“Nóng bỏng” kho chứa gạo
Để không phải bán gạo với giá thấp, vấn đề nóng bỏng hiện tại chính là kho chứa
Bước vào đầu tháng 3, đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch 500.000 ha/1.600.000 ha lúa đông xuân, nhiều nơi có năng suất bình quân cao nhất từ trước đến nay nhưng giá lúa đột ngột giảm mạnh.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) yêu cầu các doanh nghiệp tăng cường mua tạm trữ để bán khi có giá cao nhất. Việc sản xuất lúa gạo thời gian tới nên diễn tiến ra sao? Nhận định của các nhà điều hành là nhu cầu lúa gạo thế giới vẫn tăng cao nhưng giá giá giảm mạnh là do lũng đoạn của các nhà đầu cơ thế giới. Có thật như vậy không?
Thị trường gạo thế giới có đặc điểm là biến động thất thường, đầy rủi ro vì mang các yếu tố bất ổn và không chắc chắn. Thương mại xuất nhập khẩu gạo năm 2001 chỉ chiếm 4,6% tổng sản lượng, đến 2008 tăng lên 6,83% và 2009 giảm còn 6,33%. Con số này tuỳ thuộc vào việc được hay mất mùa ở các nước sản xuất. Nhưng chu kỳ một vụ lúa chỉ có 3 tháng nên với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, việc được và mất có thể được điều chỉnh.
Chính sách kiểm soát xuất nhập khẩu của các chính phủ góp phần quyết định rất lớn đến diễn biến thị trường. Ấn Độ vốn là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới nhưng do ảnh hưởng của thời tiết và diễn biến xã hội nên từ 2008 đã không còn xuất khẩu được. Ở khối ASEAN thì Indonesia là nước dẫn đầu lượng nhập khẩu nhưng từ 2007 đã tổ chức sản xuất được mùa nên rút khỏi danh sách.
Giữa lúc giá gạo thế giới đang tăng cao hơn 40% so với đầu 2009 thì ngày 18/2/2010 Thái Lan cho đấu thầu mở kho tung ra thêm 1,5 triệu tấn để đưa lượng gạo dự kiến cho xuất cả năm lên 10 triệu tấn, cao hơn 2009 1,5 triệu tấn. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam từ chỗ đạt 500 USD/tấn đến nay xuống chỉ còn 420-430 USD/tấn, gạo loại 25% tấm từ 410-415 USD/tấn hạ chỉ còn 360-380 USD/tấn mà vẫn ít người mua.
Lúa đông xuân sớm từ chỗ hơn 5.000 đồng/kg tụt xuống chỉ còn 4.200 đồng/kg, thậm chí lúa IR 50404 tại vùng sâu có nơi chỉ còn 3.600 đồng/kg. Trong 2 tháng đầu năm cả nước xuất khẩu được 704.000 tấn, cả quý 1 dự kiến giao được 1,15-1,2 triệu tấn (hợp đồng đã ký trong 6 tháng khoảng 2,4 triệu tấn). So với quý 1/2009, lượng xuất khẩu thấp hơn khoảng 400.000 tấn nhưng nếu so với 2008 (năm gạo xuất khẩu đạt giá cao nhất) thì vẫn cao hơn từ 100.000-200.000 tấn.
Diễn biến giá cả trên thị trường xuất khẩu nhiều năm cho thấy giá gạo đạt đỉnh vào tháng 4-5 (năm 2008 có lúc đạt 1.000 USD/tấn), tụt trở lại và bình ổn với mức vừa trong quý 3 rồi khá lại trong tháng cuối năm. Giá gạo xuất khẩu tháng 1-2 vẫn thường thấp hơn tháng 10-12.
Điều đáng tiếc là trong năm 2009 Việt Nam đã ký hợp đồng xuất đến 6,4 triệu tấn nhưng cuối cùng vẫn chỉ giao khoảng 6,006 triệu tấn. Theo VFA, lượng gạo tồn kho từ 2009 chuyển qua 2010 là 1,45 triệu tấn. Vụ đông xuân được mùa, sản lượng cầm chắc hơn 10 triệu tấn lúa. Nếu chỉ dành để xuất khẩu 3 triệu tấn gạo, cộng thêm các lượng gạo dành xuất khẩu: vụ hè thu 2 triệu tấn, thu đông 400.000 tấn thì lượng gạo xuất khẩu cả năm 2010 có khả năng đạt tới gần 7 triệu tấn.
Để không phải bán gạo với giá thấp, vấn đề nóng bỏng của ngành lúa gạo Việt Nam hiện tại chính là kho chứa.
Hệ thống kho lúa gạo của Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2) đến nay chỉ có khả năng tạm trữ 865.000 tấn. Kho lúa của các Hợp tác xã, các hộ dân tự cất giữ xem như không đáng kể (chỉ vài trăm ngàn tấn).
Theo đề án xây dựng hệ thống kho lúa gạo tại vùng đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra tháng 11/2009 thì đến hết 2011 toàn vùng phải có sức chứa đến 4 triệu tấn.
Ngày 9/1 tại tỉnh Trà Vinh, Vinafood 2 đã khởi công xây dựng hệ thống kho-chế biến 70.000 tấn gạo, đến hết quý 2 mới hoàn thành. Tại chợ lúa gạo trên bến dưới thuyền thuộc huyện Thốt Nốt của Cần Thơ, Vinafood 2 đã đầu tư 600 tỷ đồng xây dựng một chợ đầu mối lúa gạo có sức chứa 200.000 tấn. Công trình này đang chuẩn bị hoàn thành; một số tỉnh cũng đã tự lực xây dựng thêm kho chứa.
Để thúc đẩy mọi thành phần kinh tế đầu tư kho dự trữ, Bộ Tài chính có văn bản cho biết Nhà nước sẽ hỗ trợ 20% kinh phí giải phóng mặt bằng, 30% kinh phí hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật bảo quản kho chứa, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 3 năm đầu và giảm 50% trong 2 năm tiếp. Hệ thống kho chứa dự trữ nếu lên đến 4 triệu tấn sẽ phải đầu tư 7.620 tỷ đồng.
Cục Trồng trọt khu vực phía Nam cho biết, 450.000 ha được thu hoạch đến cuối tháng 2 là lúa đông xuân sớm. Ngành nông nghiệp không khuyến khích thời điểm gieo sạ lúa đông xuân sớm này vì đây là cầu nối gieo truyền dịch rầy nâu (hiện tại rầy nâu bùng phát từ Campuchia cũng đang xâm nhập tràn đầy các đồng lúa vùng biên giới). Thời điểm thu hoạch trong tháng 2 chỉ bán được với giá thấp.
Cây lúa nhiều vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể trồng, thu hoạch quanh năm. Do vậy bên cạnh hệ thống kho chứa sẽ được xây dựng, các địa phương cần tính toán, cân đối lại mùa vụ để có các kho chứa trên đồng, thu hoạch xong, tạm trữ ngắn hạn là bán được với giá cao nhất.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) yêu cầu các doanh nghiệp tăng cường mua tạm trữ để bán khi có giá cao nhất. Việc sản xuất lúa gạo thời gian tới nên diễn tiến ra sao? Nhận định của các nhà điều hành là nhu cầu lúa gạo thế giới vẫn tăng cao nhưng giá giá giảm mạnh là do lũng đoạn của các nhà đầu cơ thế giới. Có thật như vậy không?
Thị trường gạo thế giới có đặc điểm là biến động thất thường, đầy rủi ro vì mang các yếu tố bất ổn và không chắc chắn. Thương mại xuất nhập khẩu gạo năm 2001 chỉ chiếm 4,6% tổng sản lượng, đến 2008 tăng lên 6,83% và 2009 giảm còn 6,33%. Con số này tuỳ thuộc vào việc được hay mất mùa ở các nước sản xuất. Nhưng chu kỳ một vụ lúa chỉ có 3 tháng nên với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, việc được và mất có thể được điều chỉnh.
Chính sách kiểm soát xuất nhập khẩu của các chính phủ góp phần quyết định rất lớn đến diễn biến thị trường. Ấn Độ vốn là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới nhưng do ảnh hưởng của thời tiết và diễn biến xã hội nên từ 2008 đã không còn xuất khẩu được. Ở khối ASEAN thì Indonesia là nước dẫn đầu lượng nhập khẩu nhưng từ 2007 đã tổ chức sản xuất được mùa nên rút khỏi danh sách.
Giữa lúc giá gạo thế giới đang tăng cao hơn 40% so với đầu 2009 thì ngày 18/2/2010 Thái Lan cho đấu thầu mở kho tung ra thêm 1,5 triệu tấn để đưa lượng gạo dự kiến cho xuất cả năm lên 10 triệu tấn, cao hơn 2009 1,5 triệu tấn. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam từ chỗ đạt 500 USD/tấn đến nay xuống chỉ còn 420-430 USD/tấn, gạo loại 25% tấm từ 410-415 USD/tấn hạ chỉ còn 360-380 USD/tấn mà vẫn ít người mua.
Lúa đông xuân sớm từ chỗ hơn 5.000 đồng/kg tụt xuống chỉ còn 4.200 đồng/kg, thậm chí lúa IR 50404 tại vùng sâu có nơi chỉ còn 3.600 đồng/kg. Trong 2 tháng đầu năm cả nước xuất khẩu được 704.000 tấn, cả quý 1 dự kiến giao được 1,15-1,2 triệu tấn (hợp đồng đã ký trong 6 tháng khoảng 2,4 triệu tấn). So với quý 1/2009, lượng xuất khẩu thấp hơn khoảng 400.000 tấn nhưng nếu so với 2008 (năm gạo xuất khẩu đạt giá cao nhất) thì vẫn cao hơn từ 100.000-200.000 tấn.
Diễn biến giá cả trên thị trường xuất khẩu nhiều năm cho thấy giá gạo đạt đỉnh vào tháng 4-5 (năm 2008 có lúc đạt 1.000 USD/tấn), tụt trở lại và bình ổn với mức vừa trong quý 3 rồi khá lại trong tháng cuối năm. Giá gạo xuất khẩu tháng 1-2 vẫn thường thấp hơn tháng 10-12.
Điều đáng tiếc là trong năm 2009 Việt Nam đã ký hợp đồng xuất đến 6,4 triệu tấn nhưng cuối cùng vẫn chỉ giao khoảng 6,006 triệu tấn. Theo VFA, lượng gạo tồn kho từ 2009 chuyển qua 2010 là 1,45 triệu tấn. Vụ đông xuân được mùa, sản lượng cầm chắc hơn 10 triệu tấn lúa. Nếu chỉ dành để xuất khẩu 3 triệu tấn gạo, cộng thêm các lượng gạo dành xuất khẩu: vụ hè thu 2 triệu tấn, thu đông 400.000 tấn thì lượng gạo xuất khẩu cả năm 2010 có khả năng đạt tới gần 7 triệu tấn.
Để không phải bán gạo với giá thấp, vấn đề nóng bỏng của ngành lúa gạo Việt Nam hiện tại chính là kho chứa.
Hệ thống kho lúa gạo của Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2) đến nay chỉ có khả năng tạm trữ 865.000 tấn. Kho lúa của các Hợp tác xã, các hộ dân tự cất giữ xem như không đáng kể (chỉ vài trăm ngàn tấn).
Theo đề án xây dựng hệ thống kho lúa gạo tại vùng đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra tháng 11/2009 thì đến hết 2011 toàn vùng phải có sức chứa đến 4 triệu tấn.
Ngày 9/1 tại tỉnh Trà Vinh, Vinafood 2 đã khởi công xây dựng hệ thống kho-chế biến 70.000 tấn gạo, đến hết quý 2 mới hoàn thành. Tại chợ lúa gạo trên bến dưới thuyền thuộc huyện Thốt Nốt của Cần Thơ, Vinafood 2 đã đầu tư 600 tỷ đồng xây dựng một chợ đầu mối lúa gạo có sức chứa 200.000 tấn. Công trình này đang chuẩn bị hoàn thành; một số tỉnh cũng đã tự lực xây dựng thêm kho chứa.
Để thúc đẩy mọi thành phần kinh tế đầu tư kho dự trữ, Bộ Tài chính có văn bản cho biết Nhà nước sẽ hỗ trợ 20% kinh phí giải phóng mặt bằng, 30% kinh phí hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật bảo quản kho chứa, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 3 năm đầu và giảm 50% trong 2 năm tiếp. Hệ thống kho chứa dự trữ nếu lên đến 4 triệu tấn sẽ phải đầu tư 7.620 tỷ đồng.
Cục Trồng trọt khu vực phía Nam cho biết, 450.000 ha được thu hoạch đến cuối tháng 2 là lúa đông xuân sớm. Ngành nông nghiệp không khuyến khích thời điểm gieo sạ lúa đông xuân sớm này vì đây là cầu nối gieo truyền dịch rầy nâu (hiện tại rầy nâu bùng phát từ Campuchia cũng đang xâm nhập tràn đầy các đồng lúa vùng biên giới). Thời điểm thu hoạch trong tháng 2 chỉ bán được với giá thấp.
Cây lúa nhiều vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể trồng, thu hoạch quanh năm. Do vậy bên cạnh hệ thống kho chứa sẽ được xây dựng, các địa phương cần tính toán, cân đối lại mùa vụ để có các kho chứa trên đồng, thu hoạch xong, tạm trữ ngắn hạn là bán được với giá cao nhất.