Nỗi lo về Trump đẩy đồng USD trượt dốc
Sau một khoảng thời gian tăng giá mạnh hậu bầu cử Mỹ vào cuối năm ngoái, đồng USD đã rớt giá trở lại từ đầu tháng này
Đồng USD đã rớt giá trong phiên giao dịch ngày thứ Hai tại thị trường châu Á sau khi Tổng thống vừa nhậm chức của Mỹ, ông Donald Trump, công bố kế hoạch thực thi một chương trình nghị sự mang màu sắc chủ nghĩa bảo hộ.
Theo tin từ CNBC, ngày Chủ nhật, Trump tuyên bố có kế hoạch đàm phán lại Thỏa thuận Tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) với Mexico và Canada, thỏa thuận có hiệu lực từ đầu thập niên 1990. Ngoài ra, Trump nói ông sẽ rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận tự do mậu dịch gồm 12 nước thành viên trong đó có Việt Nam.
Trong phiên đầu tuần tại châu Á, đồng Yên Nhật tăng giá lên mức 113,42 Yên đổi 1 USD, từ mức hơn 115 Yên đổi 1 USD vào hôm thứ Sáu tuần trước. Đồng Bảng Anh cũng tăng giá so với USD, lên mức 1,2433 USD “ăn” 1 Bảng từ mức 1,2352 USD tương đương 1 Bảng vào đầu phiên.
Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm các đồng tiền chủ chốt khác có lúc giảm còn 100,29 điểm, từ mức 101,5 điểm hôm thứ Sáu.
Giới phân tích cho rằng chính những chủ trương chính sách của ông Trump là nguyên nhân khiến đồng bạc xanh trượt giá.
“Theo tôi, thương mại suy giảm sẽ gây bất lợi cho tỷ giá đồng USD trong dài hạn. Và tôi nghĩ chính sách biệt lập không phải là một điều tốt cho đồng USD”, ông Adam Reynolds, Giám đốc điều hành (CEO) khu vực châu Á-Thái Bình Dương của ngân hàng Saxo Bank, phát biểu với CNBC.
Tuy nhiên, ông Reynond cho rằng chừng nào Dollar Index giữ được mức trên 100 điểm thì đồng USD vẫn có khả năng tăng giá trỏ lại.
Một số chuyên gia khác cũng đổ lỗi cho lập trường chính sách thương mại của ông Trump gây ra sự mất giá của đồng USD.
“Những ý tưởng của ông Trump như tăng thuế quan, xây tường ngăn biên giới Mexico, gây chiến thương mại với Trung Quốc, làm thân với Nga… đều có ý nghĩa rất tiêu cực đối với đồng USD”, ông David Roche, Chủ tịch kiêm chiến lược gia toàn cầu của Independent Strategy, nhận xét.
Tuy nhiên, ông Roche cũng nhấn mạnh rằng tỷ giá đồng USD sẽ không diễn biến theo một chiều lên hoặc xuống.
“Nhiều chính sách của Trump như tăng chi tiêu công sẽ gây lạm phát, đồng nghĩa với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ phải tăng lãi suất, đẩy tỷ giá đồng USD tăng theo”, ông Roche nói.
Tuần trước, Chủ tịch FED, bà Janet Yellen nói việc giữ lãi suất ở mức thấp trong thời gian quá dài sẽ làm gia tăng lạm phát và buộc FED phải phản ứng bằng cách tăng nhanh lãi suất.
Sau một khoảng thời gian tăng giá mạnh hậu bầu cử Mỹ vào cuối năm ngoái, đồng USD đã rớt giá trở lại từ đầu tháng này.
Sau cuộc bầu cử, chỉ số Dollar Index đã có thời điểm tăng tới 6%, đạt mức cao nhất 14 năm, do các nhà đầu tư tin chính sách của chính quyền Trump sẽ thúc đẩy cả tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Mỹ. Tuy nhiên, do giảm trở lại, chỉ số hiện chỉ còn cao hơn chưa tới 3% so với thời điểm trước bầu cử.
Vào tuần trước, vài ngày trước khi nhậm chức, Trump bất ngờ nói rằng đồng USD đang quá mạnh và phát tín hiệu Mỹ sẽ sớm “khai tử” chính sách đã duy trì 2 thập kỷ về công khai ủng hộ đồng nội tệ mạnh. Phát biểu này của ông Trump được coi là một “gáo nước lại” dội vào các nhà đầu cơ giá lên đồng USD vốn đang rất đông đảo.
Theo tin từ CNBC, ngày Chủ nhật, Trump tuyên bố có kế hoạch đàm phán lại Thỏa thuận Tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) với Mexico và Canada, thỏa thuận có hiệu lực từ đầu thập niên 1990. Ngoài ra, Trump nói ông sẽ rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận tự do mậu dịch gồm 12 nước thành viên trong đó có Việt Nam.
Trong phiên đầu tuần tại châu Á, đồng Yên Nhật tăng giá lên mức 113,42 Yên đổi 1 USD, từ mức hơn 115 Yên đổi 1 USD vào hôm thứ Sáu tuần trước. Đồng Bảng Anh cũng tăng giá so với USD, lên mức 1,2433 USD “ăn” 1 Bảng từ mức 1,2352 USD tương đương 1 Bảng vào đầu phiên.
Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm các đồng tiền chủ chốt khác có lúc giảm còn 100,29 điểm, từ mức 101,5 điểm hôm thứ Sáu.
Giới phân tích cho rằng chính những chủ trương chính sách của ông Trump là nguyên nhân khiến đồng bạc xanh trượt giá.
“Theo tôi, thương mại suy giảm sẽ gây bất lợi cho tỷ giá đồng USD trong dài hạn. Và tôi nghĩ chính sách biệt lập không phải là một điều tốt cho đồng USD”, ông Adam Reynolds, Giám đốc điều hành (CEO) khu vực châu Á-Thái Bình Dương của ngân hàng Saxo Bank, phát biểu với CNBC.
Tuy nhiên, ông Reynond cho rằng chừng nào Dollar Index giữ được mức trên 100 điểm thì đồng USD vẫn có khả năng tăng giá trỏ lại.
Một số chuyên gia khác cũng đổ lỗi cho lập trường chính sách thương mại của ông Trump gây ra sự mất giá của đồng USD.
“Những ý tưởng của ông Trump như tăng thuế quan, xây tường ngăn biên giới Mexico, gây chiến thương mại với Trung Quốc, làm thân với Nga… đều có ý nghĩa rất tiêu cực đối với đồng USD”, ông David Roche, Chủ tịch kiêm chiến lược gia toàn cầu của Independent Strategy, nhận xét.
Tuy nhiên, ông Roche cũng nhấn mạnh rằng tỷ giá đồng USD sẽ không diễn biến theo một chiều lên hoặc xuống.
“Nhiều chính sách của Trump như tăng chi tiêu công sẽ gây lạm phát, đồng nghĩa với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ phải tăng lãi suất, đẩy tỷ giá đồng USD tăng theo”, ông Roche nói.
Tuần trước, Chủ tịch FED, bà Janet Yellen nói việc giữ lãi suất ở mức thấp trong thời gian quá dài sẽ làm gia tăng lạm phát và buộc FED phải phản ứng bằng cách tăng nhanh lãi suất.
Sau một khoảng thời gian tăng giá mạnh hậu bầu cử Mỹ vào cuối năm ngoái, đồng USD đã rớt giá trở lại từ đầu tháng này.
Sau cuộc bầu cử, chỉ số Dollar Index đã có thời điểm tăng tới 6%, đạt mức cao nhất 14 năm, do các nhà đầu tư tin chính sách của chính quyền Trump sẽ thúc đẩy cả tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Mỹ. Tuy nhiên, do giảm trở lại, chỉ số hiện chỉ còn cao hơn chưa tới 3% so với thời điểm trước bầu cử.
Vào tuần trước, vài ngày trước khi nhậm chức, Trump bất ngờ nói rằng đồng USD đang quá mạnh và phát tín hiệu Mỹ sẽ sớm “khai tử” chính sách đã duy trì 2 thập kỷ về công khai ủng hộ đồng nội tệ mạnh. Phát biểu này của ông Trump được coi là một “gáo nước lại” dội vào các nhà đầu cơ giá lên đồng USD vốn đang rất đông đảo.