Nỗi khổ mang tên “đường sắt cao tốc” ở Trung Quốc
Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, nhiều người dân Trung Quốc đã chờ dài cổ để mua vé tàu thường, trong lúc tàu cao tốc ế ẩm
Trung Quốc đang tăng cường chào bán công nghệ tàu cao tốc ra thế giới, trong khi dịch vụ này lại bỏ quên hàng triệu người nghèo trong nước và dân tình thì kêu trời vì "bị đi tàu cao tốc". Dưới đây là tổng hợp hai bài viết của hãng thông tấn AFP và mạng tin Sina về tính hai mặt của hệ thống đường sắt cao tốc ở Trung Quốc.
Quê nhà, đó là nơi trong giấc mơ chúng ta thường gặp, một nơi dừng chân ấm áp, nơi trở về sau những ngày tha hương kiếm sống. Về quê ăn Tết từ lâu đã trở thành một nét văn hóa của người dân Trung Quốc, nhưng nhiều năm nay, đường về quê ngày càng trở nên gian nan và xa ngái…
Hàng năm, vào dịp Tết Nguyên đán, khoảng 230 triệu lao động Trung Quốc từ các thành phố, khu công nghiệp đổ về các miền quê ăn tết và tuyệt đại đa số đều đi tàu hỏa. Để mua được vé tàu là chuyện không hề đơn giản, có người phải xếp hàng chầu trực hai ba ngày, hoặc ngủ luôn tại nhà ga. Cái Tết vừa qua cũng vậy.
Gian nan mua vé tàu thường
Ngay bên dưới cửa bán vé nhà ga Bắc Kinh Tây, Tiểu Tỉnh đang nằm ngủ trên một mảnh chăn nhỏ cô mang từ nhà đi. Cô mặc một chiếc áo lông màu tím sáng, đội sùm sụp trên đầu một chiếc mũ len hai màu đỏ trắng, nhưng môi cô vẫn có vẻ nhợt nhạt.
“Tôi đã đến đây trước một ngày, nên giờ xếp đầu hàng”, Tiểu Tỉnh nói. Cô muốn mua một tấm vé đi Nại Hà, tỉnh Hắc Long Giang ngày 30/1. 9 giờ sáng ngày 26, nhà ga bắt đầu bán vé, nhưng cô đã tới xếp hàng từ ngày 25, để được đứng đầu cả một “hàng dài dằng dặc” những người chờ mua vé.
Quê nhà của Tiểu Tỉnh là một thôn nhỏ ở Nại Hà, tỉnh Hắc Long Giang. Năm nay, cô 28 tuổi. Tiểu Tỉnh đã đến Bắc Kinh được 7, 8 năm nay và hiện bán điện thoại cho một công ty tư nhân, thu nhập mỗi tháng khoảng 3.000 Nhân dân tệ. Chồng cô, anh Vương Xuyên, là người cùng quê, bán quảng cáo cho Baidu.
Năm 2005, sau khi sinh con, hai vợ chồng cô về quê nghỉ một thời gian, nhưng vì thu nhập kém nên lại quay lại Bắc Kinh để kiếm sống. Hai năm nay, Tiểu Tỉnh chưa về nhà lần nào. Năm nay, cô gom góp một chút tiền, dự định mua ít quà tết về quê thăm người thân. “Bình thường không có thời gian, cũng không đi được”, cô nói.
Tết Nguyên đán năm 2011 ở Trung Quốc bắt đầu từ ngày 19/1. Trong suốt 40 ngày sau đó, cả đất nước Trung Quốc, trong đó có khoảng 150 triệu nông dân ra thành phố kiếm tiền như Tiểu Tỉnh, muốn về quê, nhiều hơn 3 lần tổng số người từ châu Âu di dân sang Mỹ trong 100 năm.
Các nhà ga xe lửa trong thời gian này luôn là nơi tập trung đông người nhất. Con đường đối diện nhà ga Bắc Kinh Tây, cả một đoàn người bán xúc xích, bánh nướng, quẩy rán. Một người bán hàng cho hay, kinh doanh dịp này đắt hàng gấp 3 lần so với bình thường. Ở một góc khác, một phụ nữ trung niên đang bán ghế. Tết nào, bà cũng ra đây bán ghế, mỗi ngày trong dịp cao điểm này, bà có thể bán được 200 chiếc.
Ở phía nam trước cửa nhà ga, những người chờ về quê đứng có, ngồi có, thậm chí là nằm. Một người vô gia cư tỏ ra tức giận vì bị đám đông chiếm mất chỗ ngủ, “nhưng mà thu nhập mùa Tết lại gấp đôi bình thường, vỏ chai vỏ lon cũng tha hồ nhặt”.
Một cặp chị em từ Cam Túc đã có mặt ngày thứ 3 trong đoàn quân chờ mua vé. Người em trai tên Diêu Phong làm công nhân sơn tại Bắc Kinh, còn người chị gái Diêu Lan nấu bếp trong căng tin công ty. Thu nhập của họ mỗi tháng khoảng 4.500 Nhân dân tệ.
Tháng 10 năm ngoái, Phong mới lên chức bố, nhưng anh lại chưa từng thấy mặt con, chỉ có một tấm ảnh trong máy điện thoại do vợ ở quê gửi cho. Anh muốn chóng về quê để đặt tên cho con, đó cũng là động lực chính để anh cố chờ mua vé.
Từ Bắc Kinh về quê Phong, đi tàu hết hơn 30 tiếng. Ngoài xe lửa, anh còn phải chuyển ôtô vài lần. Có rất nhiều con phe đã gạ gẫm Phong. Có kẻ còn bảo, chỉ cần tới một khách sạn phía nam nhà ga, bỏ ra 200 Nhân dân tệ ngủ một đêm, rồi thêm 100 Nhân dân tệ phí giữ chỗ, thì có thể mua được vé tàu đi bất cứ đâu. Diêu Phong không tin, anh sợ bị lừa, nhưng quan trọng nhất là “thêm những 300 Nhân dân tệ thì quá đắt, không chịu nổi”.
Lý Phong quê ở Giang Tây đã xếp hàng suốt một ngày, nhưng đúng lúc anh chuẩn bị bỏ cuộc, thì mua được một tấm vé. Phong làm công nhân hàn cho một xưởng thép, thu nhập mỗi tháng khoảng 3.000 Nhân dân tệ. Đây là lần đầu tiên, anh tới Bắc Kinh kiếm sống, hơn một năm nay, anh chưa về nhà lần nào. Lần này, trước khi về quê, anh đã bỏ hơn 300 Nhân dân tệ để mua quà, còn “xả láng” bỏ tiền đi tàu điện ngầm tới Thiên An Môn, chụp một bức ảnh hết 10 Nhân dân tệ để mang về cho con gái và kể chuyện Bắc Kinh cho cô bé.
Nhưng không phải ai cũng may mắn mua được vé như Lý Phong. Tiểu Tỉnh cho biết, nếu không xếp được hàng, cô sẽ mua vé giá cao, nhưng cao nhất thì cũng chỉ thêm được 100 Nhân dân tệ là cùng. Nếu không thì chờ đầu năm về vậy.
Một số người khác chấp nhận mua vé xe khách đường dài hoặc rủ nhau thuê xe về quê, nhưng nỗi lo tai nạn giao thông cứ canh cánh, nếu lỡ chẳng may có chuyện gì, khéo mất cả mạng.
Hôm 21/1, một chiếc xe khách từ Quảng Đông tới Quý Châu đã bị lật trên tuyến cao tốc Quý Dương-Hoàn Thành, làm 7 người chết, 25 người khác bị thương. Khách trên xe phần lớn là người Quý Châu tới Quảng Đông làm thuê. Năm nào cũng có đầy những thảm kịch như vậy.
Trong lúc những người như Tiểu Tỉnh chờ suốt đêm để mua vé, Phó bí thư đảng ủy nhà ga Bắc Kinh Tây, anh Tống Kiến Quốc, cũng bận rộn suốt mấy ngày nay. Đứng trong phòng chờ, anh cầm chặt cái loa, thi thoảng lại gào lên “tách ra, không tụ tập, cẩn thận hành lý”.
10 phút sau, về phòng làm việc, anh không ngừng uống nước, ngậm kẹo ho nhưng tiếng nói vẫn đùng đục. Từ tháng 11 năm ngoái, nhà ga Bắc Kinh Tây đã chuẩn bị cho dịp Tết, Kiến Quốc cũng giảm bớt lần về nhà. Còn những ngày này, thì anh ở hẳn cơ quan. “Tết đối với chúng tôi mà nói, cũng là một trận chiến”.
Ê hề vé tàu cao tốc
Trong lúc người dân đang vật nài để mua được một tấm vé tàu thường về quê, thì Trung Quốc còn có một lựa chọn khác. Đó là đi tàu cao tốc, tiện nghi và nhanh hơn. Thế nhưng giá vé lại đắt gấp ba lần vé tàu thường, và chính điều này làm dấy lên những lo ngại là chỉ có người nghèo là tầng lớp bị thiệt thòi nhiều nhất.
Giáo sư Triệu Kiến thuộc Viện Quản lý kinh tế, Đại học Giao thông Bắc Kinh, nhận định tàu cao tốc không phục vụ cho tầng lớp dân có thu nhập trung bình và thấp. Chỉ có người giàu hưởng lợi, cho phép họ có thêm một sự lựa chọn khác khi di chuyển. Ông nhấn mạnh, Trung Quốc xây dựng mạng lưới đường sắt là để thúc đẩy phát triển kinh tế chứ không phải để phục vụ một nhóm dân cư nào đó.
“Tại sao? Vì nó quá đắt. Chi phí xây dựng và vận hành quá cao. Tôi nghĩ người Trung Quốc không kham nổi giá vé. Hiện đường sắt cao tốc đang lỗ nặng”, ông Triệu nói với kênh truyền hình CNN. Theo tờ SCMP, nhiều tàu cao tốc đang vận hành ế chỏng chơ.
Mạng lưới tàu cao tốc Trung Quốc, rộng lớn nhất thế giới, đã phát triển nhanh chóng. Trong năm 2011, Trung Quốc dự tính đầu tư khoảng 106 tỷ USD. Tháng trước, Bộ trưởng Bộ quản lý đường sắt Lưu Chí Quân nói rằng, tổng số chiều dài tuyến đường tàu cao tốc của Trung Quốc có thể lên tới 13.000 km trong năm nay, tăng hơn 50% so với năm ngoái.
Thứ trưởng Bộ Quản lý đường sắt Trung Quốc, ông Vương Chí Quốc, hôm 30/1 cho biết gần 20% hành khách chọn dịch vụ tàu cao tốc trong mùa tết. Tuy nhiên, giới chuyên gia và truyền thông lo ngại người dân buộc phải mua vé tàu cao tốc khi không mua được vé thông thường.
Tân Hoa Xã dẫn lời ông Lưu Vệ Đông cho biết, sau khi chờ 5 giờ mà vẫn trắng tay, vợ chồng ông đành bóp bụng mua 3 vé tàu cao tốc từ Hàng Châu về Nam Xương. Giá vé tàu cao tốc hạng hai cho tuyến này lên tới 199 Nhân dân tệ, trong khi vé thường chỉ có 76 Nhân dân tệ. Chuyến về quê lần này khiến ông mất 400 Nhân dân tệ cho hai vợ chồng.
“Đi tàu cao tốc sẽ rút ngắn nhiều giờ, nhưng tôi thà đứng 40 giờ trên tàu thường. Đối với chúng tôi, 400 Nhân dân tệ là số tiền rất lớn”, ông Lưu than. “Bình thường ra, với số tiền này, anh có thể mua được rất nhiều thứ để ăn Tết”.
Ông cho biết nhiều đồng hương không mua được vé tàu thường và cũng không trả nổi cho vé tàu cao tốc nên đành bỏ ý định về quê ăn tết. “Tàu cao tốc dành cho người giàu, chẳng liên quan gì đến chúng tôi”, ông Lưu nhận định.
Hiện nay, cụm từ "bei gao tie", tức "bị đi tàu cao tốc", đang rất thịnh hành trong dân cư mạng, để mỉa mai tình cảnh buộc phải mua vé tàu đắt vì không mua nổi vé tàu thường. Họ phàn nàn chính phủ chỉ chú trọng phát triển tàu cao tốc, giá vé quá cao so với mức lương người lao động.
Tờ Canadian Press trích dẫn lời Giáo sư Patrick Chovanec, thuộc Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh, cho rằng sự ùn tắc hành khách và nạn khan hiếm vé tàu thường cho thấy, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã tính toán sai lầm.
Đối với người lao động có thu nhập thấp thì tiền bạc quan trọng hơn thời gian. Trong khi giới lãnh đạo thì luôn bị ám ảnh bởi việc phải tạo dựng được hình ảnh về đất nước Trung Hoa hiện đại ở trong và ngoài nước và không tính toán đầy đủ xem công nghệ mới này có phù hợp với hoàn cảnh của đất nước hay không.
Ông Lưu, một nhà nghiên cứu tại Đại học Nam Khai ở Thiên Tân, cho rằng so với xe buýt, máy bay, và tàu hỏa thông thường, tàu cao tốc ít thu hút khách và giá vé vượt quá tầm tay của lao động nhập cư và sinh viên.
“Cho đến nay, hệ thống đường tàu cao tốc không cho thấy dấu hiệu góp phần giảm áp lực lên mạng giao thông trong dịp Tết”, ông Lưu cho hay. Việc xây dựng các đường cao tốc mới và đưa tàu vào sử dụng sẽ gây lãng phí rất lớn về tiền bạc và nguồn lực vì ngay cả trong dịp Tết chúng còn không được sử dụng hết công suất.
Tuy nhiên, theo ông Gerald Ollivier, chuyên gia về cơ sở hạ tầng làm việc cho Ngân hàng Thế giới tại Trung Quốc thì nhờ có tàu cao tốc, một bộ phận dân chúng sẽ sử dụng phương tiện này, qua đó, bớt đi lượng khách ở tàu bình thường. Nói một cách khác, tàu cao tốc chủ yếu làm tăng thêm khả năng lựa chọn phương tiện vận tải cho người dân.
Để đánh giá sự cần thiết của tàu cao tốc, thì nên xem xét số lượng hành khách vào các dịp cao điểm như lễ hội, Tết Nguyên đán. Nếu đông khách thì có nghĩa là dự án đã đáp ứng được nhu cầu vận tải.
Quê nhà, đó là nơi trong giấc mơ chúng ta thường gặp, một nơi dừng chân ấm áp, nơi trở về sau những ngày tha hương kiếm sống. Về quê ăn Tết từ lâu đã trở thành một nét văn hóa của người dân Trung Quốc, nhưng nhiều năm nay, đường về quê ngày càng trở nên gian nan và xa ngái…
Hàng năm, vào dịp Tết Nguyên đán, khoảng 230 triệu lao động Trung Quốc từ các thành phố, khu công nghiệp đổ về các miền quê ăn tết và tuyệt đại đa số đều đi tàu hỏa. Để mua được vé tàu là chuyện không hề đơn giản, có người phải xếp hàng chầu trực hai ba ngày, hoặc ngủ luôn tại nhà ga. Cái Tết vừa qua cũng vậy.
Gian nan mua vé tàu thường
Ngay bên dưới cửa bán vé nhà ga Bắc Kinh Tây, Tiểu Tỉnh đang nằm ngủ trên một mảnh chăn nhỏ cô mang từ nhà đi. Cô mặc một chiếc áo lông màu tím sáng, đội sùm sụp trên đầu một chiếc mũ len hai màu đỏ trắng, nhưng môi cô vẫn có vẻ nhợt nhạt.
“Tôi đã đến đây trước một ngày, nên giờ xếp đầu hàng”, Tiểu Tỉnh nói. Cô muốn mua một tấm vé đi Nại Hà, tỉnh Hắc Long Giang ngày 30/1. 9 giờ sáng ngày 26, nhà ga bắt đầu bán vé, nhưng cô đã tới xếp hàng từ ngày 25, để được đứng đầu cả một “hàng dài dằng dặc” những người chờ mua vé.
Quê nhà của Tiểu Tỉnh là một thôn nhỏ ở Nại Hà, tỉnh Hắc Long Giang. Năm nay, cô 28 tuổi. Tiểu Tỉnh đã đến Bắc Kinh được 7, 8 năm nay và hiện bán điện thoại cho một công ty tư nhân, thu nhập mỗi tháng khoảng 3.000 Nhân dân tệ. Chồng cô, anh Vương Xuyên, là người cùng quê, bán quảng cáo cho Baidu.
Năm 2005, sau khi sinh con, hai vợ chồng cô về quê nghỉ một thời gian, nhưng vì thu nhập kém nên lại quay lại Bắc Kinh để kiếm sống. Hai năm nay, Tiểu Tỉnh chưa về nhà lần nào. Năm nay, cô gom góp một chút tiền, dự định mua ít quà tết về quê thăm người thân. “Bình thường không có thời gian, cũng không đi được”, cô nói.
Tết Nguyên đán năm 2011 ở Trung Quốc bắt đầu từ ngày 19/1. Trong suốt 40 ngày sau đó, cả đất nước Trung Quốc, trong đó có khoảng 150 triệu nông dân ra thành phố kiếm tiền như Tiểu Tỉnh, muốn về quê, nhiều hơn 3 lần tổng số người từ châu Âu di dân sang Mỹ trong 100 năm.
Các nhà ga xe lửa trong thời gian này luôn là nơi tập trung đông người nhất. Con đường đối diện nhà ga Bắc Kinh Tây, cả một đoàn người bán xúc xích, bánh nướng, quẩy rán. Một người bán hàng cho hay, kinh doanh dịp này đắt hàng gấp 3 lần so với bình thường. Ở một góc khác, một phụ nữ trung niên đang bán ghế. Tết nào, bà cũng ra đây bán ghế, mỗi ngày trong dịp cao điểm này, bà có thể bán được 200 chiếc.
Ở phía nam trước cửa nhà ga, những người chờ về quê đứng có, ngồi có, thậm chí là nằm. Một người vô gia cư tỏ ra tức giận vì bị đám đông chiếm mất chỗ ngủ, “nhưng mà thu nhập mùa Tết lại gấp đôi bình thường, vỏ chai vỏ lon cũng tha hồ nhặt”.
Một cặp chị em từ Cam Túc đã có mặt ngày thứ 3 trong đoàn quân chờ mua vé. Người em trai tên Diêu Phong làm công nhân sơn tại Bắc Kinh, còn người chị gái Diêu Lan nấu bếp trong căng tin công ty. Thu nhập của họ mỗi tháng khoảng 4.500 Nhân dân tệ.
Tháng 10 năm ngoái, Phong mới lên chức bố, nhưng anh lại chưa từng thấy mặt con, chỉ có một tấm ảnh trong máy điện thoại do vợ ở quê gửi cho. Anh muốn chóng về quê để đặt tên cho con, đó cũng là động lực chính để anh cố chờ mua vé.
Từ Bắc Kinh về quê Phong, đi tàu hết hơn 30 tiếng. Ngoài xe lửa, anh còn phải chuyển ôtô vài lần. Có rất nhiều con phe đã gạ gẫm Phong. Có kẻ còn bảo, chỉ cần tới một khách sạn phía nam nhà ga, bỏ ra 200 Nhân dân tệ ngủ một đêm, rồi thêm 100 Nhân dân tệ phí giữ chỗ, thì có thể mua được vé tàu đi bất cứ đâu. Diêu Phong không tin, anh sợ bị lừa, nhưng quan trọng nhất là “thêm những 300 Nhân dân tệ thì quá đắt, không chịu nổi”.
Lý Phong quê ở Giang Tây đã xếp hàng suốt một ngày, nhưng đúng lúc anh chuẩn bị bỏ cuộc, thì mua được một tấm vé. Phong làm công nhân hàn cho một xưởng thép, thu nhập mỗi tháng khoảng 3.000 Nhân dân tệ. Đây là lần đầu tiên, anh tới Bắc Kinh kiếm sống, hơn một năm nay, anh chưa về nhà lần nào. Lần này, trước khi về quê, anh đã bỏ hơn 300 Nhân dân tệ để mua quà, còn “xả láng” bỏ tiền đi tàu điện ngầm tới Thiên An Môn, chụp một bức ảnh hết 10 Nhân dân tệ để mang về cho con gái và kể chuyện Bắc Kinh cho cô bé.
Nhưng không phải ai cũng may mắn mua được vé như Lý Phong. Tiểu Tỉnh cho biết, nếu không xếp được hàng, cô sẽ mua vé giá cao, nhưng cao nhất thì cũng chỉ thêm được 100 Nhân dân tệ là cùng. Nếu không thì chờ đầu năm về vậy.
Một số người khác chấp nhận mua vé xe khách đường dài hoặc rủ nhau thuê xe về quê, nhưng nỗi lo tai nạn giao thông cứ canh cánh, nếu lỡ chẳng may có chuyện gì, khéo mất cả mạng.
Hôm 21/1, một chiếc xe khách từ Quảng Đông tới Quý Châu đã bị lật trên tuyến cao tốc Quý Dương-Hoàn Thành, làm 7 người chết, 25 người khác bị thương. Khách trên xe phần lớn là người Quý Châu tới Quảng Đông làm thuê. Năm nào cũng có đầy những thảm kịch như vậy.
Trong lúc những người như Tiểu Tỉnh chờ suốt đêm để mua vé, Phó bí thư đảng ủy nhà ga Bắc Kinh Tây, anh Tống Kiến Quốc, cũng bận rộn suốt mấy ngày nay. Đứng trong phòng chờ, anh cầm chặt cái loa, thi thoảng lại gào lên “tách ra, không tụ tập, cẩn thận hành lý”.
10 phút sau, về phòng làm việc, anh không ngừng uống nước, ngậm kẹo ho nhưng tiếng nói vẫn đùng đục. Từ tháng 11 năm ngoái, nhà ga Bắc Kinh Tây đã chuẩn bị cho dịp Tết, Kiến Quốc cũng giảm bớt lần về nhà. Còn những ngày này, thì anh ở hẳn cơ quan. “Tết đối với chúng tôi mà nói, cũng là một trận chiến”.
Ê hề vé tàu cao tốc
Trong lúc người dân đang vật nài để mua được một tấm vé tàu thường về quê, thì Trung Quốc còn có một lựa chọn khác. Đó là đi tàu cao tốc, tiện nghi và nhanh hơn. Thế nhưng giá vé lại đắt gấp ba lần vé tàu thường, và chính điều này làm dấy lên những lo ngại là chỉ có người nghèo là tầng lớp bị thiệt thòi nhiều nhất.
Giáo sư Triệu Kiến thuộc Viện Quản lý kinh tế, Đại học Giao thông Bắc Kinh, nhận định tàu cao tốc không phục vụ cho tầng lớp dân có thu nhập trung bình và thấp. Chỉ có người giàu hưởng lợi, cho phép họ có thêm một sự lựa chọn khác khi di chuyển. Ông nhấn mạnh, Trung Quốc xây dựng mạng lưới đường sắt là để thúc đẩy phát triển kinh tế chứ không phải để phục vụ một nhóm dân cư nào đó.
“Tại sao? Vì nó quá đắt. Chi phí xây dựng và vận hành quá cao. Tôi nghĩ người Trung Quốc không kham nổi giá vé. Hiện đường sắt cao tốc đang lỗ nặng”, ông Triệu nói với kênh truyền hình CNN. Theo tờ SCMP, nhiều tàu cao tốc đang vận hành ế chỏng chơ.
Mạng lưới tàu cao tốc Trung Quốc, rộng lớn nhất thế giới, đã phát triển nhanh chóng. Trong năm 2011, Trung Quốc dự tính đầu tư khoảng 106 tỷ USD. Tháng trước, Bộ trưởng Bộ quản lý đường sắt Lưu Chí Quân nói rằng, tổng số chiều dài tuyến đường tàu cao tốc của Trung Quốc có thể lên tới 13.000 km trong năm nay, tăng hơn 50% so với năm ngoái.
Thứ trưởng Bộ Quản lý đường sắt Trung Quốc, ông Vương Chí Quốc, hôm 30/1 cho biết gần 20% hành khách chọn dịch vụ tàu cao tốc trong mùa tết. Tuy nhiên, giới chuyên gia và truyền thông lo ngại người dân buộc phải mua vé tàu cao tốc khi không mua được vé thông thường.
Tân Hoa Xã dẫn lời ông Lưu Vệ Đông cho biết, sau khi chờ 5 giờ mà vẫn trắng tay, vợ chồng ông đành bóp bụng mua 3 vé tàu cao tốc từ Hàng Châu về Nam Xương. Giá vé tàu cao tốc hạng hai cho tuyến này lên tới 199 Nhân dân tệ, trong khi vé thường chỉ có 76 Nhân dân tệ. Chuyến về quê lần này khiến ông mất 400 Nhân dân tệ cho hai vợ chồng.
“Đi tàu cao tốc sẽ rút ngắn nhiều giờ, nhưng tôi thà đứng 40 giờ trên tàu thường. Đối với chúng tôi, 400 Nhân dân tệ là số tiền rất lớn”, ông Lưu than. “Bình thường ra, với số tiền này, anh có thể mua được rất nhiều thứ để ăn Tết”.
Ông cho biết nhiều đồng hương không mua được vé tàu thường và cũng không trả nổi cho vé tàu cao tốc nên đành bỏ ý định về quê ăn tết. “Tàu cao tốc dành cho người giàu, chẳng liên quan gì đến chúng tôi”, ông Lưu nhận định.
Hiện nay, cụm từ "bei gao tie", tức "bị đi tàu cao tốc", đang rất thịnh hành trong dân cư mạng, để mỉa mai tình cảnh buộc phải mua vé tàu đắt vì không mua nổi vé tàu thường. Họ phàn nàn chính phủ chỉ chú trọng phát triển tàu cao tốc, giá vé quá cao so với mức lương người lao động.
Tờ Canadian Press trích dẫn lời Giáo sư Patrick Chovanec, thuộc Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh, cho rằng sự ùn tắc hành khách và nạn khan hiếm vé tàu thường cho thấy, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã tính toán sai lầm.
Đối với người lao động có thu nhập thấp thì tiền bạc quan trọng hơn thời gian. Trong khi giới lãnh đạo thì luôn bị ám ảnh bởi việc phải tạo dựng được hình ảnh về đất nước Trung Hoa hiện đại ở trong và ngoài nước và không tính toán đầy đủ xem công nghệ mới này có phù hợp với hoàn cảnh của đất nước hay không.
Ông Lưu, một nhà nghiên cứu tại Đại học Nam Khai ở Thiên Tân, cho rằng so với xe buýt, máy bay, và tàu hỏa thông thường, tàu cao tốc ít thu hút khách và giá vé vượt quá tầm tay của lao động nhập cư và sinh viên.
“Cho đến nay, hệ thống đường tàu cao tốc không cho thấy dấu hiệu góp phần giảm áp lực lên mạng giao thông trong dịp Tết”, ông Lưu cho hay. Việc xây dựng các đường cao tốc mới và đưa tàu vào sử dụng sẽ gây lãng phí rất lớn về tiền bạc và nguồn lực vì ngay cả trong dịp Tết chúng còn không được sử dụng hết công suất.
Tuy nhiên, theo ông Gerald Ollivier, chuyên gia về cơ sở hạ tầng làm việc cho Ngân hàng Thế giới tại Trung Quốc thì nhờ có tàu cao tốc, một bộ phận dân chúng sẽ sử dụng phương tiện này, qua đó, bớt đi lượng khách ở tàu bình thường. Nói một cách khác, tàu cao tốc chủ yếu làm tăng thêm khả năng lựa chọn phương tiện vận tải cho người dân.
Để đánh giá sự cần thiết của tàu cao tốc, thì nên xem xét số lượng hành khách vào các dịp cao điểm như lễ hội, Tết Nguyên đán. Nếu đông khách thì có nghĩa là dự án đã đáp ứng được nhu cầu vận tải.