Nợ của Bianfishco sẽ được xử lý thế nào?
Ngay từ tháng 9 tới, dự kiến là Bianfishco sẽ có tiền để trả một phần nợ, mua nguyên liệu để trở lại sản xuất
Ngay từ tháng 9 tới, kế hoạch dự kiến là Bianfishco sẽ có tiền để trả một phần nợ cho các hộ dân, mua nguyên liệu để trở lại sản xuất. Mục tiêu đến năm 2013 công ty này sẽ hoạt động hiệu quả.
Đây là thông tin chính từ lãnh đạo Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng DATC, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đưa ra tại buổi họp báo sáng nay (25/8), về việc công bố giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới của Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) do Sở Kế hoạch và Đầu tư Cần Thơ cấp.
Buổi họp báo trên được thông báo diễn ra từ 9h, song phải đến gần 11h mới có thể tiến hành do ban tổ chức phải chờ để có được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới chính thức “trình” tại buổi họp.
Ông Trần Văn Trí, Tổng giám đốc Bianfishco, giải thích rằng, do có một số rào cản, hết đơn vị này ngăn cản rồi đến đơn vị khác, nên việc đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận cuối cùng bị kéo dài như vậy.
Đi cùng với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, SHB chính thức nắm 50% cổ phần của Bianfishco (qua kế thừa sở hữu trước đó của Habubank - vừa sáp nhập vào SHB, qua ủy quyền của cổ đông khác). 48% tỷ lệ sở hữu hiện thuộc về 103 cổ đông khác.
Tâm điểm của buổi họp báo là sự quan tâm về khả năng của Bianfishco sau bước ngoặt mới, từ triển vọng tái cấu trúc với sự tham gia của SHB.
Ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB, cho biết ngay từ ngày hôm nay ngân hàng này sẽ cử người vào tham gia điều hành, triển khai hoạt động của Bianfishco, cũng như bắt tay vào việc thu xếp vốn để Bianfishco sớm trả nợ cho các hộ dân; trước mắt là 30% trong tháng 9/2012 và sau đó sẽ thỏa thuận cụ thể lộ trình, phương án xử lý với từng chủ nợ.
“Việc trả nợ này được tiến hành trên cơ sở đối chiếu các công nợ, rà soát lại các chứng từ. Công ty cam kết là sẽ trả hết nợ cho nông dân”, ông Lê nói.
Hiện các chủ nợ là các ngân hàng, tổ chức kinh tế đã đồng ý khoanh nợ, giảm lãi, miễn lãi đối với các khoản nợ của Bianfishco trong khoảng thời gian ba năm nhằm sớm đưa công ty đi vào hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. Đối với một số chủ nợ lớn như BIDV, VDB sẽ đàm phán để chuyển nợ thành vốn góp khi Bianfishco tăng vốn điều lệ.
Trước thông tin trên, luật sư đại diện quyền lợi của các hộ dân mà Bianfishco chưa trả được nợ nêu yêu cầu cần phải có văn bản cam kết cụ thể, lộ trình cụ thể. Các hộ dân mong muốn được trả 30% trước thời điểm 30/8/2012, phần còn lại trả hết trước 30/9/2012. Ngoài ra, việc trả nợ cần bao gồm lãi theo quy định của pháp luật, bởi vốn của các hộ dân chủ yếu là vay ngân hàng và vẫn phải chịu lãi.
Phát biểu tại buổi họp báo, chủ một hộ dân nói thêm: “Điều đầu tiên, thay mặt bà con bán cá cho Bianfishco, chúng tôi thấy là yên tâm. Trước sau gì Bianfishco cũng được tái cấu trúc theo chỉ đạo của trung ương và chính quyền địa phương. Khi tái cấu trúc rồi, có lộ trình thanh toán nợ cho nông dân. Tuy nhiên quy trình vẫn phải làm theo đúng quy định của pháp luật, dù hiện nay nợ nần của chúng tôi người ta đến nhà đòi, nói nặng nói nhẹ, thậm chí người ta đe dọa.
Mong muốn của chúng tôi làm sao có nguồn tiền trả nợ càng sớm càng tốt. Chúng tôi nuôi cá toàn bộ nguồn vốn là đi vay hết, phải chịu lãi suất hết. Sau khi trả nợ gốc rồi, chúng tôi đề nghị DATC phối hợp với SHB tính toán để trả lãi theo đúng luật pháp, bởi vì không ai xóa lãi vay cho chúng tôi hết”.
Về khoản lãi trả cho nợ gốc, ông Phạm Thanh Quang, Tổng giám đốc DATC cho rằng, thực tế doanh nghiệp hiện nay đã lỗ quá rồi, thu được nợ gốc đã là tốt. Thậm chí việc trả nợ gốc cũng phức tạp và đòi hỏi các quy trình, thủ tục đúng quy định.
“Tất cả các kế hoạch đặt ra với Bianfishco hiện nay là dự kiến, chỉ có lỗ của công ty là thực. Lỗ của Bianfishco là khoảng 1.000 tỷ đồng, còn theo đánh giá của chúng tôi lỗ còn trên 1.000 tỷ đồng”, ông Quang nói.
Tuy nhiên, Tổng giám đốc DATC tin tưởng là quá trình tái cấu trúc Bianfishco sẽ sớm được triển khai, dù các bên sẽ còn phải ngồi lại đàm phán, thảo luận với nhau nhiều nữa. Ông cho biết ngay từ tháng 9 tới, Bianfishco sẽ có tiền để trả cho các hộ dân, có tiền để mua nguyên liệu để tổ chức sản xuất trở lại; những khoản tiền đó cũng là đều đi vay.
“Chúng tôi tham gia vào Bianfishco đầu tiên là vì người nuôi cá tra, vì con cá tra mà Việt Nam có lợi thế nuôi trồng riêng có”, ông Quang nói thêm.
Về phía SHB, trả lời đề nghị trên của các hộ dân, ông Nguyễn Văn Lê cho biết: “Trước mắt Bianfishco sẽ trả 30% nợ cho các hộ dân, sau đó sẽ thỏa thuận phương án và lộ trình trả nợ cụ thể với từng hộ. Tôi xin khẳng định là sẽ thanh toán toàn bộ số nợ của các hộ dân trong năm 2012”.
“Người nông dân cũng phải vay tiền của ngân hàng để nuôi cá. Chúng tôi sẽ giải quyết trên cơ sở hài hòa lợi ích, với thực trạng khó khăn của công ty hiện nay, cũng như sự khó khăn của người nông dân trong thời gian qua. Chúng tôi sẽ mời từng hộ đến đối chiếu, thỏa thuận phương án trả nợ gốc, trả lãi của từng hộ trên cơ sở thời hạn nợ sao cho hài hòa lợi ích hai bên phù hợp tình hình của công ty và sự khó khăn của các hộ dân”, ông Lê cho biết thêm.
Về định hướng sắp tới, theo ông Lê, SHB với tư cách là cổ đông lớn sẽ chủ trì tái cấu trúc toàn bộ hoạt động của Bianfishco; trước tiên là cử nhân sự tham gia vào điều hành hoạt động. Ngoài việc cơ cấu lại nợ vay của các ngân hàng, cũng như xem xét đầu ra xuất khẩu của công ty, SHB sẽ xem xét cho vay để công ty tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm cho hơn 5.000 lao động.
“Tôi tin rằng, với thương hiệu của Bianfishco và các hợp đồng đầu ra đã có sẵn, SHB sẽ thẩm định để cho vay vốn lưu động, để thu mua nguyên liệu, có sản phẩm xuất khẩu. Dòng tiền xuất khẩu sẽ chuyển thanh toán qua SHB, chúng tôi quản lý dòng tiền ra - vào của công ty. Sau khi công ty hoạt động ổn định, chúng tôi sẽ họp hội đồng quản trị để tính phương án tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.200 tỷ đồng, tổ chức đại hội đồng cổ đông để thông qua.
Chúng tôi tin tưởng rằng, với tiềm năng của ngành thủy sản Việt Nam, cũng như kinh nghiệm tái cấu trúc của DATC và SHB, trong thời gian tới Bianfishco sẽ là một trong những công ty lớn của ngành thủy sản Việt Nam. Trong năm 2013 tới Bianfishco sẽ hoạt động hiệu quả trở lại; trong ba năm tới chúng tôi dự kiến sẽ niêm yết cổ phiếu công ty này trên thị trường chứng khoán”, Tổng giám đốc SHB dự tính.
Đây là thông tin chính từ lãnh đạo Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng DATC, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đưa ra tại buổi họp báo sáng nay (25/8), về việc công bố giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới của Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) do Sở Kế hoạch và Đầu tư Cần Thơ cấp.
Buổi họp báo trên được thông báo diễn ra từ 9h, song phải đến gần 11h mới có thể tiến hành do ban tổ chức phải chờ để có được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới chính thức “trình” tại buổi họp.
Ông Trần Văn Trí, Tổng giám đốc Bianfishco, giải thích rằng, do có một số rào cản, hết đơn vị này ngăn cản rồi đến đơn vị khác, nên việc đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận cuối cùng bị kéo dài như vậy.
Đi cùng với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, SHB chính thức nắm 50% cổ phần của Bianfishco (qua kế thừa sở hữu trước đó của Habubank - vừa sáp nhập vào SHB, qua ủy quyền của cổ đông khác). 48% tỷ lệ sở hữu hiện thuộc về 103 cổ đông khác.
Tâm điểm của buổi họp báo là sự quan tâm về khả năng của Bianfishco sau bước ngoặt mới, từ triển vọng tái cấu trúc với sự tham gia của SHB.
Ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB, cho biết ngay từ ngày hôm nay ngân hàng này sẽ cử người vào tham gia điều hành, triển khai hoạt động của Bianfishco, cũng như bắt tay vào việc thu xếp vốn để Bianfishco sớm trả nợ cho các hộ dân; trước mắt là 30% trong tháng 9/2012 và sau đó sẽ thỏa thuận cụ thể lộ trình, phương án xử lý với từng chủ nợ.
“Việc trả nợ này được tiến hành trên cơ sở đối chiếu các công nợ, rà soát lại các chứng từ. Công ty cam kết là sẽ trả hết nợ cho nông dân”, ông Lê nói.
Hiện các chủ nợ là các ngân hàng, tổ chức kinh tế đã đồng ý khoanh nợ, giảm lãi, miễn lãi đối với các khoản nợ của Bianfishco trong khoảng thời gian ba năm nhằm sớm đưa công ty đi vào hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. Đối với một số chủ nợ lớn như BIDV, VDB sẽ đàm phán để chuyển nợ thành vốn góp khi Bianfishco tăng vốn điều lệ.
Trước thông tin trên, luật sư đại diện quyền lợi của các hộ dân mà Bianfishco chưa trả được nợ nêu yêu cầu cần phải có văn bản cam kết cụ thể, lộ trình cụ thể. Các hộ dân mong muốn được trả 30% trước thời điểm 30/8/2012, phần còn lại trả hết trước 30/9/2012. Ngoài ra, việc trả nợ cần bao gồm lãi theo quy định của pháp luật, bởi vốn của các hộ dân chủ yếu là vay ngân hàng và vẫn phải chịu lãi.
Phát biểu tại buổi họp báo, chủ một hộ dân nói thêm: “Điều đầu tiên, thay mặt bà con bán cá cho Bianfishco, chúng tôi thấy là yên tâm. Trước sau gì Bianfishco cũng được tái cấu trúc theo chỉ đạo của trung ương và chính quyền địa phương. Khi tái cấu trúc rồi, có lộ trình thanh toán nợ cho nông dân. Tuy nhiên quy trình vẫn phải làm theo đúng quy định của pháp luật, dù hiện nay nợ nần của chúng tôi người ta đến nhà đòi, nói nặng nói nhẹ, thậm chí người ta đe dọa.
Mong muốn của chúng tôi làm sao có nguồn tiền trả nợ càng sớm càng tốt. Chúng tôi nuôi cá toàn bộ nguồn vốn là đi vay hết, phải chịu lãi suất hết. Sau khi trả nợ gốc rồi, chúng tôi đề nghị DATC phối hợp với SHB tính toán để trả lãi theo đúng luật pháp, bởi vì không ai xóa lãi vay cho chúng tôi hết”.
Về khoản lãi trả cho nợ gốc, ông Phạm Thanh Quang, Tổng giám đốc DATC cho rằng, thực tế doanh nghiệp hiện nay đã lỗ quá rồi, thu được nợ gốc đã là tốt. Thậm chí việc trả nợ gốc cũng phức tạp và đòi hỏi các quy trình, thủ tục đúng quy định.
“Tất cả các kế hoạch đặt ra với Bianfishco hiện nay là dự kiến, chỉ có lỗ của công ty là thực. Lỗ của Bianfishco là khoảng 1.000 tỷ đồng, còn theo đánh giá của chúng tôi lỗ còn trên 1.000 tỷ đồng”, ông Quang nói.
Tuy nhiên, Tổng giám đốc DATC tin tưởng là quá trình tái cấu trúc Bianfishco sẽ sớm được triển khai, dù các bên sẽ còn phải ngồi lại đàm phán, thảo luận với nhau nhiều nữa. Ông cho biết ngay từ tháng 9 tới, Bianfishco sẽ có tiền để trả cho các hộ dân, có tiền để mua nguyên liệu để tổ chức sản xuất trở lại; những khoản tiền đó cũng là đều đi vay.
“Chúng tôi tham gia vào Bianfishco đầu tiên là vì người nuôi cá tra, vì con cá tra mà Việt Nam có lợi thế nuôi trồng riêng có”, ông Quang nói thêm.
Về phía SHB, trả lời đề nghị trên của các hộ dân, ông Nguyễn Văn Lê cho biết: “Trước mắt Bianfishco sẽ trả 30% nợ cho các hộ dân, sau đó sẽ thỏa thuận phương án và lộ trình trả nợ cụ thể với từng hộ. Tôi xin khẳng định là sẽ thanh toán toàn bộ số nợ của các hộ dân trong năm 2012”.
“Người nông dân cũng phải vay tiền của ngân hàng để nuôi cá. Chúng tôi sẽ giải quyết trên cơ sở hài hòa lợi ích, với thực trạng khó khăn của công ty hiện nay, cũng như sự khó khăn của người nông dân trong thời gian qua. Chúng tôi sẽ mời từng hộ đến đối chiếu, thỏa thuận phương án trả nợ gốc, trả lãi của từng hộ trên cơ sở thời hạn nợ sao cho hài hòa lợi ích hai bên phù hợp tình hình của công ty và sự khó khăn của các hộ dân”, ông Lê cho biết thêm.
Về định hướng sắp tới, theo ông Lê, SHB với tư cách là cổ đông lớn sẽ chủ trì tái cấu trúc toàn bộ hoạt động của Bianfishco; trước tiên là cử nhân sự tham gia vào điều hành hoạt động. Ngoài việc cơ cấu lại nợ vay của các ngân hàng, cũng như xem xét đầu ra xuất khẩu của công ty, SHB sẽ xem xét cho vay để công ty tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm cho hơn 5.000 lao động.
“Tôi tin rằng, với thương hiệu của Bianfishco và các hợp đồng đầu ra đã có sẵn, SHB sẽ thẩm định để cho vay vốn lưu động, để thu mua nguyên liệu, có sản phẩm xuất khẩu. Dòng tiền xuất khẩu sẽ chuyển thanh toán qua SHB, chúng tôi quản lý dòng tiền ra - vào của công ty. Sau khi công ty hoạt động ổn định, chúng tôi sẽ họp hội đồng quản trị để tính phương án tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.200 tỷ đồng, tổ chức đại hội đồng cổ đông để thông qua.
Chúng tôi tin tưởng rằng, với tiềm năng của ngành thủy sản Việt Nam, cũng như kinh nghiệm tái cấu trúc của DATC và SHB, trong thời gian tới Bianfishco sẽ là một trong những công ty lớn của ngành thủy sản Việt Nam. Trong năm 2013 tới Bianfishco sẽ hoạt động hiệu quả trở lại; trong ba năm tới chúng tôi dự kiến sẽ niêm yết cổ phiếu công ty này trên thị trường chứng khoán”, Tổng giám đốc SHB dự tính.