doanh nghiệp nhà nước, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Hàn Quốc. Hiện nay, KEIC có các hình thức bảo hiểm sau đây:
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn hạn: Áp dụng cho các giao dịch xuất khẩu có thời hạn thanh toán 2 năm. Các giao dịch giữa công ty mẹ và các chi nhánh không được tính vào phạm vi bảo hiểm tín dụng ngắn hạn.
Đối với loại hợp đồng bảo hiểm cụ thể, người được bảo hiểm chọn giao dịch có liên quan trên cơ sở từng vụ việc và KEIC sẽ xem xét khả năng bảo hiểm. Đối với loại hợp đồng bảo hiểm toàn bộ: KEIC bảo hiểm toàn bộ các giao dịch của người được bảo hiểm theo một thỏa thuận đặc biệt giữa hai bên. Cho dù số tiền bảo hiểm lớn đến mức nào, thì KEIC cũng đặt ra mức bồi thường tối đa và nhà xuất khẩu phải tự quản lý các rủi ro của mình.
Bảo lãnh ngân hàng tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng: Trong trường hợp một định chế tài chính mở rộng phạm vi tài trợ xuất khẩu cho một nhà xuất khẩu với điều kiện là nhận được chứng từ vận chuyển hoặc hóa đơn xuất khẩu. KEIC hỗ trợ việc đàm phán vay nợ của người xuất khẩu, bằng cách cung cấp cho ngân hàng chứng thư bảo đảm thanh toán lại của nhà xuất khẩu.
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nông thủy sản: Trong trường hợp không có khả năng xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản, tình trạng không thanh toán hoặc thiệt hại do việc thực hiện trách nhiệm xuất khẩu bất chấp rủi ro về giá sau khi kết thúc hợp đồng xuất khẩu, KEIC bảo hiểm các rủi ro này cho nhà xuất khẩu.
Các loại rủi ro được bảo hiểm gồm có giá sản phẩm tăng, mất khả năng xuất khẩu, người mua không thanh toán.
Bảo hiểm xúc tiến thị trường nước ngoài: KEIC bảo hiểm cho một sự thiệt hại khi thu nhập của nhà xuất khẩu từ các hoạt động xúc tiến ở nước ngoài không tương xứng với các chi phí bỏ ra cho các hoạt động này. Ví dụ, hoạt động triển lãm hoặc hội chợ ở nước ngoài do các cơ quan nhà nước và hội nghề nghiệp tổ chức. Các hoạt động triển lãm bán hàng được sự tài trợ của các quỹ thuộc cơ quan nhà nước hoặc các hội nghề nghiệp.
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trung và dài hạn: Trước khi giao hàng, KEIC bảo hiểm cho sự thất bại của nhà xuất khẩu đối với hàng xuất khẩu lớn, như nhà máy công nghiệp, máy móc và tàu bè do các rủi ro chính trị và thưong mại trong qúa trình sản xuất. Đối với các giao dịch trả chậm trung và dài hạn, KEIC bảo hiểm việc người mua hoặc người vay không thanh toán lại sau khi ngân hàng Hàn Quốc hoặc ngân hàng nước ngoài đã cho người mua, hoặc ngân hàng của người mua vay trong thời hạn hơn 2 năm.
Bảo hiểm đầu tư nước ngoài: KEIC bảo vệ nhà đầu tư đối với các thiệt hại do việc ngưng lại các dự án đầu tư ở nước ngoài của nhà đầu tư, vì các nguyên do chính trị hay chiến tranh, hạn chế chuyển nhượng, hoặc vi phạm hợp đồng của chính phủ nước chủ nhà. Các khoản thiệt hại này bao gồm việc không có khả năng thu hồi vốn, lãi, hoặc cổ tức và trách nhiệm bảo lãnh. Các hình thức đầu tư nước ngoài được bảo hiểm bao gồm: chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, trách nhiệm bảo lãnh, quyền sở hữu bất động sản...
Bảo hiểm công trình xây dựng ở nước ngoài: KEIC bảo hiểm các thiệt hại do không có khả năng tiếp tục việc xuất khẩu thiết bị xây dựng theo kế hoạch sau khi đã ký hợp đồng với công trình ở nước ngoài; hoặc không nhận được tiền thanh toán cho công trình đã hoàn thành, mất quyền sở hữu tài sản với các thiết bị đã mang vào địa điểm xây dựng. Các giao dịch được bảo hiểm bao gồm: công trình xây dựng ở nước ngoài, các dự án thiết kế kỹ thuật ở nước ngoài, xuất khẩu kỹ thuật, xuất khẩu tích hợp hệ thống...
Bảo hiểm rủi ro ngoại hối: KEIC bồi thường hoặc thu hồi khoản nợ còn lại so với mức tỷ giá ngoại hối được bảo hiểm với mức được định ra lúc xuất khẩu hàng hóa hoặc đấu thầu nhập khẩu nguyên liệu thô cho xuất khẩu..."
"Giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước"
(Ông Trịnh Thanh Hoan, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm, Bộ Tài chính)
"Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là loại bảo hiểm cho khoản thanh toán chậm trả trong một thời gian của nhà nhập khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ nước ngoài. Mô hình tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại các nước có khác nhau, tùy thuộc vai trò của nhà nước.
Nhà nước vừa nắm sở hữu vừa thực hiện kinh doanh (như tại các nước Indonesia, Moroco, Hy Lạp, Hàn Quốc...); Nhà nước nắm sở hữu, một phần hoạt động kinh doanh được chuyển cho tư nhân (như tại Pháp, Đức, Ba Lan...); Nhà nước chỉ nắm vai trò sở hữu, còn toàn bộ hoạt động kinh doanh do tư nhân thực hiện (tại Trung Quốc, Slovenia, Cộng hòa Séc...); nhà nước chỉ là một trong những cổ đông, kinh doanh hoàn toàn theo nguyên tắc thương mại (tại Tây Ban Nha, Na Uy...).
Vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng được xác định là để thúc đẩy các hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Cụ thể là đối với doanh nghiệp: bảo vệ tài chính cho nhà xuất khẩu; tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế và phát triển kỹ năng tài chính cho nhà xuất khẩu. Đối với quốc gia xuất khẩu: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán và tạo công việc làm cho người lao động.
Hiện nay tại Việt Nam, theo các quy định pháp luật hiện hành thì bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một trong bảy nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được chủ động trong việc triển khai sản phẩm bảo hiểm (theo Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007); chỉ cần đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí sản phẩm bảo hiểm với Bộ Tài chính trước khi áp dụng (theo Nghị định 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001).
Thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Việt Nam còn rất lớn. Hiện nay các doanh nghiệp mới chỉ triển khai bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu ở mức thấp, ước khoảng 5% hàng xuất.
Đã đến lúc cần thiết triển khai loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam, nhằm cung cấp bảo đảm tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu, thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu, định hướng các ngành hàng, dịch vụ xuất khẩu; thông qua việc đánh giá rủi ro thương mại, rủi ro chính trị để tư vấn, định hướng cho doanh nghiệp xuất khẩu các loại hàng hóa, dịch vụ phù hợp; đồng thời giảm bớt rủi ro gánh nặng cho ngân sách nhà nước phát sinh từ bảo lãnh Chính phủ cho nhập khẩu.
Tuy nhiên trước mắt còn một số vấn đề cần được nghiên cứu làm rõ, như: thành lập một tổ chức mới để cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, hay coi đây là một trong các nghiệp vụ bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm? Vai trò của Nhà nước và sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho doanh nghiệp?"
"Cần kỹ năng chuyên môn cao"
(Ông Nguyễn Kim Phú, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt)
"Kinh nghiệm quốc tế cho thấy bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chịu sự điều hành trực tiếp của một cơ quan thuộc Chính phủ quản lý và chịu sự điều chỉnh theo các quy định pháp lý kinh doanh bảo hiểm thương mại dù hoạt động theo nguyên tắc thị trường và quy luật cung cầu.
Vì liên quan tới hoạt động giao thương toàn cầu với giá trị giao dịch lớn nên yêu cầu về vốn, năng lực điều hành và chuyên môn đối với tổ chức bảo hiểm tín dụng rất cao. Quy trình đánh giá, phân tích rủi ro nhận bảo hiểm, kiểm soát quản lý rủi ro, xử lý khiếu nại và thu hồi nợ trên phạm vi rộng.
Vì vậy, tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phải có kỹ năng chuyên môn cao, sử dụng công nghệ tiên tiến để tiếp cận hệ thống thông tin kinh doanh, tài chính minh bạch và tin cậy. Ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cung cấp dịch vụ gia tăng như cập nhật thông tin doanh nghiệp theo các nhóm ngành hàng của từng quốc gia, phân tích rủi ro quốc gia...
Đối với các nước đang phát triển, hoạt động của tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong giai đoạn đầu luôn những trở ngại. Cụ thể là thiếu cơ chế thông tin đầy đủ và minh bạch về tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. Luật pháp về đăng ký và quản trị doanh nghiệp chưa đồng bộ, thiếu sự giám sát theo dõi và quản lý thi hành luật tập trung.
Quá trình giải quyết tranh chấp, xử lý thi hành án chậm chạp, chưa minh bạch, gây khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ. Hệ thống dịch vụ kiểm toán chưa đủ tin cậy, việc thực thi chuyên môn chưa đáp ứng chuẩn mực kiểm toán quốc tế nên thông tin tài chính về doanh nghiệp có thể sai lệch. Thiếu hệ thống các công ty thu hồi nợ và hoạt động thu hồi nợ kém hiệu quả. Thiếu nguồn nhân lực có khả năng điều hành và kinh nghiệm chuyên môn.
Theo chúng tôi, Chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý và kinh doanh trên nguyên tắc WTO song song với nghiên cứu hoàn thiện mô hình của tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
Trong điều kiện hiện tại, cần thiết phát huy nội lực về tổ chức quản lý điều hành và chuyên môn, quan hệ quốc tế của hệ thống doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Đồng thời hợp tác với các tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu quốc tế để từ đó thiết lập cơ cấu chấp nhận và chuyển giao rủi ro bảo hiểm tín dụng phù hợp.
Có nhiều hình thức hoạt động đối với cơ quan tín dụng xuất khẩu (ECA) có thể được tài trợ bởi nhà nước. Cụ thể như một Bộ của Chính phủ, một cơ quan chính phủ, hoặc một cơ quan chính phủ độc lập, một công ty cổ phần bán công, một công ty tư nhân hoạt động theo hợp đồng với nhà nước và theo trách nhiệm của nhà nước, một cơ quan tư nhân hoạt động theo một hợp đồng với nhà nước và được nhà nước tái bảo hiểm toàn bộ."