Nỗi khổ của nông dân Mỹ
Cách đây một năm, hoạt động xuất khẩu nông sản của nước Mỹ tưởng chừng như không thể tốt đẹp hơn
Cách đây một năm, hoạt động xuất khẩu nông sản của nước Mỹ tưởng chừng như không thể tốt đẹp hơn.
Ngành chăn nuôi gia súc ở Trung Quốc và các nước đang phát triển khác dựa vào ngô nhập khẩu từ Mỹ. Ngoài ra, một lượng thực phẩm khổng lồ từ Mỹ cũng được các quốc gia này nhập về để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ gia tăng mạnh. Tình hình hạn hán ở Australia gây tình trạng thiếu nguồn cung lúa mỳ trên thị trường thế giới. Giá các sản phẩm sữa cũng không ngừng leo thang trên phạm vi toàn cầu.
Nhưng tới nay, tất cả đã thay đổi.
Lúc này, các nước đang phát triển đã giảm tốc độ nhập khẩu thực phẩm. Tình hình sản xuất lúa mỳ ở Australia đã khởi sắc nhờ có đủ mưa. Giá các sản phẩm sữa đang trượt giảm. Đồng USD mạnh lên trong những tháng gần đây khiến hàng nông sản xuất khẩu của Mỹ giảm đi phần nhiều sức cạnh tranh.
Tình thế đảo ngược
“Tình hình đã thay đổi quá nhanh chỉ trong vòng có 12 tháng trời. Giá phần lớn các loại hàng hóa đã giảm 40-50% từ mức đỉnh ở giữa năm ngoái. Suy thoái kinh toàn cầu đã ảnh hưởng tới hầu hết mọi thị trường”, kinh tế gia trưởng Joseph Glauber của Bộ Nông nghiệp Mỹ phát biểu trong một phiên điều trần mới đây trước Quốc hội nước này.
Gần đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo, kim ngạch xuất khẩu nông sản - bộ phận chiếm khoảng 20% giá trị sản xuất nông nghiệp của Mỹ - sẽ giảm xuống mức 96 tỷ USD trong năm nay, từ mức 117 tỷ USD trong năm 2008, ngang với mức sụt giảm thời gian qua của hoạt động xuất khẩu nói chung của nước này.
Tuy nhiên, sự xuống dốc này diễn ra nghiêm trọng hơn cả ở các sản phẩm ngô và lúa mỳ, hai sản phẩm chính của ngành nông nghiệp Mỹ. Chính phủ nước này và các nhà kinh tế cho rằng, tình trạng sụt giảm xuất khẩu trên có thể trực tiếp khiến ngành nông nghiệp nước này mất đi 45.000 việc làm.
Sự lao dốc của xuất khẩu nông sản Mỹ thời gian qua không được chú ý nhiều do thị trường dành sự quan tâm nhiều hơn tới những thông tinh kinh tế xấu khác. Vả lại, tình hình ngành nông nghiệp Mỹ vẫn không đến nỗi nào xét trong tương quan với các ngành khác. Đất nông nghiệp ở nước này vẫn tương đối giữ giá.
Bên cạnh đó, giá của các mặt hàng nông sản tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao nếu so sánh với ở các thời kỳ trước. Mặt khác, sau nhiều năm hưởng mức giá hấp dẫn, tình hình tài chính của nông dân Mỹ là tốt.
Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ và các nhà kinh tế học về nông nghiệp lo ngại rằng, nếu kinh tế thế giới không phục hồi sớm nhất vào năm tới, giá hàng nông sản và thu nhập của nông dân có thể giảm mạnh, rồi dẫn tới sự sụt giảm của giá đất nông nghiệp.
Một báo cáo gần đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho hay, thu nhập của nông dân Mỹ có thể giảm về mức 66 tỷ USD trong năm nay, từ mức kỷ lục 89 tỷ USD trong năm ngoái. Nhiều khả năng, thu nhập này có thể giảm về mức 60 tỷ USD, tương đương mức giảm 33%, khi chạm đáy trong lần suy thoái này.
Lương thực - thực phẩm vẫn đang là mặt hàng được tiêu thụ mạnh ở Mỹ, nhất là khi giá cả tại các cửa hàng thực phẩm đã giảm xuống như hiện nay. Tuy vậy, đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy nhu cầu thực phẩm và nhu cầu các loại hàng hóa nông sản cho sản xuất công nghiệp đang diễn biến theo chiều hướng đi xuống ở các nền kinh tế đang phát triển như Đài Loan, Malaysia, Mexico và Ai Cập.
Từ tình trạng thiếu hụt nguồn cung ở năm ngoái, thị trường nông sản bất ngờ chuyển sang trạng thái dư thừa. Đặc biết, giá lúa mỳ giảm mạnh nhất, do được mùa ở Australia, Morocco, Ấn Độ, Mexico và Bangladesh.
Trong những tháng gần đây, lượng gạo xuất khẩu của Mỹ đã giảm 10%, lúa mỳ giảm hơn 30%, ngô giảm hơn 40%, và lúa miến giảm hơn 60%.
Rào cản từ tỷ giá USD
Ông Harlan Klein, một nông dân trồng lúa mỳ, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Lúa mỳ Bắc Dakota, cho hay, sự sụt giảm xuất khẩu nông sản đã buộc ông phải thận trọng hơn khi mua phân bón, hạt giống, xăng dầu và thiết bị. “Chúng tôi chỉ mua những gì thực sự cần dùng. Đây không phải là điều tốt. Tình hình xuất khẩu đang ảnh hưởng mạnh tới thị trường”, ông nói.
Nhiều nông dân Mỹ đang phản ứng trước thực trạng này bằng cách giảm diện tích sản xuất. Ở Oklahoma, bang xuất khẩu khoảng 2/3 sản lượng lúa mỳ, nông dân hoặc bỏ mặc một phần đất, hoặc chỉ trồng lúa mỳ hoặc lúa mạch đen cho gia súc ăn.
“Nông dân không còn có lợi nhuận nữa”, nhà kinh tế học Kim Anderson chuyên về thị trường ngũ cốc tại Đại học Oklahoma, nhận xét. Ông Anderson cũng cho biết, nông dân Mỹ cũng đang phải mua phân bón với mức giá cao. “Mùa lúa mỳ năm 2008 gần như là một mùa lúa trăm năm có một, vừa có năng suất cao, vừa có giá cao. Mùa lúa năm 2009 diễn ra gần như ngược lại hoàn toàn”, ông nói.
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo, diện tích trồng lúa mỳ và bông của nước này năm nay sẽ giảm 7% so với năm ngoái, trong khi diện tích trồng ngô sẽ giảm 1%. Nông dân trồng ngô ở Mỹ dù sao cũng còn may vì Chính phủ nước này đang thúc đẩy việc sử dụng ngô cho việc sản xuất nhiên liệu ethanol. Sản lượng thịt lợn, gia súc và thịt gà cũng được dự báo sẽ giảm, chủ yếu do giảm xuất khẩu.
Tác động của kinh tế toàn cầu đi xuống đối với nông dân Mỹ còn trở nên nặng nề thêm ở chỗ, nhu cầu tiêu thụ lương thực-thực phẩm của thế giới giảm đồng nghĩa với giá hàng nông sản tiêu thụ tại thị trường Mỹ cũng phải giảm theo.
Thiệt hại này xem ra mỗi lúc một tăng, nhất là nếu như tỷ giá đồng USD tiếp tục duy trì ở ngưỡng cao trong mấy tháng gần đây. Cách đây 1 năm, 1 Euro đổi được khoảng 1,6 USD, nhưng nay chỉ bằng 1,32 USD. Một đồng Bảng Anh cuối năm 2007 bằng 2 USD, nhưng tới nay chỉ đổi được 1,47 USD.
Kim ngạch xuất khẩu ngô của Mỹ trong thời gian từ tháng 10/2008 tới tháng 1/2009 đã giảm 26% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời khối lượng xuất khẩu giảm tới 41%. Thực tế này là do tỷ giá đồng USD yếu hơn ở cuối năm 2007 cộng với nhu cầu cao trên thị trường thế giới khi đó đã đẩy giá ngô tăng cao. Còn ở thời điểm hiện nay, tỷ giá USD mạnh lên, cùng với nhu cầu thị trường đi xuống, khiến giá ngô giảm, và lượng xuất khẩu thậm chí còn giảm mạnh hơn.
“Sự sụt giảm lượng ngô xuất khẩu có thể tăng tốc trong những tháng mùa xuân và mùa hè năm nay do đồng USD tiếp tục mạnh và sức mua suy yếu của các đồng ngoại tệ”, nhà kinh tế David Swenson thuộc Đại học Iowa nói. “Phần lớn nông dân đang sẵn sàng chờ đón một năm trái ngược hoàn toàn với những khoản lợi nhuận tuyệt vời mà họ có được ở hai năm trước”, chuyên gia này phát biểu.
(Theo New York Times)
Ngành chăn nuôi gia súc ở Trung Quốc và các nước đang phát triển khác dựa vào ngô nhập khẩu từ Mỹ. Ngoài ra, một lượng thực phẩm khổng lồ từ Mỹ cũng được các quốc gia này nhập về để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ gia tăng mạnh. Tình hình hạn hán ở Australia gây tình trạng thiếu nguồn cung lúa mỳ trên thị trường thế giới. Giá các sản phẩm sữa cũng không ngừng leo thang trên phạm vi toàn cầu.
Nhưng tới nay, tất cả đã thay đổi.
Lúc này, các nước đang phát triển đã giảm tốc độ nhập khẩu thực phẩm. Tình hình sản xuất lúa mỳ ở Australia đã khởi sắc nhờ có đủ mưa. Giá các sản phẩm sữa đang trượt giảm. Đồng USD mạnh lên trong những tháng gần đây khiến hàng nông sản xuất khẩu của Mỹ giảm đi phần nhiều sức cạnh tranh.
Tình thế đảo ngược
“Tình hình đã thay đổi quá nhanh chỉ trong vòng có 12 tháng trời. Giá phần lớn các loại hàng hóa đã giảm 40-50% từ mức đỉnh ở giữa năm ngoái. Suy thoái kinh toàn cầu đã ảnh hưởng tới hầu hết mọi thị trường”, kinh tế gia trưởng Joseph Glauber của Bộ Nông nghiệp Mỹ phát biểu trong một phiên điều trần mới đây trước Quốc hội nước này.
Gần đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo, kim ngạch xuất khẩu nông sản - bộ phận chiếm khoảng 20% giá trị sản xuất nông nghiệp của Mỹ - sẽ giảm xuống mức 96 tỷ USD trong năm nay, từ mức 117 tỷ USD trong năm 2008, ngang với mức sụt giảm thời gian qua của hoạt động xuất khẩu nói chung của nước này.
Tuy nhiên, sự xuống dốc này diễn ra nghiêm trọng hơn cả ở các sản phẩm ngô và lúa mỳ, hai sản phẩm chính của ngành nông nghiệp Mỹ. Chính phủ nước này và các nhà kinh tế cho rằng, tình trạng sụt giảm xuất khẩu trên có thể trực tiếp khiến ngành nông nghiệp nước này mất đi 45.000 việc làm.
Sự lao dốc của xuất khẩu nông sản Mỹ thời gian qua không được chú ý nhiều do thị trường dành sự quan tâm nhiều hơn tới những thông tinh kinh tế xấu khác. Vả lại, tình hình ngành nông nghiệp Mỹ vẫn không đến nỗi nào xét trong tương quan với các ngành khác. Đất nông nghiệp ở nước này vẫn tương đối giữ giá.
Bên cạnh đó, giá của các mặt hàng nông sản tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao nếu so sánh với ở các thời kỳ trước. Mặt khác, sau nhiều năm hưởng mức giá hấp dẫn, tình hình tài chính của nông dân Mỹ là tốt.
Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ và các nhà kinh tế học về nông nghiệp lo ngại rằng, nếu kinh tế thế giới không phục hồi sớm nhất vào năm tới, giá hàng nông sản và thu nhập của nông dân có thể giảm mạnh, rồi dẫn tới sự sụt giảm của giá đất nông nghiệp.
Một báo cáo gần đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho hay, thu nhập của nông dân Mỹ có thể giảm về mức 66 tỷ USD trong năm nay, từ mức kỷ lục 89 tỷ USD trong năm ngoái. Nhiều khả năng, thu nhập này có thể giảm về mức 60 tỷ USD, tương đương mức giảm 33%, khi chạm đáy trong lần suy thoái này.
Lương thực - thực phẩm vẫn đang là mặt hàng được tiêu thụ mạnh ở Mỹ, nhất là khi giá cả tại các cửa hàng thực phẩm đã giảm xuống như hiện nay. Tuy vậy, đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy nhu cầu thực phẩm và nhu cầu các loại hàng hóa nông sản cho sản xuất công nghiệp đang diễn biến theo chiều hướng đi xuống ở các nền kinh tế đang phát triển như Đài Loan, Malaysia, Mexico và Ai Cập.
Từ tình trạng thiếu hụt nguồn cung ở năm ngoái, thị trường nông sản bất ngờ chuyển sang trạng thái dư thừa. Đặc biết, giá lúa mỳ giảm mạnh nhất, do được mùa ở Australia, Morocco, Ấn Độ, Mexico và Bangladesh.
Trong những tháng gần đây, lượng gạo xuất khẩu của Mỹ đã giảm 10%, lúa mỳ giảm hơn 30%, ngô giảm hơn 40%, và lúa miến giảm hơn 60%.
Rào cản từ tỷ giá USD
Ông Harlan Klein, một nông dân trồng lúa mỳ, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Lúa mỳ Bắc Dakota, cho hay, sự sụt giảm xuất khẩu nông sản đã buộc ông phải thận trọng hơn khi mua phân bón, hạt giống, xăng dầu và thiết bị. “Chúng tôi chỉ mua những gì thực sự cần dùng. Đây không phải là điều tốt. Tình hình xuất khẩu đang ảnh hưởng mạnh tới thị trường”, ông nói.
Nhiều nông dân Mỹ đang phản ứng trước thực trạng này bằng cách giảm diện tích sản xuất. Ở Oklahoma, bang xuất khẩu khoảng 2/3 sản lượng lúa mỳ, nông dân hoặc bỏ mặc một phần đất, hoặc chỉ trồng lúa mỳ hoặc lúa mạch đen cho gia súc ăn.
“Nông dân không còn có lợi nhuận nữa”, nhà kinh tế học Kim Anderson chuyên về thị trường ngũ cốc tại Đại học Oklahoma, nhận xét. Ông Anderson cũng cho biết, nông dân Mỹ cũng đang phải mua phân bón với mức giá cao. “Mùa lúa mỳ năm 2008 gần như là một mùa lúa trăm năm có một, vừa có năng suất cao, vừa có giá cao. Mùa lúa năm 2009 diễn ra gần như ngược lại hoàn toàn”, ông nói.
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo, diện tích trồng lúa mỳ và bông của nước này năm nay sẽ giảm 7% so với năm ngoái, trong khi diện tích trồng ngô sẽ giảm 1%. Nông dân trồng ngô ở Mỹ dù sao cũng còn may vì Chính phủ nước này đang thúc đẩy việc sử dụng ngô cho việc sản xuất nhiên liệu ethanol. Sản lượng thịt lợn, gia súc và thịt gà cũng được dự báo sẽ giảm, chủ yếu do giảm xuất khẩu.
Tác động của kinh tế toàn cầu đi xuống đối với nông dân Mỹ còn trở nên nặng nề thêm ở chỗ, nhu cầu tiêu thụ lương thực-thực phẩm của thế giới giảm đồng nghĩa với giá hàng nông sản tiêu thụ tại thị trường Mỹ cũng phải giảm theo.
Thiệt hại này xem ra mỗi lúc một tăng, nhất là nếu như tỷ giá đồng USD tiếp tục duy trì ở ngưỡng cao trong mấy tháng gần đây. Cách đây 1 năm, 1 Euro đổi được khoảng 1,6 USD, nhưng nay chỉ bằng 1,32 USD. Một đồng Bảng Anh cuối năm 2007 bằng 2 USD, nhưng tới nay chỉ đổi được 1,47 USD.
Kim ngạch xuất khẩu ngô của Mỹ trong thời gian từ tháng 10/2008 tới tháng 1/2009 đã giảm 26% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời khối lượng xuất khẩu giảm tới 41%. Thực tế này là do tỷ giá đồng USD yếu hơn ở cuối năm 2007 cộng với nhu cầu cao trên thị trường thế giới khi đó đã đẩy giá ngô tăng cao. Còn ở thời điểm hiện nay, tỷ giá USD mạnh lên, cùng với nhu cầu thị trường đi xuống, khiến giá ngô giảm, và lượng xuất khẩu thậm chí còn giảm mạnh hơn.
“Sự sụt giảm lượng ngô xuất khẩu có thể tăng tốc trong những tháng mùa xuân và mùa hè năm nay do đồng USD tiếp tục mạnh và sức mua suy yếu của các đồng ngoại tệ”, nhà kinh tế David Swenson thuộc Đại học Iowa nói. “Phần lớn nông dân đang sẵn sàng chờ đón một năm trái ngược hoàn toàn với những khoản lợi nhuận tuyệt vời mà họ có được ở hai năm trước”, chuyên gia này phát biểu.
(Theo New York Times)